1. Giai đoạn Peter đại đế và đại cải cách
Peter nâng tỷ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, mở nhiều xí nghiệp, số nhà xưởng tang từ 10 lên 240,sản lượng gang tang từ 1000 fud năm 1700 lên 815.000 fud, không những thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Những đóng góp đó đến từ việc khảo sát địa chất, phát hiện nhiều mỏ ở dãy Ural. Bên cạnh đó là chính sách bảo hộ thương mại, nội địa hóa hàng trong nước. Đến năm 1713, toàn bộ đồng phục lính may từ vải Nga, đến năm 1723, mọi hóa đơn đều làm từ giấy Nga.
Xí nghiệp in thời Peter
Nhưng đại đa số dân Nga là nông nô và nông dân nên rất ít cũng như thiếu công nhân- nghịch lý cũng như hạn chế của chế độ nông nô, thời gian làm của công nhân cũng nhiều -14 giờ. Các công xưởng lúc này giống như địa chủ với nông nô và máy móc hơn.
2. Giai đoạn nửa cuối tk 18 – Catherine đại đế
Cung điện Catherine ( mang tên Catherine I ) - diện mạo này cơ bản là thời Elizabet. Cung điện trang trí rất nhiều vàng, bên cạnh đó nổi tiếng với phòng hổ phách. Người Việt hay gọi là cung điện mùa thu- hiện nằm ở thành phố Puskin, ngoaij thành Saint- Petersburg
Nổi bật với các chính sách tài chính : phát hành tiền giấy, quy định giá,… 1 số độc quyền kinh doanh được bãi bỏ như độc quyền thương mại với Trung Quốc,…
Quan hệ ngoại thương tăng lên do hạn chế bảo hộ cũng như được khuyến khích tự do giao thương. Xuất khẩu nguyên liệu thô như gỗ, cây gai dầu, lông, bánh mỳ,.. tăng cao. Xuất khẩu tăng tư 13.6 triệu rub lên 39.6 triệu rub vào năm 1790.
Các tàu buôn cũng tăng mạnh trong giao dịch nhưng mới chỉ chiếm 7% số lượng thuyền tại Nga cuối tk 18 đầu 19. Số lượng tàu buôn ngoại quốc tăng mạnh thời Catherine từ 1340 lên 2430 thuyền.
Như nhà sử gia kinh tế Rozhkov, trong thời đại Catherine, cơ cấu xuất không có bất kỳ sản phẩm đã qua chế biên nào mà toàn nguyên liệu thô. Cán cân luôn nghiên về nhập khẩu do đó lượng sản xuất trong nước năm 1773 chỉ là 2.3 triệu rub còn riêng năm 1765 đã nhập 10 triệu rub.
Công nghiệp kém phát triển do kỹ thuật kém cũng như không có cải tiến kỹ thuật. Catherine xem nhẹ cách mạng công nghiệp kỹ thuật bên Tây và cho rằng máy móc có hại cho nhà nước. Công nghiệp trong nước chỉ có 2 ngành luyện sắt và dệt may nhưng đều kém chất lượng.
Nông nghiệp không mấy khởi sắc, nạn đói diễn ra thường xuyên. Giá lương thực cũng tăng cao. Giá bánh mì tăng từ 86 kopek ( 100 kopek = 1rub) năm 1760 lên 2.16 rub năm 1773 và 7 rub năm 1788. Chính 1 số nguyên nhân đó dẫn đến 1 số khởi nghĩa lớn nổ ra.
Hệ thống tài chính thời Catherine cũng khóp phần cho khủng hoảng kinh tế Nga. Tiền giấy ra đời có hiệu quả cho nhà nước khi giảm chi phí vận chuyển tuy nhiên do hết bạc trong kho mà nhà nước vẫn tiếp tục in thêm tiền đến 156 triệu năm 1796 khiến lạm phát tăng cao, mất đến 1.5 lần giá. 33 triệu rub cũng that thoát ra nước ngoài, nợ công tăng đến 205 triệu rub. Pavel I khi lên ngôi cũng kêu kho bạc trống rỗng, thu hơn chi. Nhà sử học Chechulin đã kết luận : “ cuộc khủng hoảng kinh tế nửa cuối triều đại Catherine là sự cố hoàn toàn do tài chính”.
3. Lạm bàn
Dù kinh tế khủng hoảng, công nông đình trệ nhưng cung điện mùa thu cũng như mùa đông vẫn hoành tráng. Hơn 100 kg vàng vẫn dát trên mặt tiền điện Catherine. Và cũng chớ trêu khi thấy rất ít đồ sản xuất từ Nga trong các cung điện: trảm Bỉ, tranh Hà Lan, gốm sứ Trung Quốc, kiến trúc sư từ Pháp, Ý...