Nhìn nhận về những dòng chảy văn hóa trong Anh trai vượt ngàn chông gai 2024
Một phiếm bàn về Anh trai vượt ngàn chông gai 2024
Kể từ lúc xem những tập đầu tiên của Anh trai vượt ngàn chông gai, mình đã rất muốn viết gì đó cho các anh, cho chương trình. Nhưng sự thực là lần đầu tiên trong đời mình thấy khô cằn ngôn ngữ đến thế, và hình như, xung quanh mình toàn người giỏi nên mình cũng không biết phải viết gì, cho khác. Hôm nay sau nhiều lần trăn trở cuối cùng mình cũng thấy được gì đó, và muốn đem lên đây để chia sẻ với mọi người.
Mình không phải là người có chuyên môn, chỉ đơn giản là một khán giả bình thường nên mong mọi người hãy đọc bài viết này vui vẻ, góp ý và xây dựng nhé!
Ở đây mình sẽ nói về sự đa dạng trong concept sân khấu của Anh trai vượt ngàn chông gai mà mình nghĩ là tự nó đặt ra thách thức cho chính Anh trai vượt ngàn chông gai mùa 2. Trong khoảng 100 tác phẩm được trình bày, gần như các stage kiểu mẫu đều đã được trình bày, với mức độ thành công, phù hợp, chuẩn xác có thể nói là đến gần như tuyệt đối.
1. Thu hoài: Đây là bản trình diễn làm mình cảm thấy mình sắp khóc tới nơi. Kiểu nhờ có Tiến Luật dàn dựng và làm hình ảnh nên ngay từ bước đầu tiên họ bước ra, mình đã hiểu rằng đây là câu chuyện về những người ngư dân trong cơn bão biển, và bởi vì mình bước vào rất nhanh, nên lời bài hát, và Xpart của Rhymastic khiến cho nội tâm mình rớt sâu kinh khủng. Với một đất nước mà một nửa số tỉnh thành giáp biển, mình nghĩ rằng Thu hoài là một sân khấu rất gần gũi, rất đời thường, và rất Việt Nam, nó không cần phải vay mượn bất cứ chất liệu nào, từ bất cứ đâu.

2. Là anh đó: Đây là stage ấn tượng nhất với mình. Bằng cách rất đơn giản, là chàng họa sĩ, và bức tượng trắng, đã ngay lập tức dẫn mình vào thế giới phương Tây, có thể hiện đại, hoặc Phục hưng - không quan trọng, quan trọng là nó rất Tây, nó rất Âu, với giọng hát đậm chất Âu châu của Strong, màn biểu diễn nhảy đương đại cùng với đoạn piano thần sầu của Soobin, đoạn opera của Thanh Duy. Một cái không khí mà quả thật nếu không phải là ở Anh trai vượt ngàn chông gai, với những con người này, mình thấy rất khó tái hiện.

3. Trái đất ôm mặt trời: Đây là một stage mà ngay khi nó lên, mình đã biết nó sẽ thấp điểm. Thật ra thì mình cũng không biết tại sao, nhưng cách trình diễn này của Nhà Trẻ chỉ tạo ra cảm giác bình bình, không có nhiều điểm nhấn, và mình nghĩ nó khó có lợi cho việc bình chọn. Và mình nghĩ là những người đã làm nghệ thuật bao nhiêu năm cũng sẽ biết điều này! Tuy nhiên, việc họ vẫn chọn làm nó thứ nhất, để thỏa mãn nghệ sĩ tính trong người, và thứ hai, để dựng nên thêm một kiểu mẫu khó thể vượt qua nữa trong Chông gai! Phải rồi, vậy đó, ai can đảm bằng Nhà Trẻ nào???
4. Let me feel your love tonight: Cái stage hóa thú này chắc không cần phải nói nhiều nữa nhỉ? Là stage duy nhất hạn chế khán giả dưới 13 tuổi trên VTV. Ừm cái gì cũng duy nhất vậy đó. Giờ ví dụ mà có công diễn 6, 7 đi nha, chắc vẫn là stage duy nhất + “X, stage duy nhất + “Y” mất! Cái kiểu lả lơi, tình tứ, bad bad này nó cứ cuốn điên lên. Ừm và thật xấu hổ khi phải thừa nhận rằng nếu tôi là khán giả trường quay, tôi cũng sẽ chọn họ đó! Có một vote một, có ba phiếu thì xin vote cả ba luôn! Không có đam mê nhan sắc, đam mê cách họ dựng bài cơ…

5. Bao tiền một mớ bình yên: Đây là stage quật tôi tan nát khi mới năm ngoái (hoặc năm kia) tôi bảo là sao mình chưa có ai diễn kiểu này nhỉ, cái kiểu mà dancer là nhân vật chính, và việc họ diễn như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tổng thể bài hát. Xin cảm ơn chị Nga My, biểu diễn hình thể, vũ đạo và tất cả mọi thứ của chị tốt đến mức không thể tốt hơn, và giúp cho bài này cũng trở thành một trong các tượng đài trong lòng tôi.
6. If: Sao nhỉ? Kiểu ngay lúc công bố luật tôi đã nghĩ Nhà thiếu nhi sẽ xách nguyên team lên diễn ấy? Và y như rằng họ xách nguyên team hết thật, đi cùng đi, về cùng về! If thực sự là một đỉnh cao (trong cả 3 bài) vì tính nghệ của nó. Duy Khánh được phân diễn viên (và đã làm tốt nhất vai trò diễn viên của mình), Tăng Phúc cảm thấy tốt hơn, và anh đã hát như thể lần cuối hát (ừm lần cuối thật, ủa?), đoạn hát đối của Bùi Công Nam và Quốc Thiên cũng điên rồ và đầy hòa hợp. Rhymastic và Đỗ Hoàng Hiệp cũng đan giọng một lần. Trời ơi họ chia line thần kỳ gì thế này. Kiểu ai hát chính thì hát chính, còn lâu lâu một câu thật xịn thì vẫn không quên mất người anh em của mình, 12 người đấy???
7. Những kẻ mộng mơ x Chợt nghe bước em về: Với bài này thì mình xin phép không phân tích nhiều, cái mình muốn nói ở đây là mình đánh giá cao việc Liên minh Tinh Tú chọn hát cuối ở một phần và hát đầu ở phần còn lại. Thực ra họ có thể chọn cả hai phần đều cuối để đảm bảo hơn về mặt bầu chọn, nhưng họ đã khá là fair, nhường nhịn nhau để tất cả mọi người đều có cơ hội mang đến cho khán giả điều tốt hơn.

8. Dòng thời gian: Cái bài này trời đất ơi!!! Giống như là trong cái Dòng thời gian ấy, mỗi người đã pause lại một điểm, và họ đứng trên những điểm đó, nhìn về mình ở phía trước, hoặc phía sau, và nhìn khán giả. Còn khán giả, cái hồi ức vòng lặp này là thứ điên rồ nhất có thể nghĩ đến. Thậm chí, mình phục vô cùng MC Anh Tuấn khi nói rằng “Và lúc này, không ở trên sân khấu, là Nhà Thiếu Nhi.” Bất kể là ai đưa ra những ý tưởng này, mình cũng phải nói rằng nó rất nghệ, nó rất đỉnh, và rằng khó có lần thứ hai có thể làm ra một ý tưởng như vậy.

Sau khi viết ra một lượt, tôi phát hiện ra một điều, đó là những stage có Soobin làm nhạc có khuynh hướng xây dựng concept Âu-Mỹ hơn (ví dụ như Phai, Nét…) trong khi những stage của Jun, ST và Kay (Anh nhà ở đâu thế, Vợ người ta x Chuyện ba người, Gót hồng x Cao gót, Rơi…) sẽ có khuynh hướng Hàn Quốc. Thực ra điều này cũng không phải là điều khó lý giải, rõ ràng, dòng nhạc mà Soobin và nhà SS theo đuổi có khuynh hướng Âu-Mỹ hơn nhiều, ngay cả stage Một lần dang dở x Đi qua cầu vồng, được Kiên Ứng đạo diễn, cũng có khuynh hướng này. Trong khi đó, Jun và ST có gốc gác từ 365, một nhóm nhạc được xây dựng trên tinh thần học hỏi văn hóa Kpop thịnh hành lúc ấy.
Về concept, mình đặc biệt chú ý đến Jun nên mình cũng có thêm đôi lời. Có vẻ từ khi Jun về chung nhà với Soobin, các concept của anh hoặc cố ý, hoặc vô tình đều biến hóa theo khuynh hướng Âu-Mỹ chứ không theo xu hướng Hàn. Trong một lần chia sẻ, Jun nói rằng sau khi Soobin làm nhạc xong thì Jun mới làm concept, có lẽ nhạc hơi hướng Âu-Mỹ của Soobin đã khiến cho Jun đi theo xu hướng này. Có lẽ bạn cũng sẽ cảm nhận được giống vậy khi nhắm mắt lại và cảm nhận Phai, và Nét (kiểu hiphop). Âm nhạc đã mang chúng ta đến với một thế giới khác, và concept là sự bổ trợ, hài hòa, khiến cho thế giới mà chúng ta đang thấy là một thế giới riêng, nhưng vô cùng gần gũi.
Như vậy trong chương trình có 3 dòng chủ lưu, văn hóa truyền thống, văn hóa Âu-Mỹ và văn hóa Hàn. Với cá nhân mình mà nói, đây là ba dòng chảy mạnh nhất. Và việc họ xô vào nhau, khi mạnh khi nhẹ, khi dung hòa khi chủ đạo đã tạo nên những sự mix, match rất là đỉnh nóc kịch trần. Hơn nữa, cũng hội tụ được nhiều dòng fan, tạo nên hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ.
Thực ra Jun còn mang đến văn hóa Nhật Bản trong stage Tình yêu ngủ quên. Nếu như stage này được đánh giá cao, có thể chúng ta còn có thể thấy thêm ít nhất một stage phong cách Nhật như vậy nữa, nhưng đáng tiếc, có vẻ dòng chảy Nhật không đủ mạnh đến thế, hoặc chưa có bối cảnh phù hợp để thêm vào, nên văn hóa Nhật gần như tuyệt tích kể từ sau Công diễn 2. Tuy nhiên, hôm trước mình thấy một thống kê top view Youtube thì Tình yêu ngủ quên cũng nằm trong top15, như vậy, vẫn có thể cân nhắc để có thêm một màu sắc trong chương trình tiếp theo.
Viết chán chê thì mình thấy một sự thật là mùa hè 2024 này chỉ có thể gặp không có thể cầu, bằng cách nào đó, họ hợp nhau, và họ cook ra những stage quỷ ma, không chỉ nhạc, mà concept, và tỉ thứ khác. Một lần nữa, cảm ơn vì đã đến!!!

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
ATVNCG2024 là một chương trình tôn vinh văn hóa truyền thống, và nó có lý do để đứng trong lòng những người yêu thương và lan tỏa văn hóa truyền thống đến với công chúng bằng những hình thức hiện đại hơn.
Còn nếu như bạn chưa xem bất cứ sản phẩm nào của chương trình mà đã phán xét như vậy thì mình nghĩ việc đầu tiên là phải xem đi đã.