"Niềm tự hào Việt Nam" hay bày đặt thể hiện bản thân?
Từ một bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (MSN đăng lại tại đây ) "World Cup thì liên quan gì, sao lại 'tự hào Việt Nam'?", tôi chợt...
Từ một bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (MSN đăng lại tại đây) "World Cup thì liên quan gì, sao lại 'tự hào Việt Nam'?", tôi chợt nhận ra một biểu hiện thích thể hiện bản thân, mặc dù "trớt quớt" của một bộ phận người Việt.
1. Lá cờ Việt Nam ở khán đài World Cup
Trong bài viết trên, và nhiều hình ảnh truyền hình khác có trên mạng xã hội, ta có thể thấy "niềm tự hào dân tộc" này được thể hiện phô trương một cách cố ý ngay sân vận động, nơi diễn ra ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, mặc dù chẳng liên quan gì tới nội dung của cái "niềm tự hào" đó. Một (hay nhiều) nhóm người vừa ngồi trên sân vận động xem World Cup, vừa giương lá cờ Việt Nam với khẩu hiệu "tự hào Việt Nam", dù người ta khó hiểu không biết Việt Nam có liên quan gì ở đó để mà tự hào.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn dậm chân ở vòng loại World Cup, nói gì đến việc tham gia. Người Việt Nam tham dự sự kiện này chỉ với tư cách khán giả, nhưng quốc kì Việt Nam giương ra một cách vô duyên, chắc chỉ thiếu mỗi câu "Việt Nam vô địch"! Đó rõ ràng là một sự không liên quan, mà tôi cho rằng, hiện tượng trên là bởi những nguyên nhân sau:
- Người ta muốn khoe là có tiền bay sang Nga coi World Cup, hoặc được sống ở Nga cùng mác "Việt kiều" coi World Cup, hổng lẽ khoe cho khán giả qua màn ảnh nhỏ ở Việt Nam biết là "tui có tiền bay qua đây coi nè nhe", "tui là Việt kiều nè nhe", nó kì cục quá, lộ liễu quá. Thay vào đó, giương quốc kì Việt Nam lên làm cái bình phong, lấy "niềm tự hào là người Việt Nam", "dòng dõi con Rồng cháu Tiên" ra làm cái lý do để người ta nhìn vào thấy được "sự tốt đẹp" của "lòng yêu nước" và "tự hào dân tộc", vừa đạt được mục đích muốn khoe mẽ một cách kín đáo.
- Muốn "thể hiện bản thân" mình là người "yêu nước" nồng nàn, có "tinh thần dân tộc", nói rộng ra là để thể hiện mình là người "có đạo đức" tốt đẹp.
- Và sâu xa hơn, nguyên nhân gốc rễ là nằm ở cái tôi của mỗi người. Cái tôi này có nhu cầu thể hiện mình ra, thích được người khác công nhận và nể trọng.
Theo mô hình tháp nhu cầu Maslow, ngoài 2 nhu cầu phía dưới, con người còn muốn được hoà hợp, được là một phần của tập thể. Đó là một nhóm người Việt trên sân vận động hợp lại ngồi gần nhau, muốn mình là một người trong nhóm người Việt Nam.
Cao hơn nữa, là nhu cầu được tôn trọng - cụ thể là để người khác thấy mình "yêu nước", "có tinh thần dân tộc". Và trên cùng là để thể hiện bản thân mình - "được ở Nga", "có tiền bay sang Nga".
Dĩ nhiên, tháp nhu cầu này đúng với hầu hết mọi người. Và nhu cầu thể hiện bản thân không phải là nhu cầu của riêng ai. Chỉ có điều, phải thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Thay vì thể hiện mình tài năng, học giỏi, có thành tích nghiên cứu, công trình khoa học hay thành đạt bằng năng lực thật sự này nọ, muốn khoe ra để được đánh giá cao; thì lại thể hiện một cách không liên quan, "trớt quớt" ra, giương quốc kì Việt Nam tại sân chơi của các nước khác. Cũng vì nhu cầu muốn thể hiện mình cao quá, mà đôi khi thực tế chưa có gì đáp ứng, nên lấy tạm lý do, lấy cái gì đó để có cái dựa vào mà "thể hiện" là vì vậy.
Cũng vì sung quá, muốn thể hiện quá mà ra.
2. "U23 Việt Nam vô địch"
Dù đội tuyển U23 Việt Nam đạt thành tích Huy Chương Bạc tại Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2018, sau trận Chung kết, nhiều người Việt Nam xuống đường reo hò, phất cờ với khẩu hiệu "Việt Nam vô địch".
Trong khi đó, tôi thấy lúc Việt Nam lên đường tham dự giải này thì mấy ai chú ý tới, trong khi đó sau các trận Tứ kết, rồi Bán kết, người ta thi nhau đổ ra đường, gào rú inh ỏi, mua cờ mua khăn phất phới rầm rộ, với lý do là "ăn mừng", "cổ vũ tinh thần" cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Hàng xóm nhà tôi cho con đi học thêm, sau trận Bán kết chiều liền bắt con về sớm, chạy ngay ra trung tâm thành phố để đi "bão". Đi "bão" là chạy xe ra đó lượn mấy vòng, mua cờ phất qua phất lại, la làng lên kiểu "Việt Nam vô địch" rồi đi về.
Sao tôi thấy mấy cái hành động đó tào lao quá. Mừng thì mừng, đâu cần phải ra đường rần rần gây kẹt xe, bắt con đi học về sớm đi làm mấy cái hành động vô bổ đó? Không lẽ làm mấy cái đó để đội tuyển U23 Việt Nam thấy thì sẽ được "động viên tinh thần" thi đấu tốt hơn chăng? Hay vì mừng quá nên muốn mình là một phần của một tập thể, để thể hiện sự "tự hào" đó ra?
Nếu là như vậy thì thành ra lố rồi.
Cũng vì sung quá, muốn thể hiện quá mà ra.
3. Công nhân Bình Dương đấp phá nhà máy năm 2014
Năm 2014, chính quyền Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 tại hải phận Việt Nam. Nhà nước Việt Nam và người dân phản ứng dữ dội, trong đó có vụ công nhân Bình Dương đình công, đập phá nhà máy Trung Quốc.
Thật sự tôi không hiểu nổi, trong vụ này, công nhân nghĩ gì, hay bị kích động làm sao mà hành động như vậy. Không lẽ họ nghĩ rằng, làm vậy thì chính quyền Trung Quốc thấy sợ quá, đi rút giàn khoan về hay sao? Cái tôi thấy chính là họ đang quậy tình hình Việt Nam, đập phá nhà máy làm chính bản thân họ và nhiều người khác thất nghiệp.
Và nguyên nhân cũng vì muốn tham gia vào một "tập thể" yêu nước, muốn thể hiện mình là người yêu nước. Nhất là với đối tượng công nhân, thường trình độ không cao, trong đời hiếm có cơ hội nào để được người khác coi trọng, công nhận, thì lúc mà Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 là lúc mà họ có cơ hội "thể hiện bản thân" mình, cho người ta thấy mình cũng là người yêu nước, mặc dù hành động của họ là vô nghĩa và vô ích.
Cũng vì sung quá, muốn thể hiện quá mà ra.
Mà cho dù có sung, có nhu cầu muốn thể hiện bản thân, thì cũng nên chọn lúc, chọn dịp và chọn hoàn cảnh thích hợp mà thể hiện. Chứ không đúng lúc, đúng hoàn cảnh mà lại đi bày đặt thể hiện ra cho thoả nhu cầu đó, như vụ giương quốc kì Việt Nam chỗ World Cup, cổ vũ "Việt Nam vô địch" dù được hạng nhì, hay đập phá nhà máy vô nghĩa thì thành ra lố và lãng nhách rồi.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
lelouvincx
Thực ra trong các trận WC lần này tui còn thấy có quốc kì Nhật và Trung nữa
- Báo cáo
Thành Minh
Chí ít thì Nhật cũng vào được vòng 16 đội mà :)) .
- Báo cáo
Kha Nguyên
Nhật, Hàn đều có mặt, Trung Quốc không có mặt nhưng là nhà tại trợ top đầu của WC, nhân viên qua đông vừa du lịch vừa coi WC nó đem cờ cũng bình thường. VN có cái gì hơn người ta ? loại từ vòng gửi xe, tài trợ cũng không ? giàu có cũng không bằng Thái, Sing, Mã Lai, Indo ... tụi nó có treo cờ đâu ! có mấy ông nội VN tưởng mình siêu phàm nhất thế giới thôi : VN vô địch kakaka
- Báo cáo
Hoang Anh
Malay, Israel,... cũng có mang cờ đến vẫy nhé
- Báo cáo
nemesis
1- Về bóng đá: thú thực là tôi không xem bóng đá, nhưng kể cả nếu có vận động viên Việt Nam bộ môn duy nhất mà tôi tập luyện và đam mê là Tán thủ có vô địch thế giới thì tôi thấy mừng cho anh/cô ấy và chả bao giờ đánh đồng Tổ quốc, Dân tộc Việt Nam vào đó. Tôi sẽ gán sự tự hào vào trong trường hợp có tới một nửa người dân Việt Nam luyện tập Tán thủ thường xuyên, và có thể ra tay trong chớp mắt khiến bạn bè quốc tế phải ngạc nhiên và thấy thật thú vị, tạo ra khoảng 20 triệu lượt khách du lịch mò xác sang Việt Nam tiêu tiền.
Bóng đá cũng vậy. Thể thao là vậy. Một vài người đỉnh cao không giải quyết vấn đề gì hết. Đó là thành tích CÁ NHÂN của họ. Khi nói tới một dân tộc mà bạn là một thành phần thì hãy nói tới số đông.
Vậy, người Việt Nam có gì để tự hào về bóng đá toàn dân? Có chứ, cơ quan nào chả có đội bóng, công ty nào mà chả lâu lâu cùng nhau đi đá một trận bóng kéo dài khoảng 1 tiếng hời hợt trên sân, rồi sang việc quan trọng hơn là đi nhậu và chém gió về trận bóng. Thành phần có đá thì ít mà thành phần bám đuôi thì nhiều.
Tuy nhiên, là một xã hội chịu ảnh hưởng Khổng giáo (và cùng Hàn Quốc xếp hạng "bảo hoàng hơn vua" về Khổng giáo), chúng ta không chấp nhận sự khác biệt nào, dù là nhỏ nhất. Và chúng ta sợ người khác phát hiện ra mình khác biệt. Kể cả thứ nhỏ nhặt như không thích bóng đá. Nhiều người trên mạng thì dám nói, nhưng ngồi giữa đám đông lại thấy ngài ngại. Bản thân tôi đã từng bị nhìn (giờ vẫn vậy) như một con Alien to tổ chảng. Đi ngồi xem bóng đá cùng tập thể mới phát hiện nhiều người cổ vũ như đúng rồi, nhưng thực chất chả khoái tí nào.
Vấn đề là xã hội Việt Nam mặc định bóng đá là nhất. Cụ thể là bóng đá nam chuyên gia ăn vạ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đội tuyển nữ Việt Nam đã, đang và chắc chắn là sẽ chơi hết mình đúng tinh thần thể thao, và mang giải cao về nước dù phụ cấp ăn chiều là 1 cốc nước mía. Way to go, girls.
2- Về công nhân: từ năm 2014 tới nay tôi đã tham gia tổng cộng 6 đoàn lớn nhỏ tới nắm tình hình thực tế, trao đổi trực tiếp với người lao động và chủ sử dụng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất từ nam ra bắc. Một điều đáng buồn là dù đa phần anh chị em công nhân đều rất chăm chỉ, cần kiệm thì số người "khôn lỏi" không chấp hành nội quy, thích phá phách vặt cũng không ít. Phá chả được gì, hay thậm chí nhỏ nhặt như vứt rác sai quy định cũng chả giúp họ có thêm đồng lương nào, nhưng họ vẫn cứ làm. Một chủ sử dụng lao động người Hàn Quốc có nói, ở Việt Nam ai cũng mang tinh thần của ông chủ, nên khi họ làm công nhân thì sinh chuyện. Nghe qua thấy ghét thằng Hàn, nghĩ kỹ thấy nó nói đúng.
Và tinh thần co cụm của dân Việt Nam cũng thuộc số dzách. Bạn tôi mở một chuỗi cửa hàng ăn, nhân viên đa phần là lao động phổ thông, 16 tuổi đã đi làm kiếm miếng cơm. Tại 1 trong số các điểm chính, bạn tôi thay quản lý để tăng cường chất lượng dịch vụ (cũng đã tốt tốt, nhưng ông này muốn tốt hơn). Quy trình mới nghiêm ngặt hơn của quản lý mới ngay lập tức đã làm phát sinh một cuộc "cách mạng" nho nhỏ của các bạn nhân viên đã quen việc, là đồng hương một tỉnh miền Trung (xin không nói tên). Các bạn này liên tục tạo phốt, thậm chí còn cố tình bày bàn sai rồi chụp ảnh lại để vu cho quản lý bày sai, sau đó lại nói để chứng minh là quản lý không đủ trình phát hiện, sau đó đòi họp tổng thể để đuổi quản lý. Khi yêu sách không được thực hiện (dĩ nhiên), số này đòi bỏ hàng loạt khiến bạn tôi nhảy dựng cả lên. Tuy nhiên, toàn bộ số nhân viên đó được cho nghỉ việc ngay và luôn; trong số đó có một vài người gặp bạn tôi để phân trần. Lý do chính được đưa ra chủ yếu là em không thể không theo các bạn được, không thì abc, các bạn lại bảo là xyz.
Khi bạn bỏ yếu tố đồng hương đi thì bạn sẽ thấy na ná vụ công nhân Bình Dương năm 2014. Cuối cùng họ nhận được gì - THẤT NGHIỆP.
OK, trong cả 2 trường hợp nhà nước mất đi cơ khối người đóng thuế và chuẩn bị tinh thần cho tình trạng tội phạm có thể leo thang và quỹ an sinh xã hội chuẩn bị căng thêm một tí nếu mấy vị lao động này vẫn giữ tác phong như vậy.
Thật tuyệt vời.
- Báo cáo
Lam Linh Nhi
Ở VN con trai nói không thích bóng đá/không biết nhậu có khi còn bị bảo là "mày có phải đàn ông không?"
- Báo cáo
nemesis
Có anh ạ, em về rửa bát lau nhà cho vợ em đây - ai đó sống có phong cách said
- Báo cáo
An Phạm
Vụ đem cờ quốc kỳ đi xem bóng đá mình thấy bệnh hoạn, rất bệnh. Chúng ta có thể thủ dâm ở nhà, không ai cấm cả, thủ dâm trong tinh thần, trong tư tưởng cũng chả ai ngăn cả. Nhưng thủ dâm trong một trận bóng đá thế giới, với là quốc kỳ đáng kính, với cả tỷ người theo dõi là cực kỳ bệnh hoạn. Không biết ông ta có thể lên đỉnh không khi cả cả thế giới nhìn mình như vậy trong khi thực sự deoaicare mà vẫn vẫy vẫy là cờ.
Và cảm giác khốn nạn ở chỗ ông ta đang đứng ở trận đấu của Pháp- một đất nước rõ ràng đô hộ Việt Nam 100 năm có lẻ. Ông đùa tôi à. Thủ dâm bên cạnh mẫu quốc ???? Hay là tôi nói sai?????
- Báo cáo
Lam Linh Nhi
[Đã xóa]