<a href="https://open.spotify.com/album/5S00ILflqG8f4MYVZpZcd4">Ngồi tựa mạn thuyền</a> (Nguồn ảnh: Tác giả)
Ngồi tựa mạn thuyền (Nguồn ảnh: Tác giả)
Huyện mình nằm chếch hướng Tây cách thị xã Bắc Giang chừng khoảng 45 phút đi đường. Nơi đây chất chứa nhiều giá trị văn hoá khiến mình luôn cảm thấy biết ơn và tự hào. Điển hình như âm hưởng dân ca Quan họ.
Ý nghĩa của từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Lại có nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc. (Theo Wikimedia)
Liền anh, liền chị hát đối (Nguồn ảnh: Internet)
Liền anh, liền chị hát đối (Nguồn ảnh: Internet)
Âm hưởng Quan họ đi vào lời ru của bà của mẹ từ hồi xưa bé, giữ nguyên vẹn qua lời hát của các liền anh liền chị mỗi mùa lễ hội về, để rồi "một làn nắng cũng mang điệu dân ca" cho đến "những đêm trăng lên trên nhịp cầu thương nhớ, tiễn đưa anh đi em hát bài quan họ" Quan họ đồng hành vẫn đồng hành và tồn tại qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc hay ngày này vẫn là chất xúc tác cho những "tình yêu trên dòng sông quan họ".
Khi nghe Lý cất tiếng hát những câu đầu tiên, mình bất ngờ! Nó thật khác mà lại thật giống với những giai điệu nuôi mình lớn từ hồi bé đến giờ. Lý hát nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết; nó không giống với cách luyến láy và bằng bằng chúng ta vẫn thường thấy ở các Quan họ truyền thống. Phải chăng chất giọng khàn khàn luyến láy hay tiếng đàn từng hồi từng hồi cất lên nhịp nhàng đã thổi một hồn cốt mới cho bản dân ca gốc?
(Ngồi rằng) ngồi tựa mạn thuyền/ Giăng in mặt nước càng nhìn (non nước) càng xinh/ (Sơn rằng) sơn thủy hữu tình/ Thơ ngâm ngoài lá rượu bình (giải trí) trong khoang/ (Tay rằng) tay dạo cung đàn/ Tiếng tơ tiếng trúc bỗng trầm (năn nỉ) thiết tha/ Làm trai chơi chốn Cầu Hà.
Nghe Lý hát, cứ như đang được "ngồi tựa mạn thuyền" trên dòng sông Cầu, nhìn xuống mặt nước mà "càng nhìn lại càng xinh" giữa cái sơn thuỷ hữu tình có thơ, có rượu có nhạc để rồi lại ước được đi trẩy hội nô nức đón xuân như ngày trước. Thôi thì khi Cô Vy vẫn còn giận dữ, ta ngồi ở nhà cùng thưởng thức những giai điệu dân ca êm ái, nhẹ nhàng mà da diết như thế này vậy.