Nhận thức - Tư duy, sự tương hỗ đa chiều.
Loài người, với một tỷ lệ kích thước và khối lượng não so với cơ thể thuộc hàng cao nhất trong tất cả các loài động vật trên thế giới,...

Loài người, với một tỷ lệ kích thước và khối lượng não so với cơ thể thuộc hàng cao nhất trong tất cả các loài động vật trên thế giới, một cấu trúc cực kì phức tạp với hơn 100 tỉ nơron thần kinh hoạt động tương tác liên tục với nhau mỗi giây tạo nên một bước ngoặc của sự khác biệt: Tư Duy.Một câu nói mà sau này trở thành yếu tố nền tảng trong triết học Phương Tây của triết gia René Descartes: : "Je pense, donc je suis" - "Tôi tư duy nên tôi tồn tại" đã góp phần khẳng định tầm quan trọng thiết yếu của tư duy. Loài người có lẽ là một sinh vật "lạ lẫm" với khả năng sáng tạo liên tục, những suy nghĩ, phát minh táo bạo vượt thời gian và sự thích nghi nhạy bén với tất cả những biến chuyển trong đời sống đã hình thành nên một cá thể sống động nhất trên hành tinh, và đó chính là biểu hiện ra bên ngoài của quá trình tư duy liên tục.
Nhưng liệu rằng có gì đó tác động lên tư duy và suy nghĩ của chúng ta hay không? Đó là một câu hỏi lớn. Và trong phạm vi bài này tôi xin đưa một vài quan điểm mang tính cá nhân và chủ quan về nhân tố tác động lên tư duy đó chính là Nhận Thức và đi kèm sau đó là Giáo Dục.
Tại sao lại nói nhận thức tác động đến tư duy? Để nói cho thật đúng, đây là một quá trình tương tác hai chiều. Nếu tư duy là một tòa nhà lớn thì nhận thức sẽ là cái móng vững chắc và quyết định toàn bộ kết cấu cũng như qui mô của tòa nhà đó. Để có thể tư duy về một vấn đề, sự vật cũng như hiện tượng nào đó trước tiên và tối thiểu nhất chúng ta phải có kiến thức nền về vấn đề cần xét, đó là giai đoạn của sự nhận thức, sự tìm kím góc nhìn tổng quát nhất, điều đó là chất liệu cũng như là cơ sở quan trọng nhất của việc tư duy. Tư duy như là sự phân giải, bóc tách để tìm kím trong bức tranh nhận thức những chiều sâu hơn, để hiểu rõ hơn những góc khuất riêng đơn lẻ trong cái chung nhận thức, để có thể thấm được cái gọi là bản chất mà ở nhận thức bề mặt chưa thể làm được, nhưng loài người là thế họ luôn tham vọng hơn!
Họ trở về với nhận thức khi tư duy đã đủ đầy, họ dựa trên những nền mống kiên cố sẵn có từ đó sáng tạo nên những miền nhận thức, tư duy mới để có thể chinh phục... Và cứ thế, điều này tạo nên một chu kì phát triển: nhận thức -> tư duy -> nhận thức tầng cao hơn. Nhưng liệu rằng chỉ nhận thức và tư duy đã là đủ? Tư duy hình thành lối suy nghĩ, suy nghĩ sẽ tạo lập nên tiềm thức và tiềm thức là tất cả những gì một con người thể hiện ra được bên ngoài, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi lối tư duy của mình là phù hợp, trước đó thì nhận thức của bạn đã thật sự phù hợp và sâu sa hơn, bạn được định hướng từ nền giáo dục như thế nào?
IS (tổ chức hồi giáo tự xưng) chúng bắt những đứa trẻ, chúng dạy dỗ chúng từ trang giấy trắng theo những định hướng từ trước và những đứa trẻ lớn lên, họ hành xử theo nhận thức họ được giáo dục từ bé, họ tư duy theo nhận thức đó, và họ làm những việc tương tự như IS bây giờ, chúng ta trách họ sai dưới góc nhìn này nhưng họ lại đúng theo nhận thức của bản thân. Đặt vào những hệ quy chiếu khác nhau sẽ cho ta những giác độ và góc nhìn khác nhau về những khía cạnh trong cuộc sống, mà lằn ranh của Đúng và Sai chỉ gói gọn trong sự nhận thức và tự tư duy của bản thân mỗi người.
Nhưng liệu rằng có gì đó tác động lên tư duy và suy nghĩ của chúng ta hay không? Đó là một câu hỏi lớn. Và trong phạm vi bài này tôi xin đưa một vài quan điểm mang tính cá nhân và chủ quan về nhân tố tác động lên tư duy đó chính là Nhận Thức và đi kèm sau đó là Giáo Dục.
Tại sao lại nói nhận thức tác động đến tư duy? Để nói cho thật đúng, đây là một quá trình tương tác hai chiều. Nếu tư duy là một tòa nhà lớn thì nhận thức sẽ là cái móng vững chắc và quyết định toàn bộ kết cấu cũng như qui mô của tòa nhà đó. Để có thể tư duy về một vấn đề, sự vật cũng như hiện tượng nào đó trước tiên và tối thiểu nhất chúng ta phải có kiến thức nền về vấn đề cần xét, đó là giai đoạn của sự nhận thức, sự tìm kím góc nhìn tổng quát nhất, điều đó là chất liệu cũng như là cơ sở quan trọng nhất của việc tư duy. Tư duy như là sự phân giải, bóc tách để tìm kím trong bức tranh nhận thức những chiều sâu hơn, để hiểu rõ hơn những góc khuất riêng đơn lẻ trong cái chung nhận thức, để có thể thấm được cái gọi là bản chất mà ở nhận thức bề mặt chưa thể làm được, nhưng loài người là thế họ luôn tham vọng hơn!
Họ trở về với nhận thức khi tư duy đã đủ đầy, họ dựa trên những nền mống kiên cố sẵn có từ đó sáng tạo nên những miền nhận thức, tư duy mới để có thể chinh phục... Và cứ thế, điều này tạo nên một chu kì phát triển: nhận thức -> tư duy -> nhận thức tầng cao hơn. Nhưng liệu rằng chỉ nhận thức và tư duy đã là đủ? Tư duy hình thành lối suy nghĩ, suy nghĩ sẽ tạo lập nên tiềm thức và tiềm thức là tất cả những gì một con người thể hiện ra được bên ngoài, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi lối tư duy của mình là phù hợp, trước đó thì nhận thức của bạn đã thật sự phù hợp và sâu sa hơn, bạn được định hướng từ nền giáo dục như thế nào?
IS (tổ chức hồi giáo tự xưng) chúng bắt những đứa trẻ, chúng dạy dỗ chúng từ trang giấy trắng theo những định hướng từ trước và những đứa trẻ lớn lên, họ hành xử theo nhận thức họ được giáo dục từ bé, họ tư duy theo nhận thức đó, và họ làm những việc tương tự như IS bây giờ, chúng ta trách họ sai dưới góc nhìn này nhưng họ lại đúng theo nhận thức của bản thân. Đặt vào những hệ quy chiếu khác nhau sẽ cho ta những giác độ và góc nhìn khác nhau về những khía cạnh trong cuộc sống, mà lằn ranh của Đúng và Sai chỉ gói gọn trong sự nhận thức và tự tư duy của bản thân mỗi người.
Hãy luôn đặt câu hỏi về mọi thứ diễn ra trước mắt, hãy tìm tòi để nhận thức mọi việc dưới nhiều giác độ và xem đó là cơ sở cho việc tư duy đa chiều về sau.
Tư duy, tôi không chắc nó đem lại cho bạn thật nhiều của cải tiền bạc, nhưng tôi chắc chắn tư duy mang cho bạn cơ hội để trở thành một cá thể độc đáo và sinh động giữa hơn bảy tỉ người trên quả đất tròn này.
™ Dương Phạm

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Nga Levi

Mình nghĩ bạn có thể nêu định nghĩa thế nào là "nhận thức" và thế nào là "tư duy"? Hai khái niệm này có tách biệt nhau hay không, có đúng là người ta nhận thức rồi mới tư duy không?
- Báo cáo

The Thing
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Như mình đã đề cập, theo quan điểm của mình con người ta nhận thức (có cái nhìn tổng quan về vấn đề) trước rồi sẽ tư duy (để bóc tác vấn đề thành nhiều mặt và nhiều khía cạnh, để trả lời cho những câu hỏi và thắc mắc về vấn đề đó) và sau khi đã tích lũy một lượng nhất định về mặt tư duy, con người ta lại quay về điểm xuất phát ban đầu là nhận thức, để có thể hiểu vấn đề một cách tổng hòa nhất.
Theo quan điểm cũng như suy nghĩ của mình thì chúng ta không thể tư duy nếu chúng ta không dựa trên một hiểu biết có sẵn về một vấn đề nào đó.
- Báo cáo

Nguyên Tuân
uk. mình cũng rất thường nghĩ vềtư duy và nhận thức. đoạn cuối hay quá. mình rất đồng tình rằng đối với nhưng hệ quy chiếu khác nhau thì suy nghĩ của ta sẽ khác nhau. "trong vũ trụ có một cái tuyệt đối đó là sự tương đối, nó tuyệt đối trong chừng mực nhận thức của ta". Nhưng nếu ai cũng nghĩ gì làm đó, thích gì làm nấy, vì nhận thức của mõi người là khác nhau cơ mà. nếu vậy thì rõ ràng chẳng còn ranh giới đúng sai trên thế giới này. mình cũng tin điều đó. nhưng hiện tại mình lại nghĩ rằng: mỗi người có suy nghĩ khác nhau NHƯNG xã hội này, thế giới này vận đông không phải tuỳ ý mà có 1 cái "vecto" nào đó rồi. Hầu hết nền văn hoá, các chuẩn mực đúng sai đều là các vecto song song với cái vecto chung của xã hội. đó chẳng hạn như các quy luật cha mẹ thương yêu con cái, 'học học nữa học mãi', làm những điều tốt, hướng đến hạnh phcs của con người còn những chuẩn mực của những người, những tập thể trái hoặc khác với cái vecto chung sẽ được cho là sai, vô đạo đức, ác độc vân vân. chỉ là trao đổi quan điểm thôi. theo bạn thì thế nào
- Báo cáo

The Thing
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Quan điểm riêng của mình thôi nhé, mình theo trường phái tin rằng những gì đang xảy ra đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó từ trước. Và việc "vecto" của xã hội cũng tương tự như vậy, chúng mình được định hình như ngày hôm nay là nhờ "vecto" đó, nhưng sự tạo lập nên "vecto" đó lại dựa trên cơ sở những "vecto" từ trước mà nếu cứ hồi quy như vậy về tận sâu quá khứ thì nguyên nhân được gói gọn bằng sự kì diệu của tạo hóa "những tổ hợp ngẫu nhiên có sắp xếp"... và mình tin cái nhận thức hiện giờ, tư duy hiện giờ của mình đã được định hướng từ nhỏ theo một "vecto" nào đó nên những góc nhìn này, suy nghĩ này tổng quan lại cũng là hướng theo một chiều nhất định. Và một chút thôi, mình nghĩ rằng sự đúng sai không tồn tại, hoặc nói chính xác hơn rằng điều đó tồn tại dưới một kiểu hình được thêu dệt nên bằng đôi bàn tay của con người.
Với lượng tích lũy kiến thức ít ỏi và những góc nhìn mang tính trải nghiệm chưa thật tròn trịa cho đến bây giờ, ý kiến của mình có thể đúng, có thể chưa phù hợp giống như những gì bạn đã đề cập: "trong vũ trụ có một cái tuyệt đối đó là sự tương đối, nó tuyệt đối trong chừng mực nhận thức của ta".
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Mình ko hiểu lắm khi bạn bảo "suy nghĩ sẽ tạo lập nên tiềm thức và tiềm thức là tất cả những gì một con người thể hiện ra được bên ngoài". Bạn có thể giải thích rõ hơn phần này được ko? tiềm thức ở đây là gì vậy?
- Báo cáo

The Thing
Vâng, cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thật ra phần này mình có hơi thiếu sót. Thật ra đầy đủ của nó phải là suy nghĩ -> hành động (và nhiều hành động) -> tiềm thức. Tiềm thức ở đây kiểu như một sự phản xạ có điều kiện.
Vd: Đụng trúng ai đó khi đang đi ta quay lại xin lỗi ngay lập tức.
Ví dụ trên nghe có vẻ đơn giản nhưng mình nghĩ phải có một lối suy nghĩ và tư duy trước đó thì mới có thể tạo nên phản xã cảm ơn - xin lỗi trong tiềm thức. Vì thực tế trong xã hội có nhiều người hành động khác nhau trong trường hợp này.
- Báo cáo

Tony Tran
Cám ơn bài viết rất bổ ích của bạn. Bạn có thể cho mình nêu thêm suy nghĩ của mình vấn đề tác động đến Tiềm Thức, theo mình nhận thấy ngoài suy nghĩ ra thì yếu tố tác động đến Tiềm Thức còn là quá trình tiếp nhận Tri Thức từ Vô Thức đến có Ý thức, tiếp nhận Vô Thức là cách chúng ta tiếp nhận sự vật, sự kiện thông qua 5 giác quan sinh học và cả Trực Giác, kết quả thu về ban đầu qua giai đoạn suy ngẫm hình thành nên kinh nghiệm sơ khai và đưa vào Tiềm Thức, tiếp nhận có Ý Thức là dựa vào những nền tảng kiến thức định hình sẵn từ lúc nhỏ có thể từ gia đình, văn hóa, truyền thống dân tộc, ảnh hưởng tôn giáo giáo điều, giáo dục sở tại....từ đó đút kết thành những Tiềm Thức riêng. Cả 03 yếu tố Vô Thức - Ý Thức - Tiềm Thức đều có sự tương quan qua lại và hình thành nên Tư Duy nhất quán. Điều mình nghĩ theo bạn có đúng không, mong bạn góp ý thêm nhé.
- Báo cáo

The Thing
Cảm ơn đóng góp của bạn. Đây có vẻ là một góc nhìn khác về vấn đề này.
Mình nghĩ không có đúng sai trong vấn đề này đâu, chỉ là khi đứng ở những vị trí khác nhau, chúng ta có thể nhìn thấy toàn vẹn vấn đề hơn. Đây là một ý rất hay và mình sẽ suy nghĩ về nó.
Cảm ơn rất nhiều
- Báo cáo