NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀ GÌ? (PHẦN 1)
Định nghĩa về người hướng nội là người ưa những môi trường dễ chịu, ít bị thúc đẩy nhất. Những người hướng nội có xu hướng cảm...
Định nghĩa về người hướng nội
là người ưa những môi trường dễ chịu, ít bị thúc đẩy nhất. Những người hướng nội có xu hướng cảm thấy rất mệt mỏi, sau khi tham gia hoạt động mang tính xã hội, và lấy lại được năng lượng của họ bằng việc dành thời gian ở một mình. Điều này một phần lớn là bởi vì các hệ thần kinh và các hệ thống chất dẫn truyền thần kinh dopamin của người hướng nội hoạt động khác so với người hướng ngoại, nhưng nó cũng là sự kết hợp giữa việc họ được nuôi dưỡng như thế nào và các trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của họ.
Tuy nhiên, có rất nhiều điều về người hướng nội hơn là chỉ có thế. Người hướng nội là kẻ mộng mơ thầm lặng và là người suy nghĩ có chiều sâu về thế giới. Chúng tôi bị phần nhiều hiểu sai, và nhìn nhận sai cho là "ngại ngùng" hay thậm chí là rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocial) - nhiều đến mức mà nhiều người hướng nội cố thay đổi con người họ.
Tuy nhiên, có rất nhiều điều về người hướng nội hơn là chỉ có thế. Người hướng nội là kẻ mộng mơ thầm lặng và là người suy nghĩ có chiều sâu về thế giới. Chúng tôi bị phần nhiều hiểu sai, và nhìn nhận sai cho là "ngại ngùng" hay thậm chí là rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocial) - nhiều đến mức mà nhiều người hướng nội cố thay đổi con người họ.
Nhưng việc là người hướng nội lại là một năng khiếu đầy mạnh mẽ, nó đi kèm với một danh sách dài những lợi thế. Người hướng nội có thiên hướng là sâu sắc, sáng tạo, biết suy nghĩ, và tận tâm. Chúng tôi là những người bạn, người đồng hành, và người đồng nghiệp tuyệt vời bởi vì chúng tôi biết lắng nghe, thấu hiểu và nhìn nhận mọi thứ theo một cách riêng biệt.
Không có hai người hướng nội nào hoàn toàn giống nhau, và một vài người thì nhiều (hoặc ít) hướng nội hơn những người khác. Nhưng tất cả những người hướng nội đều làm việc tốt nhất khi họ đón nhận bản năng hướng nội của mình. Đó chính là mục đích của chỉ dẫn này, và toàn bộ trang web này (Introvert, dear) - để giúp những người hướng nội (và những người yêu mến họ) hiểu hơn về con người họ.
Không có hai người hướng nội nào hoàn toàn giống nhau, và một vài người thì nhiều (hoặc ít) hướng nội hơn những người khác. Nhưng tất cả những người hướng nội đều làm việc tốt nhất khi họ đón nhận bản năng hướng nội của mình. Đó chính là mục đích của chỉ dẫn này, và toàn bộ trang web này (Introvert, dear) - để giúp những người hướng nội (và những người yêu mến họ) hiểu hơn về con người họ.
Việc là người hướng nội mang ý nghĩa gì?
Tất cả mọi người đều được sinh ra với một tính khí bẩm sinh - cách mà bạn có được năng lượng và thiên hướng tương tác với thế giới. Sự hướng nội và sự hướng ngoại là những tính khí. Việc liệu bạn là người hướng nội hay hướng ngoại phần lớn được xác định bởi gen của bạn và hệ thần kinh của bạn được liên kết như thế nào, mặc dù nó cũng được hình thành do những trải nghiệm đầu đời. Khoảng 30 - 50% dân số được cho là người hướng nội.
Không phải tất cả những người hướng nội đều như nhau. Một vài người hướng nội sẽ chỉ cần chút ít thời gian riêng tư để nạp lại năng lượng và có thể xử lí một lượng khá khoảng thời gian xã hội (social time) trước khi họ trở nên mệt. Những người khác thì trở nên mệt nhoài một cách nhanh chóng và thích dành những khoảng riêng tư dài hơi hơn. Mỗi người một khác, và nhiều người hướng nội nằm đâu đó ở giữa.
Tuy nhiên, sớm muộn gì, tất cả những người hướng nội đều sẽ trải qua "tình trạng quá tải" đáng sợ, là cảm giác mà hoàn toàn bị choáng ngợp bởi quá nhiều người hoặc quá nhiều sự thúc đẩy. Điều này đồng nghĩa với cảm giác mệt mỏi, không thể tập trung, hay thậm chí là cáu kỉnh. Nó như thể bộ não của bạn dùng cạn tất cả năng lượng tâm trí ở trong nó và chẳng còn lại chút nào. (Và, sự thật thì, đó chính xác là những gì đã xảy ra.)
Kết quả là hầu hết những người hướng nội chung nhau những đặc điểm nhất định:
* Chúng tôi muốn ở nhà hầu hết các buổi tối hơn là ra ngoài để đến một sự kiện xã hội này đến sự kiện xã hội kia.
* Chúng tôi ưa thích những hoạt động yên tĩnh, độc lập như đọc sách, viết lách, hay vẽ vời.
* Chúng tôi thích một đám vài người bạn thân thiết hơn là một bữa tiệc tưng bừng.
* Chúng tôi làm việc tốt nhất khi ở một mình.
* Nhiều người trong chúng tôi sẽ lảng tránh cuộc tán gẫu vặt hay những tương tác xã hội khác không cần thiết.
Người hướng nội có ngại ngùng không?
Một vài người có và một vài người không. Đây có lẽ là một điều bị hiểu lầm nhiều nhất về việc là người hướng nội.
Sự thật là việc ngại ngùng và việc là người hướng nội là hai điểm nhân cách hoàn toàn khác nhau:
* Ngại ngùng có nghĩa là bạn trở nên rất lo sợ và tự nhận thức được trong các tình huống xã hội. Cả người hướng nội lẫn người hướng ngoại đều có thể có điểm này - không phải người hướng nội bẩm sinh nào cũng chạy lòng vòng nói chuyện với người lạ!
* Hướng nội có nghĩa là bạn trở nên dễ bị mệt mỏi bởi việc tham gia hoạt động xã hội. Có thể bạn không lo sợ hay ngại ngùng chút nào. Thực ra, nhiều người hướng nội yêu thích tham gia hoạt động xã hội (miễn là nó mang lại ý nghĩa). Nhưng bởi vì cuối cùng bạn trở nên mệt mỏi, bạn có thể lảng tránh khoảng thời gian xã hội thêm vào đó khi bạn có thể.
Hãy so sánh sức bền xã hội (social stamina) với việc chạy. Nếu người hướng ngoại là người chạy ma-ra-tông, thì người hướng nội là người chạy bền. Điều đó không có nghĩa là người hướng nội không thích chạy (hay hiểu là, khoảng thời gian xã hội). Nó chỉ mang nghĩa là chúng tôi phải duy trì năng lượng của mình.
Nguồn: Introvert, dear
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất