(Ảnh bộ trưởng tài chính Mỹ, bà Janet Yellen)

Hoa Kỳ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ ?

Nợ công hay nợ quốc gia, nợ chính phủ là khoản nợ mà từ trung ương tới địa phương vay từ bên ngoài để bù đắp cho sự thâm hụt ngân sách lũy kế* mà thuế, ngân sách không chi trả được. Đó có thể là các dự án để phát triển nền kinh tế hay cho một chiến dịch tạo tầm ảnh hưởng nào đó.
Và Hoa Kỳ đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.
Từ khi được sinh ra tới nay chúng ta đã luôn nghĩ siêu cường quốc toàn cầu này không bao giờ có thể bị lay chuyển, nhưng cái gì rồi cũng sẽ phải tới. Dịch bệnh Corona Virus 19 đã vả vào mặt Hoa Kỳ một cú tát mạnh tới nỗi Trump rớt đài, kéo theo đó là nửa triệu người tử vong cùng một món nợ tăng đột biến để chi trả cho các khoản mà chính phủ Mỹ có lẽ sẽ chẳng bao giờ ngờ tới nếu đang ở năm 2019.
Những ngày gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc Hoa Kỳ có khả năng phải đóng cửa chính phủ để giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ, tức là ngừng cung cấp những dịch vụ không thiết yếu, tương đương với sự kiện hàng nghìn công chức mất việc và vô số dịch vụ công bị trì trệ, tạo nên một thách thức rất lớn cho cuộc chiến với dịch bệnh Covid 19 vẫn đang hoành hành mãnh liệt tại Hoa Kỳ.

Thật may mắn ?

Điều này đã được giải quyết khi Tổng Thống đương nhiệm Joe Biden ký “Dự Luật Chi Tiêu Khẩn Cấp”** nhằm tăng mức trần nợ công, tức là vay thêm tiền của các chủ nợ nước ngoài để duy trì hoạt động của chính phủ. Nếu cho tới mùng 3 tháng 12 trong năm nay chính phủ Mỹ vẫn chưa có kế sách mới để giải quyết khoản nợ... thì sẽ vỡ nợ, nước Mỹ hết sạch tiền. Vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, khiến hàng triệu con người mất việc làm, bán tháo thị trường chứng khoán và tạo nên một cuộc đại suy thoái kinh tế của Mỹ. Có thuyết âm mưu cho rằng, một khi đầu tàu kinh tế thế giới đón nhận suy thoái thì sẽ tỉ lệ thuận với kinh tế toàn thế giới suy thoái, khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang diễn ra ngay trước mắt. Điều này có thể vừa khác, và cũng vừa giống vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Châu Âu, và sau đó là cả thế giới.
Pháo đài bất khả xâm phạm đang lung lay.
*Là số liệu tích lại qua từng kỳ, ở đây có nghĩa là số lượng ngân sách thâm hụt qua từng kỳ.
*Là “giải pháp duy trì” mà đảng Dân Chủ khởi xướng và đã được: “Thượng viện phê chuẩn dự luật với 65 phiếu thuận và 35 phiếu chống. Tất cả 50 thượng nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu thuận, và 15 nghị sỹ Cộng hoà ủng hộ dự luật này.
Tại Hạ viện, dự luật được phê chuẩn với 254 phiếu thuận và 175 phiếu chống. Tất cả các hạ nghị sỹ Dân chủ và 34 hạ nghị sỹ Cộng hoà bỏ phiếu thuận.” – Dẫn từ vneconomy.
Nghiên cứu sâu hơn thì sẽ liên quan tới vấn đề chính trị giữa hai đảng, không nên được đề cập.