Người trẻ nên làm công việc phục vụ và sales một khoảng thời gian ít nhất là một năm để tích lũy kinh nghiệm. Khi bạn nghiêm túc quan sát tiếp thu chắc chắn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kĩ năng giao tiếp sao cho thuyết phục, khả năng lắng nghe và phân tích mong muốn nhu cầu của người khác. Đây đều là những kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với hầu hết các ngành nghề mà bạn có thể học được từ công việc sales. Đây chắc chắn là một công việc mang tính thử thách cao và đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng mang lại nhiều kỹ năng và bài học thiết thực cho các bạn trẻ.

1. Kiên nhẫn và kiên trì

Mỗi ngày bạn sẽ phải tiếp thị giới thiệu công ty và sản phẩm công ty khoảng 40-70 lần tùy theo yêu cầu lượng công việc từ quản lý. Dù có nói hay lắm thì nói mãi bạn cũng tự thấy chán những cái mình lặp đi lặp lại đến thuộc làu làu. Nhưng khi giới thiệu với khách, nhân viên vẫn phải mỉm cười, nâng cao tông giọng và giữ tốc độ nói ổn định, dùng câu từ lịch sự mà thân thiện, dùng từ chuyên nghiệp nhưng vẫn giải thích dễ hiểu, luôn giữ được thái độ vui vẻ và hân hoan để tăng sự hưng phấn cho khách hàng khi nói về các ưu điểm của sản phẩm mà bạn đang đại diện tiếp thị. Điều nay nghe có vẻ dễ dàng, nhưng chỉ những ai thực sự làm qua nghề sales mới thực sự hiểu.
Điểm yếu lớn nhất của mỗi người nằm ở sự bỏ cuộc. Con đường vững chắc dẫn đến thành công là luôn luôn cố gắng thêm một lần nữa -Thomas Edison

2. Thảo mai đúng cách

Khi làm ngành sales bạn sẽ tiếp thị và phục vụ đến gần như mọi loại người trong xác hội tùy vào tầng lớp và nhóm người nào mà công ty đang nhắm đến thì tỷ lệ bạn gặp nhóm người đó càng cao, và cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ khiến bạn ngưỡng mộ hoặc kinh hãi mỗi khi nghĩ lại. Với lượng khách hàng lớn và nhiều thông tin cân phải xử lí liên tục, sẽ có lúc bạn mắc lỗi sai, có thể là bạn sai hoặc khách sai nhưng với vị trí nhân viên phục vụ khách bạn phải biết "thảo mai đúng cách" để xuống nước với khách, giải thích, hứa hẹn "anh ơi anh à...", "chị ơi chị à...". Biết cách vuốt ve cái tôi của người khác đúng lúc thì một nửa phần thắng đã nằm trên tay bạn, nửa còn lại thì...phụ thuộc vào những yếu tố khác có thể bao gồm thiên thời địa lợi nhân hòa nữa!

3. Học cách nắm bắt được điểm chính nổi bật nhất về ưu nhược điểm của một sản phẩm một cách nhanh chóng

Khi bạn trở thành người đại diện tiếp thị sản phẩm, bạn phải là người nắm rõ những thông tin về sản phẩm mình giới thiệu, tìm hiểu qua các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nhìn ra được ưu nhược điểm nổi bật nhất của từng sản phẩm. Điều này cần chút xíu khả năng tìm kiếm thông tin, suy nghĩ phân tích, và khả năng trình bày lưu loát như một chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang giới thiệu để tạo niềm tìn cho khách hàng đến với công ty bạn.

4. Rèn dũa thái độ và kiềm chế cảm xúc

Khi bạn tiếp thị đến người khác, nhất là telesales, thì ít nhiều bạn cũng trực tiếp làm phiền đến người khác khi lỡ gọi vào lúc họ còn ngáy ngủ, con đang khóc, đang họp với sếp,...nên thường là bị cúp máy ngang hay bị chửi là chuyện bình thường! Nhưng bạn vẫn phải mỉm cười nói xin lỗi, và cảm ơn, và tiếp tục công việc với khách hàng tiếp theo như mọi khách hàng khác, đúng tiêu chuẩn và quy trình. Trong quá trình làm sales, bạn nhất định phải học được cách kiềm chế và điều chính cảm xúc của mình để có thể giữ được tinh thần khỏe mạnh và cân bằng. Sẽ có lúc bạn như gục ngã vì mọi chuyện quá khó khăn, không thuận theo kế hoạch nhưng bạn hãy bình tĩnh, cho bản thân một khoảng không gian - tốt nhất là ngoài trời nơi có sông lớn biển lớn, hoặc nhìn thấy bầu trời rộng lớn. Đứng trước thiên nhiên hùng vĩ trời cao đất rộng. bạn sẽ nhận ra rằng những vấn đề hiện tại của bạn chỉ là hạt cát bé nhỏ trọng vũ trụ này, rồi mọi vấn đề sẽ qua đi. Nếu thật sự không thể tiếp tục, hãy buông bỏ!
Nguồn: sưu tầm
Nguồn: sưu tầm

5. Rèn luyện khả năng chịu được áp lực cao

Nghề sales căn bản là dựa trên hoa hồng và tiền thưởng, là đội quân tiền tuyến tiếp cận trực tiếp với khách hàng để bán sản phẩm và kéo doanh thu lên cho công ty. Bạn có thể trở thành "ngôi sao" hoặc là "tảng đá" của đội sales dựa vào thành tích của mình. Trong một đội nếu 1 người làm yếu hơn và mang về doanh thu thấp hơn người kia sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để "chạy số, kéo số" cho đạt KPI tháng. Nghe đến đây bạn đã đủ cảm thấy áp lực chưa.

6. Sự cạnh tranh lớn

Sự cạnh tranh trong ngành sales cũng khốc liệt không kém những chuyện chính trị quốc gia. Những vấn đề như ai được tiếp nhận nhiều khách có tiềm năng hơn, được xếp làm vào khung giờ nào, ngồi ở vị trí nào cũng có thể gây tranh cãi và mâu thuẫn. Những câu chuyên và "mẹo" chộp giật khách của nhau phía sau hậu trường li kì không kém những chuyện hậu cung phim cổ trang. Khi đồng nghiệp cũng chính là đối thủ cạnh tranh KPI thì cuộc chiến này càng khốc liệt hơn. Tất nhiên là những nhân vật sales lão làng có cách riêng của họ và dù có không ưa gì nhau thì trước mặt vẫn " thảo mai" được. Khi bạn nhìn ra được những vẫn đề này, biết mạnh mẽ xòe nanh xòe vuốt để bảo về quyền lợi của mình và biết trước biết sau không động vào quyền lợi của người khác thì bạn đã rèn luyện được cách sinh tồn rồi đấy.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu. Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề -Ca dao tục ngữ

6. Xác nhận nhu cầu khách hàng, và nhận biết khi nào nên buông bỏ.

Những tay gà mờ vừa chập chững bước vào nghề sẽ dùng hết nước bọt để tiếp thị cho khách hàng, nói tù tì liên tục 40-50 phút để giảng giải cho khách về công ty sản phẩm, thậm chí là dành nhiều giờ quan tâm một khách không thật sự có tiềm năng, có nhu cầu nhưng không đủ khả năng chi trả, hoặc có khả năng chi trả nhưng không thực sự có nhu cầu. Khi bạn có kinh nghiệm trong việc phân tích nhu cầu, mong muốn và mối lo khách hàng, bạn sẽ có thể đánh nhanh rút gọn, chốt đơn hiệu quả hơn. Kỹ năng này chỉ có thể thành thục qua kinh nghiệm tích lũy mỗi ngày.
Nguồn: ecommercegermany.com
Nguồn: ecommercegermany.com