Những lỗi tư duy cần tránh (Phần 1)
Chuyện là mình đang đọc cuốn "Nghệ thuật tư duy rành mạch - The art of thinking clearly" với 99 lỗi tư duy cần tránh. ...
Chuyện là mình đang đọc cuốn "Nghệ thuật tư duy rành mạch - The art of thinking clearly" với 99 lỗi tư duy cần tránh.
Lúc viết bài đầu tiên này thì mình cũng chỉ vừa đọc đến trang 93, nên mới có phần 1, mình sẽ chia sẽ những lỗi tư duy mà mình thấy "đúng là lỗi" với trải nghiệm cá nhân của mình. Bạn nào muốn tìm hiểu hết 99 lỗi thì có thể tìm mua sách để đọc nhé!
1. Bằng chứng xã hội
"Kể cả khi năm mươi triệu người cùng nói về thứ ngớ ngẩn nào đó, thì nó vẫn là thứ ngớ ngẩn."
Tư duy này còn được gọi là " bản năng bầy đàn", con người có xu hướng cư xử như những người khác và nghĩ đó là đúng. Điều này càng dễ xảy ra hơn trên các trang mạng xã hội... và "bùm", chúng ta dễ dàng bị truyền thông và quảng cáo dắt mũi.
Tư duy này khiến chúng ta mất đi khả năng và tư duy phản biện và kỹ năng đặt câu hỏi "why?". Do đó, để thoát khỏi tư duy này, hãy hoài nghi. Ví dụ như: "Làm sao một công ty tuyên bố sản phẩm họ tốt hơn chỉ vì được ưa chuộng hơn chứ?"
2. Nguỵ biện chi phí đã mất
Bạn đi xem phim, 30 phút sau bạn thấy đây là một bộ phim dở gần như không có hứng thú tiếp,... nhưng bạn không đi về bởi "Mình đã bỏ ra 100k để mua vé xem phim này rồi mà", đây là lúc tư duy nguỵ biện chi phí đã mất phát huy tác dụng. Bạn hãy thử nhìn lại, nếu bạn đi về, thì bạn sẽ có 1 giấc ngủ ngon lành thay vì cố gắng xem 1 bô phim giải trí nhưng không hề giải trí (ở đây mình không nói đến trường hợp bạn đi cùng với bạn bè và họ vẫn thấy hứng thú).
Tư duy này thường xuất hiện với suy nghĩ "chúng ta đã bỏ ra...", "chúng ta đã đi xa thế này rồi...", nhưng bạn ơi, nếu tiếp tục, bạn có nghĩ mọi chuyện sẽ tốt hơn không.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cẩn thận với tư duy ngược lại tư duy nguỵ biện - "Tư duy cố gắng đến cùng", để tránh bỏ cuộc giữa chừng. Dù sao đi nữa, bạn cũng nên suy xét kỹ, nếu làm đến cùng, thì trong hành trình và kết quả, liệu % tích cực là bao nhiêu, có xứng đáng để chúng ta đánh đổi để tiếp tục?
3. Thành kiến về thứ sẵn có
Bạn biết điều A, tin điều A đúng và bạn không biết đến điều B, nên bạn nghĩ điều B sai, và thế là, bạn chỉ cố gắng chứng tỏ điều A là đúng. Nhưng sự thật là, điều B cũng đúng.
Bởi trong tư duy nhanh & chậm, bạn nghĩ đến A đầu tiên, vì nó có sẵn trong đầu bạn và thế là từ chối tiếp nhận điều B mà chỉ cố gắng tìm cách chứng minh với người tin điều B đúng là điều A đúng. Mình cũng rất hay rơi vào trường hợp này, cố gắng chứng minh với sếp rằng phương pháp luận phức tạp là đúng trong khi không chịu tìm hiểu phương pháp luận đơn giản mà sếp đề xuất mặc dù cả 2 đều đúng. Kết quả là mình không được đánh giá cao trong dự án đó.
Điều này sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu kiến thứ mới, nhận xét của người xung quanh và thay đổi bản thân theo hướng mở rộng kiến thức (mình không nói đến việc ai nói gì bạn cũng phải nghe và thay đổi).
Phần 1 đến đây, mình sẽ tiếp tục update . Nếu bạn từng mắc phải những lỗi tư duy trên, hãy comment chia sẻ "case study" để cùng học nhé!
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất