PHẠM XUÂN ẨN - X6 - Hồn thiêng sông núi ban cho nước Việt Nam  Dân Chủ Cộng Hòa
X6 - Phạm Xuân Ẩn
Tình báo được xem là lực lượng tối quan trọng trong tất cả các cuộc chiến. Những điệp viên xuất sắc đôi khi đáng giá ngang cả một đội quân. Tình báo luôn là nơi lưu giữ những bí ẩn của mỗi cuộc chiến với những bi hùng của lịch sử, họ là những anh hùng đồng thời cũng là ẩn số. Và trong bài viết này hãy cùng khám phá về một con người đã chiến đấu trên mặt trận đầy thầm lặng ấy, cuộc đời ấy đầy sự bí ẩn cũng như vô cùng phong phú. Đến nỗi những sách, báo viết về ông cũng chỉ như ánh đèn flash, chỉ lóe sáng lên một vài khoảnh khác. Người đã sống hai cuộc đời. Ông là Tướng tình báo chiến lược PHẠM XUÂN ẨN.

Cố vấn ngoại giao Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Henry Kissinger

Ngày 27/1/1973 hiệp định Paris được ký kết, qua đó chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Mỹ sẽ rút toàn bộ quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam, tổng thống VNCH là Nguyễn Văn Thiệu rất tức giận bởi ông biết rằng Lê Đức Thọ đã chiến thắng Kissinger trong cuộc thương lượng này. Với một khía cạnh có bốn chữ " Ngừng bắn tại chỗ". Vấn đề ở chỗ là quân đội của miền bắc đã nằm trong lòng miền nam từ lâu. Thiệu vừa lo lắng vừa tức giận, bởi vì điều đó có  nghĩa là Mỹ đã bỏ rơi miền nam Việt Nam và gián tiếp cho phép quân đội miền bắc được ở lại miền nam. Để động viên đồng minh Nixon hứa với Thiệu rằng nếu có bất cứ sự tấn công nào từ phía Bắc Việt, B52 sẽ lập tức xuất trận. Nhưng rồi số phận đã an bài với VNCH, vụ bê bố Watergate bị phanh phui, Nixon từ chức và Gerald Ford lên thay và đảm bảo rằng những cam kết với nam Việt Nam vẫn được đảm bảo. Thế nhưng rất ít người tin vào điều đó bởi lẽ đảng dân chủ đã thắng thêm 40 ghế trong quốc hội Mỹ.  Phạm Xuân Ẩn đã theo dõi rất sát những diễn biến ấy. Dừng lại một chút để chúng ta nói thêm về X6 - Biệt danh của Phạm Xuân Ẩn. Ông không chỉ là một nhà tình báo thông tin mà còn là một nhà tình báo phân tích chiến lược, một bộ óc sắc sảo và đôi mắt cú vọ. Nhờ những mối quan vệ và sự thông minh của mình, X6 không chỉ đơn thuần báo thông tin về một cách bình thường mà ông còn phân tích nó, tổng hợp và sâu chuỗi các sự kiện và đưa ra kết luận cuối cùng để Bộ Chính Trị miền Bắc quyết định sách lược. Ví dụ như sau:" Khi thấy Mỹ thực hiện một hành động, người bình thường sẽ báo cáo rằng"" Mỹ hành động"" thế nhưng X6 sẽ phân tích hành động đó và viết rằng "" Mỹ dự định". Chỉ một vài câu chữ thôi cũng thể hiện sự suất sắc của Phạm Xuân Ẩn. Và nó không chỉ đơn thuần chỉ là đưa tin. Điều này cực kỳ khó khăn vì nó đòi hỏi sự thông minh sắc sảo và sự nhạy bén trong phân tích tình hình. 
Quay lại việc đảng cộng hòa mất đa số ghế trong hạ viện và thượng viện. Một báo cáo được gửi về TW cục do X6 ký tên. " Mỹ sẽ không quay lại miền Nam Việt Nam nữa". Bộ chính trị lâu nay đã mặc định X6 là người xuất sắc nhất mà họ có, thế nhưng cũng rất rè rặt và lo ngại trước 10 chữ đó. Và miền Bắc đã quyết định thử nghiệm xem nhận định đó của Phạm Xuân Ẩn có chính xác hay không?.
Và cách Sài Gòn 120km là Phước Long. Trần Văn Trà, vị tướng mang gươm báu về Nam nhận quyết định tấn công Phước Long. Ngày 13 tháng 12 năm 1974  Phước Long thất thủ. Miền Bắc ăn mừng trong sự hồi hộp vì hai điểm. Thứ nhất Sài Gòn đã không cứu được Phước Long còn Phước Long đã thất thủ quá dễ dàng. Điều đó cho thấy rằng quân đội của VNCH đã không thể chống lại sức mạnh của miền Bắc và thứ hai là Mỹ có can thiệp hay không. Sư đoàn thủy quân lục chiến ở OKINAWA được báo động, " Miền Bắc Việt Nam đang hồi hộp chờ đợi"  . Thế nhưng đã không có chuyện gì xảy ra. Và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp biết rằng Phạm Xuân Ẩn đã đúng. Ngay  lập tức ông ra quyết định thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh vào mùa xuân năm 1975. Và phần còn lại là lịch sử. Phạm Xuân Ẩn đã được thưởng huân chương Quân Công nhờ vào bản báo cáo ngày ấy. Có thể nói rằng lịch sử vào ngày 30/4/1975 đã được bắt đầu bởi một nhận định của một con người nhỏ bé đó.

Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo giỏi, một điệp viên hoàn hảo, một nhà phân tích chiến lược phi phàm. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vị tướng này còn hơn cả một nhà tình báo. Và chúng ta đang nói đến trận Ấp Bắc, một trong những chiến công vang dội nhất làm thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt và kế hoạch Staley Taylor. Trận đấu giáp lá cà lớn, quy mô tiểu đoàn đầu tiên giữa hai phe tham chiến là Quân đội Bắc Việt và VNCH- Mỹ. Thế nhưng ai là đạo diễn cho chiến thắng ấy. Đó là Phạm Xuân Ẩn. Hãy cất lại những lời ca ngợi rằng " Chúng ta dã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch' hay " Phá hủy bao nhiêu phương tiện chiến tranh'. Mà hãy nhìn sâu vào cốt lõi của trận Ấp Bắc, chúng  ta sẽ thấy được vấn đề. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1963 trận Ấp Bắc nổ ra. Một sư đoàn bộ binh VNCH với 1300 lính được sự yểm trợ của trực thăng, xe bọc thép tấn công Ấp Bắc. Thế nhưng thật kinh hoàng. Chỉ sau vài phút tấn công đầu tiên 14/15 trực thăng tham chiến bị trúng đạn. 5 chiếc rơi. Kết thúc trận chiến Quân Nực hạng 4' thua tan nát. Đây không là sự tự vệ của mặt trận trước đòn tấn công bất ngờ. Ấp Bắc mang dấu ấn của một cái bẫy đã đợi sẵn. Và chỉ đợi quân VNCH tới để xả đạn. Tuner trưởng phòng Reuters khi đó đã nói rằng :" Ẩn đủ kiến thức về chiến thuật trên chiến trường, quy tắc tham chiến, hậu cần và mức độ của cả VNCH lẫn Mỹ".
Ông Mười Nho khi trực tiếp mở các nội dung văn bản do Phạm Xuân Ẩn gửi về đã thốt lên rằng:" Có đến cả 1 tỷ $ chúng tôi cũng không thể mua nổi những tài liệu như thế". Chỉ có hai huân chương Quân Công được trao sau chiến công Ấp Bắc. Một là cho Nguyễn Bảy - Đại đội trưởng chỉ huy trận Ấp Bắc. Và chiếc còn lại được trao cho X6.
Hơn cả một điệp viên Hai Trung còn là tướng quân vạch chiến lược trên chiến trường. Hẳn ai cũng nhớ đến Đại Tướng LÊ TRỌNG TẤN với chiến thắng Lam sơn 719 - Đường 9 Nam Lào vang dội. 
Đại Tướng Lê Trọng Tấn
Một chiến dịch mà nếu không kịp thời ngăn chặn thì nguy cơ những lực lượng mạnh nhất của VNCH và Mỹ có thể tấn công ra miền Bắc. Tấn công trực tiếp vào những vị trí trọng yếu của bắc Việt. Gây nên những hậu quả vô cùng khủng kiếp. Rất may, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn có X6 một nhà tình báo chiến lược đại tài. Sau khi nhận thấy một số nhân vật cấp cao của VNCH và viễn chinh Mỹ trở về nước có nước da sạm đi vì nắng kết hợp với những sự thay đổi lớn trong quân đội, bằng óc phán đoán siêu phàm, Phạm Xuân Ẩn đã đoán biết được rằng sẽ có một cuộc chuẩn bị cực kỳ lớn. Vận dụng những mối quan hệ và khả năng phân tích tình hình sắc sảo, bản kế hoạch về cuộc hành quân LAM SƠN 719  đã được X6 tổng hợp và bí mật gửi ra Bắc. Bộ chính trị khi đã nắm được kế hoạch này trong tay đã thầm cảm ơn hồn thiêng của sông núi đã ban cho họ PHẠM XUÂN ẨN. Và thế là một cái bẫy được giăng ra với vị tướng giỏi nhất mà họ có đó là LÊ TRỌNG TẤN để sẵn sàng đón lõng cuộc hành quân. Và tất cả những gì xảy ra sau đó là một phần của lịch sử.
Phạm Xuân Ẩn mang sức quyến rũ của một con người đầy hiểu biết và sắc xảo trong mọi vấn đề. Hơn cả một điệp viên, ông còn là một nhà báo giỏi, một phóng viên uy tín của Sài Gòn và cả miền Nam trước năm 1975. Được coi là người thạo tin nhất Sài Gòn và có nhiều mối quan hệ với các cấp tướng lĩnh, sở hữu nhiều nguồn tin độc. X6 được tạp chí The Times coi như một báu vật. Nguyên trưởng văn phòng The Times ở châu á khi đó đã nói rằng:" Ẩn đáp ứng mọi điều mà tôi trông đợi. Ông ấy rất am hiểu về sự xoay chuyển của tình hình. Sau khi nhìn lại mọi chuyện, tôi có thể nói rằng vai trò điệp viên đã không hề làm cong vênh nghề báo của ông ấy". Phạm Xuân Ẩn hào phóng những lời khuyên và các câu chuyện. Ông nói chuyện với cả Sài Gòn, từ tướng lĩnh đến những người kéo xe và không bao giờ từ chối sự giúp đỡ. Mặc dù nghề báo chỉ là vỏ bọc cho công việc điệp viên của mình thế nhưng không vì thế mà ông xem nhẹ nó. Nghề báo cho ông những mối quan hệ, nguồn tin và nó cũng bảo vệ ông. Ông có quan điểm như sau:" Nếu như anh coi vỏ bọc chỉ là một nghề giả, một nghề mà anh không thể thông thạo, không thực sẽ làm thì anh sẽ chết. Vì khi đó không có một vỏ bọc nào cả. Một trong những lý do khiến X6 là một điệp viên hoàn hảo của thế kỷ XX là nhờ vỏ bọc như vậy.  PHẠM XUÂN ẨN - KẺ THÙ TUYỆT VỜI của nước Mỹ.
HAI TRUNG - X6 - PHẠM XUÂN ẨN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mình viết bài này sau khi đọc được bài viết về Đại tướng Lê Trọng Tấn và chiến dịch Lam Sơn 719 - Đường 9 Nam Lào. Và nhớ ngay đến người đã nhận ra cuộc hành quân của VNCH và Mỹ là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Nên mình đã viết về ông. Một điệp viên hoàn hảo của đất nước Việt Nam. Đây mới là phần đầu tiên về series Những con người huyền thoại.. Hi vọng mình sẽ có đủ tâm huyết để  viết về những con người đã trở thành huyền thoại của đất nước trong hai cuộc kháng chiến.