Nợ nần , Scandal Sena và sẽ như thế nào nếu Sena sống ở Mỹ ?
Trước tiên xin giới thiệu sơ qua Sena là một cựu tuyển thủ eSport môn LOL và hiện là một streamer tương đối nổi tiếng . Tuy nhiên do...
Trước tiên xin giới thiệu sơ qua Sena là một cựu tuyển thủ eSport môn LOL và hiện là một streamer tương đối nổi tiếng . Tuy nhiên do máu me cờ bạc nên đã gầy nên một món nợ kha khá và gây ra tương đối nhiều drama với những người thân quen. (lấy tiền người yêu các kiểu bla bla ...).
Sena là một trường hợp thất bại tài chính rất điển hình của một người Việt Nam . Ở đây tôi xin không nói tới lý do của sự thất bại, vì có vô số lý do khác nhau , từ cờ bạc như Sena cho tới bệnh tật , làm ăn... .Tôi chỉ xin phân tích khi thất bại thì ta sẽ bị hậu quả vì và phải làm gì ? Nhu cầu về tài chính của Việt Nam hiện tại rất lớn mà hệ thống tài chính hiện tại chưa thể đáp ứng đủ nên sinh ra " tín dụng đen" . Một trường hợp vỡ nợ khác là Hoàng Ngọc , từng là giám đốc công ty tuy nhiên vỡ nợ và phá sản , mọi việc không dừng ở đó, do chủ nợ dí quá nên phải cướp nhà bank để được vô tù trốn nợ ....
Xét về hệ thống bank và tổ chức tài chính trước . Hệ thống điểm tín dụng của Việt Nam chỉ để cho có là chính . Chỉ cần anh không có nợ xấu và muốn vay tín chấp ở bank . Bank sẽ căn cứ vào nguồn thu nhập và "vị trí" làm việc của anh để quyết định cho vay như thế nào . Nếu như anh không có khả năng chi trả thì khả năng đòi nợ của bank là rất thấp . Bank chỉ có thể làm phiền anh như gọi điện , tới nhà kím... . Và nếu số nợ đủ lớn và anh không lẩn trốn thì bank sẽ đưa ra tòa DÂN SỰ , ở đó anh có thể được một thỏa thuận trả góp hằng tháng rất hời thậm chí chỉ có vài trăm k mỗi tháng. Vì hệ thống pháp luật không thể bảo vệ phía bank khi vay tín chấp nên họ cũng khá rén khi cho vay vì thế nên không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng cho xã hội .
Khi bank không thể đáp ứng thì giải pháp sẽ là tín dụng đen đặc điểm chung là vay tương đối dễ và lãi xuất cao . Tuy nhiên tín dụng đen cũng có nhiều loại chứ không phải toàn là kiểu bặm trợn xin tí huyết .
Thứ 1: Vay qua app , nếu bùng nợ thì app chỉ có thể nhắn tin + gọi điện đòi nợ + gửi tin nhắn đòi nợ cho toàn bộ danh bạ mà app lấy được =]] và chỉ có thể dừng lại ở đó , app không có pháp lý để gửi thông tin cho CIC để thành nợ xấu . Tuy nhiên anh chỉ có thể vay với số tiền khá nhỏ , thường là dưới 5 triệu.
Thứ 2: Qua người có vốn nhàn rỗi thân quen . Gia đình mình đã từng cho vay kiểu này , chọn mặt gửi vàng khá kĩ , lãi xuất thì chỉ bằng 1/2 lãi xuất credit card của bank . Tuy nhiên nếu người vay mà trốn luôn thì cũng chịu =]].
Thứ 3: Loại này là đám bặm trợn hay lên báo , gọi là có tiền =]] https://www.youtube.com/watch?v=sHyiqWlqv5s
Loại này thì vay rất dễ , họ chỉ cần biết rõ nhân thân và các mối quan hệ xã hội của anh . Lãi xuất thấp hơn loại 1 nhưng cao hơn loại 2 kha khá . Họ hoàn toàn không có kỳ vọng nhiều về việc anh sẽ trả được nợ , việc họ chờ là anh không có khả năng chi trả và họ sẽ kéo tới làm trò với những người thân yêu của anh để vòi tiền họ . Việc của họ là vô đạo đức và trái pháp luật nhưng thực tế thì công an cũng rất ngại can thiệp vào cái đám này . Tuy nhiên người bị dính tới đám này cũng lại là nhiều nhất vì dễ vay và vay được số tiền cao .
Nếu Sena sống ở Mỹ thì thế nào ? Người ở Mỹ có khả năng tiếp cận nguồn vay dễ dàng hơn Vn khá nhiều , vay mua nhà , vay mua xe , học phí đại học .... đa số đều là tín chấp và đối với quan điểm pháp luật của Mỹ về vay mượn tài chính. Trách nhiệm thẩm định thuộc về phía người cho vay và họ phải chịu sự rủi ro dựa trên sự thẩm định của mình . Còn trách nhiệm của người vay là phải cung cấp trung thực thông tin cho phía người cho vay . Người vay có thể bị tội hình sự khi khai gian thông tin cho tổ chức tín dụng. Khi ai đó lâm vào tình trạng nợ nần không thể trả . Họ hoàn toàn có thể điều đình payment với phía chủ nợ ( trả hằng tháng) hoặc khai phá sản cá nhân ( một cách quỵt nợ hợp pháp ). Khi khai phá sản thì họ sẽ được miễn nghĩa vụ chi trả sau khi cấu trừ đi những tài sản cá nhân( nếu còn khả năng chi trả hoặc tài sản thì chả ai lại đi khai phá sản). bù lại họ sẽ bị tín dụng xấu trong một khoảng thời gian kha khá . Họ sẽ không thế vay mượn trong một thời gian tương đối dài và bất tiện kha khá trọng cuộc sống , nhưng thu nhập của họ sẽ không bị đụng đến và do đó có thể xây dựng lại tài chính cho bản thân. Ở Mỹ thì hình thức lãi nặng nhất là payday loan , nó tương tự như vay app ở Việt Nam và không có chỗ cho tín dụng đen kiểu Việt Nam vì người Mỹ chỉ vay qua hệ thống chứ rất ích vay cá nhân . Các hình thức đòi nợ kiểu xã hội ở Vn không có đất xài ở Mỹ nên không có chuyện bị dí ép đến nỗi vay phải đi ăn cướp hay phải vô tù để có tiền trả nợ . Nói thêm hiện tại thì lãi xuất vay ở Mỹ chỉ bằng 1/3 lãi xuất ở bank Việt nam.
Với sự tương quan giống nhau về mặt xã hội và chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, hiện tại thì Trung Quốc chỉ mới thử nghiệm luật phá sản cá nhân ở một số nơi , vì thế nên không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể có luật phá sản cá nhân . Nhưng có luật rồi thì cơ chế thực thi luật pháp ở Việt Nam luôn là một dấu ? . Các bạn chắc không lạ gì khi chủ nợ thấy con nợ vẫn còn tài sản nhưng không làm gì được phải không ? Do pháp luật chưa hoàn thiện + cơ chế hành pháp thiếu sót nên nhiều thứ dân Việt phải " tự xử" với nhau theo " luật rừng" dẫn đến nhiều hệ lụy rất là bất ổn và trái ngoe . Người không có khả năng chi trả thì bị dồn đến đường cùng bằng vũ lực , trong khi nhiều con nợ có khả năng chi trả vẫn nhơ nhơ vì người cho vay không thể nhờ đến luật pháp lẫn sử dụng vũ lực với con nợ .

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Steady
Chủ đề lạ, góc nhìn thú vị, nội dung và thông điệp truyền tải thực tế. Nhưng bạn cần để ý là không có khoảng cách trước dấu câu, và không nên viết tắt nha.
- Báo cáo
thaivu164
Pháp luật chưa hoàn thiện và cơ chế hành pháp thiếu sót là sai bét nha bạn. Bản chất vấn đề là hai bên chủ nợ và con nợ đều làm trái pháp luật nên không ai dám đâm đơn kiện nhờ toà giải quyết.
- Báo cáo
bestlifescout
Mình ghi nhận có trường hợp này . Nhưng chắc bạn chưa ra tòa dân sự để giải quyết hợp đồng bao giờ nhỉ . Bài này trên vnexpress nói tương đối rõ vấn đề này
https://vnexpress.net/doanh-nhan-di-kien-4130582.html?fbclid=IwAR0-fkfhDTu7eSR6qVknEq0PLJ1wwiZZibXPn0ZBNhbHRJUqoay6EZALhAg
- Báo cáo
thaivu164
Bạn đang nói về đề tài vay nợ. Bạn lại dẫn link về đề tài tố tụng dân sự kinh doanh. Make sense?
Tôi chưa bao giờ ra toà dân sự. Nhưng tôi có người bạn làm trong ngân hàng, mỗi lần giải quyết khách cố tình trả nợ trễ hẹn, câu thần chú của anh ta là "nếu anh/chị không trả nợ, em ra lệnh phát mãi tài sản". Nói xong câu này thì khách hàng im thin thít chuyện đâu vào đó. Và ngân hàng vô cùng hạn chế phát mãi tài sản vì đúng thủ tục rất nhập nhằng.
Không phủ nhận thủ tục tố tụng có nhiều tắc trách. Nhưng bài viết trên vnexpress có mùi rất cá nhân và bịa đặt. Bạn giải thích hộ giùm mình phần này "Tỷ lệ thu hồi tiền của cơ quan thi hành án vô cùng thấp, chỉ là 32% số tiền có khả năng thi hành. Nói cho dễ hiểu, nếu chị thắng kiện, toà án yêu cầu đối thủ bồi thường cho chị 100 triệu đồng, đối thủ có tiền, có tài sản, thì cơ quan thi hành án cũng chỉ thu hồi được 32 triệu đồng." Luật nào quy định tỷ lệ thu hồi 32%? Hay đây là con số thống kê và tác giả mang danh luật sư đã hiểu sai khái niệm?
- Báo cáo
bestlifescout
Bạn nên tìm hiểu tác giả bài trên là ai mà bảo người ta có động cơ bịa đặt dù bạn có thể không tin vì đó có nhiều trải nghiệm cá nhân. Trong câu chuyện " Thủ tục rất nhập nhằng" của bạn . Tôi có thể hiểu là chi phí bỏ ra cho vụ kiện + rủi ro không bằng tài sản có thể thu về . Điều gì làm nên điều ấy ? Có lẽ vẫn là thứ tôi đã nói trong bài của mình . Ah đây là trải nghiệm của mình , đa số án của vn ( dân sư và hình sự) đều là án bỏ túi , hình thành kết quả trong một tháng trước phiên tòa , một luật sư giỏi là người có thể " làm" cho những vị liên quan ra được kết quả có lợi cho thân chủ mình trong thời gian đó chứ không phải là cãi giỏi trong phiên tòa
- Báo cáo
thaivu164
Bạn vẫn chưa trả lời tại sao bài viết về vấn đề nợ nần nhưng bạn lại dẫn link về đề tài tố tụng dân sự kinh doanh.
"Tôi có thể hiểu là chi phí bỏ ra cho vụ kiện + rủi ro không bằng tài sản có thể thu về" một lần nữa bạn hiểu sai bét. Và có vẻ bạn dốt toán. Chi phí dù cố định hay là biến số mập mờ, đều không thể cho ra kết quả 32% được. 32% chắc chắn là con số thống kê. Và anh luật sư giải thích sai bét.
Để tôi cho bạn thêm một chi tiết tại sao tôi nghĩ câu truyện có nhiều phần bịa đặt:
"Có thằng nợ tao hai tỷ, mày đòi được tao cho mày một nửa", chú tôi một hôm nói. Tôi hồn nhiên hỏi: "Sao chú không kiện ra toà, án phí mất có mấy chục triệu". Ông cười, như chê tôi sinh viên năm cuối đại học Luật Hà Nội mà ngây thơ quá."
Nhân vật chú nhờ một thằng sinh viên luật đòi nợ giùm, thằng sinh viên luật nói đi kiện đi, ông chú cười. Ủa chẳng lẽ nhân vật chú muốn cậu sinh viên đi thuê giang hồ đòi nợ giùm à???
- Báo cáo