Nội dung:
I. Vào đề
II. Điện thoại là công cụ hữu ích
III. Thực trạng
IV. Giải pháp
V. Kết
I. Vào đề
Sau khi tôi cai điện thoại, tôi nhận ra các lợi ích sau:
- Hiệu quả hơn
- Tâm trí sáng suốt
- Bớt căng thẳng
- Nhiều thời gian hơn
- Không bị quá tải
- Hấp dẫn trước mọi người
Nhìn mọi người cắm mặt vào điện thoại ở mọi nơi, tôi đã chọn con đường khác, dẹp bỏ hoàn toàn điện thoại ra khỏi cuộc sống và nhận nhiều giá trị. Khi không còn bị giam cầm bởi công nghệ, tôi thấy được mình còn nhiều việc phải làm, còn nhiều nơi phải đi. Chúng ta nên dẹp bỏ thứ công nghệ này vì nó đang bị thao túng bởi truyền thông… Không! Không, những bài viết của Nam Vương không bao giờ đi theo lối văn cũ rích, biết tuốt ấy. Có nhiều thứ để bàn về điện thoại và cách sử dụng chúng sao cho hợp lý. Ta sẽ phân tích lợi ích mà điện thoại mang lại sau đó nhìn về thực trạng thứ công nghệ này đang được sử dụng như thế nào, cuối cùng đưa ra giải pháp thiết thực.
II. Điện thoại là công cụ hữu ích
Điện thoại luôn tỏ ra có ích ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. Thiết bị nhỏ nhắn này có thể thay thế lịch, máy tính, máy ảnh, tivi, báo thức, bản đồ… và còn giúp đặt xe nhanh chóng, chuyển tiền đường xa, mua sắm, giải trí, kết bạn, nhắn tin, gọi điện, viết bài, làm báo cáo... Khi bàn về chủ đề nghiện điện thoại những người đưa ra quan điểm chỉ xoay quanh việc điện thoại giết thời gian và làm ngu người sử dụng như thế nào mà không đề cập đến thiết bị thông minh giúp tiết kiệm thời gian và làm người dùng thông minh lên ra sao. Nhờ có điện thoại nên pháp luật được phổ biến rộng rãi, nhiều thiết bị bị thay thế bởi smartphone giúp đơn giản hoá cuộc sống. Tôi có ông bác chỉ dùng điện thoại nokia cũ, mỗi lần cần tính hóa đơn lại phải ghi ra giấy, đôi khi đi hàng chục cây số chỉ để trả tiền nợ, luôn có câu châm ngôn khi lạc đường “đường ở mồm mà ra”. Từ đây ta phải nhận định điện thoại giúp cuộc sống của chúng ta bớt chật vật hơn và việc bỏ hoàn toàn nó khiến năng xuất làm việc giảm. Loại bỏ điện thoại vì cảm thấy bị quá phụ thuộc cũng như tháo hết ống nước trong nhà ra vì cảm thấy mình đang phụ thuộc vào công cụ, thật ngớ ngẩn phải không.
III. Thực trạng
Về thực trạng sử dụng điện thoại nhiều chả có gì đáng nói vì nó nhan nhản khắp nơi. Không phải mọi người dành full-time cho việc lướt tik-tok nhưng cứ hễ rảnh là lướt, sáng dậy việc đầu tiên là check thông báo, trước khi ngủ cũng phải bấm ít nhất 30’p. Tại sao lại nghiện cục sắt này? Và tác hại ra sao?
Nghiện là việc dùng quá liều, không kiểm soát và không bỏ được. Xem mình nghiện hay không chỉ cầu bỏ thử 1 ngày sẽ biết, tất nhiên lý do đầu tiên khi cầm lại là “công việc”, công việc chỉ chiếm 10% thời gian dùng smartphone còn 90% là lướt, xem phim, nghe nhạc, gọi tán gẫu. Thiết bị thông minh giúp chúng ta ở mọi khía cạnh của cuộc sống như tôi nói ở phần I, mọi người thật sự chưa tận dụng hết sức mạnh của con quoái vật này mà đa số dùng để lướt facebook, tiktok, youtube-short, xem youtube, nghe nhạc, chơi game, chụp hình, sống ảo, gọi tán gẫu. Vậy theo tác giả giải trí là xấu sao???
''Giải trí không bao giờ là xấu nhưng phải có sự kiểm soát.''
Đa số ta cầm điện thoại chỉ vì thói quen giết thời gian, chán nản, lười làm. Nếu cầm điện thoại lên mà chả biết vì sao mình cầm, bao giờ mình bỏ xuống thì chúng ta hoàn toàn bị bản năng kiểm soát, hậu quả tất yếu là mất một tá vàng bạc vì thời gian vốn là vàng bạc. Còn một thứ chúng ta mất nữa đó là sức mạnh, ý chí. Con người vốn cần dophamin để có động lực giành lấy mục tiêu, cảm giác vui sướng khi gặt hái được thứ gì đó là do dophamin mang lại. Giải trí cũng sản sinh ra dophamin, việc có được thỏa mãn không còn là xa xỉ, chỉ cần mở máy ra xem clips sẽ vui vẻ, hạnh phúc, cười ha-ha-ha. Khi niềm vui dễ dàng có được, chúng ta không cần đổ mồ hôi công sức để tìm kiếm sự chiến thắng nữa, cũng như việc ăn no rồi chỉ muốn đi nằm. Trong bộ môn boxing(quyền anh), trước những giải đấu lớn, các võ sĩ không được làm tình trong vòng 6 tháng, không phải sex làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà sex làm giảm ý chí của võ sĩ, khi tham gia thi đấu không còn khát khao cháy bỏng phải giành chiến thắng.
IV. Giải pháp
Chủ đề về nghiện ngập đã được phân tách thành từng phần nhỏ, qua từng phần ta gần như hiểu toàn bộ vấn đề, chỉ còn một ý cuối cùng là tôi chưa làm rõ “Khi nào thì dùng điện thoại để không ảnh hưởng tới cuộc sống? Sử dụng công nghệ thế nào để làm việc năng suất?”
“Chúng ta dùng điện thoại khi cần cho công việc, làm xong tắt ngay lập tức.”
Chỉ sử dụng điện thoại cho công việc, không làm điều gì sao nhãng. Trong bài viết tôi chưa hề nói 1 câu nào rằng chơi game là xấu, lướt tiktok là việc không nên làm mà chúng ta cần dùng có sự kiểm soát. Đến việc chỉ dùng điện thoại cho công việc còn chưa làm được sao có thể dùng điện thoại để giải trí một cách có kiểm soát. Sau cả một ngày tất bật, chơi một ván game là điều nên làm, sau những lo toan, nằm xuống xem show hài là chuyện bình thường nhưng chúng ta cần kiểm soát bản thân tốt đã, liệu chỉ xem 30’p hay xem cả tối. Khi bỏ điện thoại tôi nhận ra nhiều thứ chả quan trọng như mình nghĩ, mấy năm trước rank cao thủ còn là mồ hôi xương máu, lượt tương tác, bình luận là mối bận tâm hàng đầu, giờ đây xem lại những thứ đó chả quan trọng gì cả, tài khoản facebook hay garena có mất cũng không sao. Khi kiểm soát tốt ta sẽ không bao giờ rơi vào vòng lập vô tận: xem tào lao→ hối hận, giá mà → ngày mai mình không thế nữa → lại xem tào lao → …
V. Kết
Điện thoại là công cụ tuyệt vời nếu ta chỉ đơn thuần xem nó là công cụ.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất