Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra từ năm 2008 khiến nhiều ngân hàng quốc tế lao đao, trừ các ngân hàng hồi giáo. Thậm chí trong khi một loạt các ngân hàng ở Mỹ phải đóng cửa thì không một ngân hàng Hồi giáo nào sụp đổ hoặc chính phủ phải tái cấp vốn. Vì vậy các ngân hàng này đang nhận được nhiều sự ngưỡng mộ và quan tâm của thế giới. Tuy nhiên, mô hình hoạt động của các ngân hàng này vẫn là một điều gì đó khá mới mẻ đối với thế giới bên ngoài. Vậy các bạn đã biết gì về mô hình ngân hàng này trong thời kì khủng hoảng?
Ngân hàng Hồi giáo
Trước tiên, đâu là nguyên nhân khủng hoảng tài chính 2008 ?‼️


Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là từ việc các ngân hàng thương mại cho vay mua nhà “dưới chuẩn”- nghĩa là cho các đối tượng có mức tín nhiệm thấp vay,  tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán khi đến hạn trả nợ và thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ- với một quy mô lớn để cân đối về nguồn vốn tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc cho vay dưới chuẩn một cách thái quá trong một thời gian ngắn dẫn đến mất kiểm soát về chất lượng tín dụng. Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư lại phát hành trái phiếu (chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định) trên cơ sở các chứng từ cho vay thế chấp này để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc “chứng khoán hoá” các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước.

 Chuỗi hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”. “Bong bóng” nổ là không thể tránh khỏi. Và cuộc khủng hoảng bắt đầu từ đây.


Còn về Ngân hàng Hồi giáo, đặc điểm của nó ra sao? 🕌🇸🇦


Ngân hàng Hồi giáo là một tổ chức ngân hàng nhận tiền gửi, hoạt động giống như một ngân hàng thông thường ngoại trừ việc cho vay và vay trên cơ sở lãi suất. Trong tài chính Hồi giáo việc nhận hay trả lãi suất bị cấm. Lợi nhuận được thực hiện gián tiếp thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, nếu bạn muốn vay tiền mua xe hơi thì sau khi ký hợp đồng, ngân hàng sẽ mua chiếc xe đó rồi bán cho bạn với giá cao hơn. Chênh lệch giữa 2 mức giá mua-bán đó chính là lợi nhuận mà ngân hàng thu được và điều đó là được phép trong đạo Hồi.  Các ngân hàng hoạt động theo luật Sharia cũng sẽ không nhận các tài sản thế chấp để cho vay như hình thức thông thường.
📊📉 Tại sao ngân hàng Hồi giáo ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng ? 🏦📈
Có hai nguyên nhân chính:
📍(1) Ngân hàng Hồi Giáo cấm cho vay với lãi suất cao nên lợi nhuận ngân Hàng Hồi giáo kiếm được thông qua các hoạt động sau:
+ Chia sẻ lời-lỗ với nhà đầu tư ( hợp đồng chia sẻ lợi nhuận PLs ). Loại hợp đồng này có tính kỷ luật cao vào hệ thống tài chính, thúc đẩy các tổ chức tài chính đánh giá rủi ro một cách cẩn thận và hiệu quả hơn.
+ Sở hữu trước các tài sản ( hữu hình) khi cho vay và thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận nhưng không bán nó. Việc này sẽ giúp ngân hàng thu lại 1 phần vốn và việc nắm trước tài sản sẽ tránh được nợ xấu , nợ khó đòi.
📍(2) Ngân hàng Hồi Giáo nói “ KHÔNG” với các tài sản độc hại hay được chứng khoán hóa như chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), thông qua nghĩa vụ có thế chấp (CDO).
Bài viết thuộc CLB Ngân hàng Quốc tế IBC, theo dõi page http://ibc-club.com/?fbclid=IwAR10F41Q5suqgFDps7d-4RrnHy0EGTfr1fhDVlW-ibPsHyjG8KgfKFuYdHo để có thêm nhiều kiến thức kinh tế hơn nhé =)
from : YD