Mình thấy đại đa số tâm thức nhiều người vẫn còn vướng vào tư duy nhị nguyên, tức là họ vẫn còn quan trọng phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác, trắng - đen,.... Hay ta có hai hình ảnh biểu tượng lớn cho việc đó là Phật và Ma mọi cuộc đấu tranh diễn ra vì trong tâm thức mỗi người tự chia phe nhưng bản chất tất cả chúng đều là một.
Trong cuộc sống muốn đến tiến sự vô ngã thật ra có hai con đường đi. Một là con đường đi của Đức Phật, buông bỏ triệt để hẳn cái tôi để bao dung tất cả khổ đau trong quá trình tu hành. Con đường nhiều người đề cập, ca ngợi nhưng đồng thời cũng có một con đường khác hoàn toàn trái ngược ấy là con đường đi của Ma Vương (Atula) bám chấp cái tôi, tàn sát hết tất cả khổ đau trong quá trình tu hành. Một bên chọn trở thành mặt trời - đỉnh cao chói lọi, một bên chọn trở thành hố đen - vực tối sâu thẳm. Dù phương thức tu tập khác nhau, nhưng đều có chung phải trải qua khổ đau tột cùng mà người thường không thể thấu, đích đến đó là mang đến sự bình an.
Phật thì mình không nói nữa, bài này mình phân tích chủ yếu sự bình an do biểu tượng Ma Vương mang lại trong đời sống thực. Ví dụ đầu tiên là bom nguyên tử, mục đích ban đầu của việc chế tạo ra bom nguyên tử để tàn sát, phá hủy tất cả kẻ địch cụ thể Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện sau 2 trái bom, cả thế giới chấn động khiếp sợ, thức tỉnh trước sự việc đó, nhờ vậy mà không chiến tranh nữa, do đó nền hòa bình thực sự hiện nay ta có được nhờ có bom nguyên tử. Ví dụ thứ 2: Hitler đã đưa một nước Đức thất bại thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất trở thành bá chủ ở chiến tranh thế giới thứ 2, ông ta có thể sai với tất cả người trên thế giới nhưng trong lòng người Đức ông ta là một chiến thần vĩ đại nhất trong lịch sử Đức, mang đến tự do cho nước Đức. Ví dụ thứ 3: Những đứa trẻ nào có thể tồn tại, sống trải qua tuổi thơ như địa ngục, đầy khổ đau và tăm tối, dường như lúc đi ra ngoài đời chẳng có gì có thể ngăn cản được bước tiến của nó.
Còn một ví dụ hiện thực mọi người hay gặp. Đôi lúc có một vài vụ thảm sát hàng loạt gây rúng động dư luận liên quan đến sự bắt nạt, mà người sát nhân đó được miêu tả là người rất hiền, luôn chịu nhẫn nhịn, chịu nhục, luôn cười tươi vui vẻ, có nét đẹp như thiên thần. Thậm chí thủ phạm lúc bị bắt sắc mặt bình tĩnh, chả run sợ trước cái chết, tức là họ cảm thấy sự an trong nội tâm. Như vậy trước đó họ đã từng chọn đi theo con đường của Phật nhưng họ chẳng tìm thấy được sự bình an thực sự trong nội tâm bởi bản ngã của những kẻ bị giết. Sau đó họ chọn bước tiếp con đường trở thành Atula đi đến giải thoát trong sự bình an ở tâm thức. Bởi những người nào mà cực hiền, luôn cười, nhẫn nhịn đừng ép họ tàn nhẫn, khi họ đã quyết định tàn nhẫn thì sự khổ đau người khác mang tới cho họ chỉ là một hạt cát.
Nhất niệm thành phật, nhất niệm thành ma.
Nhất niệm thành phật, nhất niệm thành ma.
Như vậy dù đi con đường nào đi chăng nữa, người nào muốn mang đến sự bình an đến cho người khác thì bản thân phải chấp nhận được sự cô độc tột cùng. Đức Phật tự bản thân tìm đến sự cô độc không chịu sự tác động của niềm tin yêu người xung quanh, còn Ma Vương bản thân bị cô độc thoát khỏi sự chèn ép của sự ganh ghét của kẻ thù. Trong cuộc sống, trước khi ta giúp một ai đó thoát nghiệp của họ, ta phải chấp nhận khổ đau người đó mang lại nếu không tư duy như vậy sẽ tự bản thân dằn vặt, bởi trong nhân gian có câu:"Làm ơn mắc oán". Đồng thời có những người muốn họ thức tỉnh, trở nên tốt hơn mà giải thích họ theo tư duy của Đức Phật hoàn toàn vô ích, chưa kể bản thân ta bị tổn thương do chính bản ngã họ gây ra, những người này muốn giúp họ phải cho cảm nhận sự tàn khốc của Ma Vương (Atula) thì họ mới bừng tỉnh. Tùy vào mỗi vấn đề, dù ta chọn đi con đường đi nữa thì cũng phải dựa trên nền tảng trí tuệ, hiểu thấu đạo thấy được quả, phải giữ được lí trí trong quá trình thực hành, khi đánh mất lí trí đồng nghĩa kết quả cuối cùng bi kịch dù chọn đi thế nào chăng nữa.
Đó là lí do trong gia đình, muốn dạy con trẻ nên người tùy theo nghiệp của đứa trẻ đó mà ba mẹ vừa phải đóng vai hiền, vừa phải đóng vai ác. Quan điểm của Phật Pháp, đứa trẻ mới được sinh ra không phải hoàn toàn trong sáng đâu, mà còn chịu nghiệp tác động từ tiền kiếp, đại khái có thể hiểu đơn giản như là những dữ liệu còn sót lại trong chiếc thoại cũ mà bạn mua. Việc một đứa con hư hỏng cốt lõi là do ba mẹ không thể hiểu thấu được nghiệp của nó. Tự nhiên mình nhớ đến bộ phim Saw - Lưỡi Cưa (tâm lí - kinh dị), đại khái liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội, nội dung cốt lõi là cho con người tìm lại mục đích sống thực sự bằng việc đặt họ vào ranh giới giữa sự sống và cái chết, những người nào sống sót vượt qua thử thách đó sẽ cảm thấy yêu cuộc sống này hơn trở thành một phiên bản khác tái sinh.
Mình đọc bình luận thấy có bạn chưa hiểu rõ về tính Không trong Phật Pháp lắm, bạn ấy nhận thức bằng sự cảm tính trên khía cạnh huyền học. Thời gian rảnh mình sẽ viết về ý nghĩa khái niệm đó liên quan cuộc sống hơn. Mọi người nếu yêu thích tư duy của mình, nhớ ủng hộ bằng cách nhấn theo dõi mình nha. Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài mình.
Saw - Nhân vật mang biểu tượng của Ma Vương.
Saw - Nhân vật mang biểu tượng của Ma Vương.