Nghệ thuật hay nhân sinh: Liệu có còn quan trọng ?
"Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh"? - Câu hỏi đã gây ra chia rẽ và tranh cãi suốt hơn 1 thế kỉ nay của những người...
"Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh"?
- Câu hỏi đã gây ra chia rẽ và tranh cãi suốt hơn 1 thế kỉ nay của những người làm nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến 1 điểm là ngay đến cả từ "nghệ thuật" còn chưa được định nghĩa một cách đầy đủ và nhất quán.
Vậy nên, trước khi tranh luận về một vấn đề nào đó, có lẽ chúng ta nên thống nhất xem, "nó là gì?" trước đã, một việc quá sức cơ bản như vậy nhưng theo quan sát của cá nhân tôi, thường bị bỏ qua bởi những "cái đầu đã quá nóng". Từ đó sinh ra tình trạng người nói một dằng, người nói một nẻo, cuối cùng rồi loạn cả lên chả biết mình đang nói về cái gì nữa. Mặt khác, đó âu cũng là một mặt hạn chế khá lớn của ngôn ngữ trong việc định hình những thứ vô định hình, những thứ quá trìu tượng.
Tất nhiên rồi, bây giờ tôi sẽ định nghĩa từ nghệ thuật theo nguồn có thể được xem là đáng tin cậy nhất, Wikipedia.
Về cơ bản, khái niệm được cho là chính xác nhất về "Bản chất của nghệ thuật, và những khái niệm có liên quan như sáng tạo và sự diễn dịch, được khảo sát trong mỹ học - một nhánh của triết học.
Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội" (nguồn: Wikipedia}
Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác nhau.
- Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong xã hội, ở con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người và cả trong nghệ thuật. Cái đẹp tổng thể bao gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn.
- Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mĩ... Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật. ( Nguồn: Wikipedia)
Ok, đây có thể được xem là khái niệm chính xác nhất về nghệ thuật. Và chúng ta có thể thấy một cách rất rõ ràng: "Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời".
Vậy từ cách định nghĩa trên, chúng ta có thể kết luận rằng: nghệ thuật vị nghệ thuật mới chính là nghệ thuật, còn nghệ thuật vị nhân sinh chỉ là một hình thức nghệ thuật trá hình. Tại sao tôi lại nói như vây? vì nghệ thuật là "nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời" , tức là nó hoàn toàn là chủ quan, là cảm nhận của người làm nghệ thuật chứ không phải là "nghệ thuật vị nhân sinh", một thứ được miêu tả là: "có chức năng và nhiệm vụ phải phục vụ xã hội, quần chúng" và "kinh tế là tất cả, nghệ thuật chỉ là đày tớ cho kinh tế".
Đọc thêm:
Sáng tạo Nghệ thuật có chi? Đọc thử cuốn sách “có gì” biết ngay.
“Người trong muôn nghề: Ngành Sáng tạo & Nghệ thuật có gì?” là cuốn sách hướng nghiệp đầu tiên trên thị trường về ngành Sáng tạo & Nghệ thuật, cuốn sách giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh về các vị trí công việc thông qua các bài viết của nhiều tác giả có kinh nghiệm và đang làm việc trực tiếp trong ngành nghề này.shop.spiderum.com
“Người trong muôn nghề: Ngành Sáng tạo & Nghệ thuật có gì?” là cuốn sách hướng nghiệp đầu tiên trên thị trường về ngành Sáng tạo & Nghệ thuật, cuốn sách giúp bạn có được bức tranh toàn cảnh về các vị trí công việc thông qua các bài viết của nhiều tác giả có kinh nghiệm và đang làm việc trực tiếp trong ngành nghề này.shop.spiderum.com
OK, mọi thứ có vẻ như đã quá rõ ràng rồi đúng không? "Nghệ thuật vị nghệ thuật" mới chính xác là nghệ thuật. Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ không đơn giản như vậy, trên đời này, nếu như một thứ gì đó muốn tồn tại, thì nó phải có một giá trị nào đó. Vậy thì, giá trị của "nghệ thuật vị nghệ thuật là gì". Chính vì nó chỉ là những cảm nhận chủ quan, và chỉ đơn giản là về cái đẹp, và đương nhiên, những cảm nhận đó sẽ không được cảm nhận ở đa số những người tiếp nhận nó. Nói cách khác, nghệ thuật là vô dụng, ít nhất là khi nó bị đem ra so sánh với công việc của một thợ xây, hoặc một bác sĩ, hoặc một kĩ sư. Phải chăng việc thiếu đi một mục đích thực tế khiến sách vở, hội hoạ hoặc điêu khắc chỉ đơn giản là sự lãng phí thời gian của chúng ta. Từ đó, nghệ thuật được xem là "vô dụng". Chính vì thế trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh ra đời", chủ trương nghệ thuật gắn với đời sống xã hội và chính trị, chống lại các khuynh hướng nghệ thuật thoát ly cuộc sống, “nghệ thuật thuần tuý” coi hình thức là trên hết và việc có một tác động nào đó thực sự sâu sắc đến con người xã hội, đã chứng kiến một "thắng lợi lớn" của trường phái nghệ thuật vị nhân sinh trong thế kỉ XX.
Có thể coi ví dụ tiêu biểu nhất của trường phái này là tác phẩm "Bố già" của Mario Puzzo. Cuốn tiểu thuyết có thể được xem là nổi tiếng nhất trên thế giới
Có một sự thật không thể chối cãi: Mario Puzo không hề muốn viết “Bố già”. Ông khởi sự viết nó chỉ vì đang túng quẫn về mặt tài chính. Ông xem tác phẩm “The Fortunate Pilgrim”, là quyển hay nhất. Tuy nhiên, đó cũng là quyển cá nhân nhất. Sau đó ông nhận ra rằng người ta không hề quan tâm đến những cảm xúc cá nhân của mình trong khi ông không thể chạm đén cảm xúc cá nhân của họ và ông gọi đó là thứ văn học "tự luyến". Và ông cũng không chưa bao giờ ngại phủ nhận rằng: "Bố già" không phải là thứ "nghệ thuật chân chính". Tuy nhiên, dù đã chọn “nghệ thuật vị nhân sinh”, nhưng với tài năng và tâm huyết của mình, tác phẩm về "bổn phận" và "trách nhiệm" của người đàn ông đã chạm đến cảm xúc của hầu như mọi đấng nam nhi trên đời. Dù không phải là "nghệ thuật chân chính", nhưng không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà "Bố già" đem lại.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, "nghệ thuật vị nhân sinh trong thời đại ngày nay cũng không còn quá quan trọng nữa", vì nhà văn chân chính đã không còn phải “đem ngòi bút lột trán cái xã hội hiện tại để cho dân chúng trông rõ nguồn gốc của mọi sự đau thương và để tìm lấy đường sống“, Vì thế, cá nhân tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản là thứ giúp chúng ta mở rộng góc nhìn về thế giới và mỗi người đều được thôi thúc phải suy nghĩ theo những hướng mới mẻ hơn, độc đáo hơn - phải chăng đây mới chính là tác dụng đích thực của nghệ thuật? Và như thế thì nghệ thuật "vị nhân sinh" hay "vị nghệ thuật" liệu có còn quá quan trọng nữa không?.
P/s: khi viết xong bài viết này thì tôi mới chợt nhận ra: bài viết xàm + vô giá trị vờ lờ vì nó đã không còn quan trọng nữa thì còn tranh luận làm quái gì? Nhưng thôi cũng tốn công viết mất rồi nên up lên cho mọi người đọc vui vui giải trí vậy.
Thank you, guys @@
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất