Nỏ Liên Châu - Cái nhìn khoa học
Nhớ lại thì từ xưa đến nay, các học sinh Việt Nam đều được nghe câu chuyện về An Dương Vương và câu Nỏ Thần. Sau này, khi học lịch...
Nhớ lại thì từ xưa đến nay, các học sinh Việt Nam đều được nghe câu chuyện về An Dương Vương và câu Nỏ Thần. Sau này, khi học lịch sử, các cô giáo cũng chỉ nói là nỏ Liên Châu mà không giải thích gì thêm. Vậy nỏ Liên Châu thực sự là gì???
1. Ai là đã làm ra nỏ Liên Châu?
Nếu bác nào ngâm cứu Tam Quốc thì sẽ cho rằng "Gia Cát Khổng Minh chứ ai".
Còn theo chính sử, thì người sáng tạo ra là Cao Lỗ (chữ Cao này không phải họ Cao bên Tàu, mà là tiếng Mường, gần với chữ Đá hay Núi gì đó). Nên đừng ai dại mồm mà nói, "An Dương Vương chế tạo ra nỏ Liên Châu nhé".
2. Nỏ Liên Châu thực sự
Không có chuyện Nỏ bắn một lần ra trăm mũi tên như truyện viết, vì như thế hóa ra Việt Nam có súng máy trước cả phương Tây rồi. Thực ra, nỏ bắn một lần được 10 mũi tên, nếu các bạn muốn hiểu cơ chế vận hành, thì có thể lên mạng đọc về "Cho-ko-nu". Một thực tế là, mũi tên của nỏ Liên Châu cũng không dài như những mũi tên bình thường. Để chứng minh điều này, các bạn hãy qua bảo tàng Lịch Sử Việt Nam để thấy được mũi tên đồng thời xưa dùng cho nỏ khá ngắn.
3. Sức mạnh của nỏ Liên Châu
a. Mục đích chế tạo nỏ Liên Châu
Trước khi có cuộc chiến với Triệu Đà, An Dương Vương từng phải đối đầu với đội quân hùng mạnh của Nhà Tần. Vào thời trung cổ, kỵ binh là một lực lượng quân sự hùng mạnh, có tính cơ động cao. Nhà Tần hay Trung Quốc thời đó vẫn coi kỵ binh như một quả đấm thép trên chiến trường. Sau 10 năm kháng chiến chống Tần, An Dương Vương hiểu được rằng muốn đánh được giặc phương Bắc thì phải hạ được kỵ binh của họ. Và do đó nỏ Liên Châu ra đời.
b. Thực chiến
Khi Triệu Đà xâm lược Việt Nam, kỵ binh vẫn là chủ lực. Lúc này, nỏ Liên Châu phát huy tác dụng vì:
- Mũi tên ngắn, giúp làm giảm lực xoáy quanh thân mũi tên, tăng độ chính xác trên mỗi phát bắn
- Tuy mũi tên ngắn khó xuyên qua áo giáp của bộ binh, nhưng dễ dàng cắm sâu vào thịt ngựa. Mỗi con ngựa ngã xuống, linh cưỡi ngựa cũng bị thương ít nhiều
- Bắn được nhiều mũi tên liên tục, làm cho những đơn vị cơ động như Kỵ Binh không tránh né được.
- Kết hợp với kiến trúc xoáy ốc của thành Cổ Loa xưa, khó có đơn vị nào thoát được trận mưa tên để mà đi vào trong trung tâm thành phố.
Tổng kết: trong 2 cuộc kháng chiến của nước ta, một của An Dương Vương, một của Hồ Quý Ly, nước ta đều có ưu thế về kỹ thuật quân sự nhưng đều không thành công. Như vậy, có vũ khí hiện đại rồi chưa chắc đã dễ chiến thắng. Điểm mấu chốt vẫn là kỹ thuật tác chiến. Nhưng dẫu sao, chúng ta cũng tự hào vì ông cha ta đã có những phát minh thần kỳ phải không.
P/s: theo như một khảo cứu, thì trong 2000 năm lịch sử (được ghi chép cẩn thận) thì có đến 1300 năm chúng ta chìm trong chiến tranh.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất