Cùng tìm hiểu với mình qua góc nhìn dí dỏm hơn và nhẹ tính học thuật hơn nhé!
Yield- tổng sản phẩm tạo ra của một nền kinh tế, thường được sử dụng trong các mô hình vĩ mô. Nó cũng rất gần với định nghĩa của GDP, điểm khác biệt là GDP sẽ theo năm và theo 2 hướng: danh nghĩa (nominal) và GDP thực tế (real).  Phân tích sâu hơn các thành tố của Y để hiểu được động lực nào cho bài toán nâng cao năng suất lao động nhé!
Một cách suy luận đơn giản nhất : Năng suất lao động cao => lương cao, chất lượng cuộc sống tăng lên, tuy nhiên không chỉ mỗi yếu tố con người hay vốn là đủ :

 Sản lượng (Yeld) của một quốc gia nhìn chung sẽ phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố:
Y=T*f(K,L)  
trong đó :
T -technology đại diện cho máy móc và công nghệ ,
 K-capital và L-labor .
 Một góc nhìn dễ hiểu hơn, GDP, tổng giá trị tạo ra cấu thành từ những thành phần nâng công nghệ, thứ số nhân có thể tăng lên gần như mãi mãi. 2 thứ còn lại là vốn và lao động vốn có tính biến động cao, xảy ra hiện tượng cận biên giảm dần (diminishing) và có tính giới hạn cao.
Từ đó, để tạo ra nhiều giá trị hơn mình phải quan tâm hơn đến T, đồng thời cải thiện L. Chuyển giao công nghệ, tay nghề người lao động cũng như cách đào tạo lao động sẽ quyết định trò chơi của 1 quốc gia. 

Đây là những công thức và giải thích ngắn gọn, nếu thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm hãy comment suy nghĩ của bạn, follow mình để nhận những bài phát triển vấn đề sâu hơn nhé !