Nơi đây sẽ bao gồm tóm tắt nội khóa học cũng như một bài quan điểm chủ quan về khóa học.
Tuần 1: Cách sử dụng não
Não bộ có hai cách hoạt động (1) Focus mode (tập trung) (2) Diffuse mode (phân tán). Có thể giải thích đơn giản hai trạng thái này như sau:
Focus: Tập trung làm việc. VD: Khi làm bài thi THPTQG
Diffuse: Nghĩ vấn đề rộng ra từ nhiều góc độ. VD: Khi nằm gác tay lên trán nghĩ về cuộc đời.
Tùy vào loại từng vấn đề cụ thể mà có thể sử dụng, kết hợp hai trạng thái này. Hãy đảm bảo bạn có thể sử dụng "não".
Khi học gì đó mới hoặc ôn tập: Sử dụng Focus khi nghe giảng và Diffuse để nghĩ về vấn đề đã học
Khi áp dụng, ứng dụng: Sử dụng focus
Khi sáng tạo: Sử dụng diffuse
Trì hoãn
Bạn có việc phải làm nhưng không muốn làm? và tìm cách trốn tránh nó. Cụ thể hơn "nước đến chân mới nhảy", đó là khi bạn trì hoãn.
Muốn thoát khỏi nó? Hãy sử dụng phương pháp Pomodoro.
Đừng cố gắng ép bản thân, chỉ cần 25 phút/set thôi, không xao nhãn, tập trung, toàn tâm làm việc; sau đó hãy tự thưởng cho mình gì đó nho nhỏ. Phần thưởng lớn sẽ phù hợp hơn khi hoàn thành kế hoạch.
Còn nữa, muốn học tốt hơn? Hãy kết hợp phương pháp trên với việc luyện tập, không cần nhiều đâu, vừa đủ thôi, rồi hãy nằm sang một bên và nghĩ về nó lần nữa :)) (Có lẽ tôi nên thử với tiếng Anh). Dù sao đi nữa thì sự kết hợp giữa học và luyện sẽ làm cho kiến thức của bạn tốt hơn. Đừng cố nhồi nhét quá nhiều, đi từng bước nhỏ thôi. Đường dài mới biết ngựa hay.
Nhớ
Muốn nhớ lâu à? Dễ thôi, hãy học từng chút một và lặp lại ngắt quãng (tức là lâu lâu thì lấy ra ôn lại), không học nhồi nhét.
Ngủ
Ngủ, nó vẫn là một phần quan trọng của đời người, nên là... hãy ngủ ngon
Tuần 2: Chunk
Chunk là khi bạn "hiểu" một vấn đề. Sắp xếp lại các dữ liệu đã cho thành một chuỗi logic và hợp lí. Một chunk tốt là khi bạn không cần phải tốn sức nhớ lại mà nó tự xuất hiện trong đầu như một phản xạ
Cách tạo chunk
Bước 1: Tập trung vào việc dữ liệu muốn tạo
Hãy đảm bảo rằng sẽ không có gì làm phiền bộ não của bạn ngoài dữ liệu đó trong thời gian tạo
Bước 2: Cố gắng hiểu những gì mà dữ liệu trình bày
- Nắm các ý chính trong đoạn dữ liệu.( hoặc đơn giản hóa nó)- Đảm bảo rằng bạn hiểu vấn đề đó- Đừng nhầm lẫn giữa việc "thông minh đột xuất" với việc thực sự hiểu vấn đề
Bước 3: Vận dụng
Làm bài tập, liên kết nó với những vấn đề liên quan, nhìn rộng hơn.
Đảm bảo rằng mình biết khi nào sử dụng chunk đó bằng cách luyện tập nhiều hơn với các vấn đề liên quan và không liên quan.
Ảo tưởng về sự hiểu
Hãy cẩn thận với bộ não của chính mình. Trong thực tế, khi có một bài toán khó giải quyết, bạn tìm lời giải trên mạng, bạn đọc cách giải và dễ lầm tưởng rằng bạn đã hiểu; rõ ràng là khi giải một bài khác có sử dụng kiến thức tương tự thì bạn sẽ không làm được bởi chính bạn không phải là người đề ra cách giải bài toán khó trên và sự hiểu của bạn lúc đó cũng chỉ là một hành động bắt chước; Cũng như khi bạn đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần, ví dụ như môn Vật Lý, đọc đi đọc lại nhiều lần tài liệu nhưng đến khi vận dụng sự những tài liệu trong đầu của bạn lại bay đi mất. Bạn tưởng như mình hiểu vấn đề nhưng thực ra là không hiểu gì cả tất cả chỉ là sự bắt chước.
Theo khóa học, cách để bạn biết là mình có hiểu vấn đề đó hay không là khi bạn làm bài tập vận dụng, hoặc bạn có thể sự dụng sơ đồ để hệ thống hóa lại kiến thức của mình; từ ý này cũng có thể hiểu rằng chỉ sử dụng phương pháp sơ đồ hệ thống hóa kiến thức khi bạn ĐÃ hiểu vấn đề chứ không phải chép từ trong tài liệu ra.
Từ việc hệ thống lại kiến thức cũng như các chunk sẽ giúp bạn có một bức tranh rõ ràng hơn về vấn đề bạn nghiên cứu. Tất nhiên là phương pháp lặp lại ngắt quãng vẫn là một cách hiệu quả để ôn lại những gì đã học.
Điều gì tạo cho bạn động lực học tập
Dopamine - gây hứng thú vì những phần thưởng ngẫu nhiên
Acetylcholine - giúp tập trung và chú ý
Serotonin - tạo cảm giác tích cực
Overlearning, Choking, Einstellung, Chunking và Interleaving
Overlearning, sau khi hiểu một việc mà vẫn tiếp tục luyện tập, làm tăng tính tư động, tính phản xạ. Nó thực sự hữu ích trong những tình huống căng thẳng.
Einstellung, thực hành có chủ ý,
Interleaving, thực hành trong những tình huống khác nhau.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất