Bài viết này là một phần trong Series: Nam Tiến - Vào Nam để Thăng Tiến của chị Lê Trâm, Creative Writer trong group Người trong muôn nghề. Đây là series các bài viết chia sẻ về hành trình 4 năm lập nghiệp tại Sài Gòn trong ngành Marketing - Quảng cáo ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học.
---
Giống như việc
Muốn mua đồ vừa rẻ vừa nhiều lại còn có deal thì lên Shopee
Muốn ăn sữa chua trân châu thì về Hạ Long
Muốn bắt ma thì lên Tinder
Nếu bạn muốn lên trình trong ngành Marketing, Quảng cáo và Truyền thông
Bạn. Phải. Nam. Tiến.
Trước khi vào Nam, mình cũng từng AQ rằng: “Ui. Có nghề trong tay thì ở đâu chẳng làm được. Làm gì có chuyện phải vào miền Nam mới làm được việc. Khách hàng ngoài Hà Nội đầy ra, người ta vẫn phải viết nội dung, vẫn phải đặt bài PR, vẫn phải chạy campaign chứ. Đi vào trong đấy lương hơn được chẳng bao nhiêu mà tiêu một mớ. Tính ra lại huề tiền”
Chậc. Đúng là tấm chiếu mới trải.
Là một người làm ngành sáng tạo, bạn đã bao giờ cảm thấy sau mỗi chuyến du lịch, tự dưng cảm hứng của bạn tăng lên như bơm Doping, learning curve vọt lên đúng kiểu lên trình. còn tinh thần thì phơi phới, cảm xúc tươi mới như lúc mới yêu? Việc “xê dịch” khỏi vùng đất bạn đã từng sống và lớn lên suốt một thời gian dài giống hệt như trải nghiệm du lịch ấy được phóng lên khoảng 10 lần. Nam Tiến với người làm creative nói riêng và dân Marketing, Branding giống như một cú thay máu hoàn toàn cho thế giới quan và trải nghiệm, hệt như Remy lần đầu biết đến Paris và thế giới ẩm thực vậy đó.
Vậy những điều gì đang chờ bạn khi Nam tiến ngành quảng cáo/mar-com tại miền Nam?


Vì sao làm quảng cáo, mar-com nên vào miền Nam
Vì sao làm quảng cáo, mar-com nên vào miền Nam

1. Vì sao làm quảng cáo, mar-com nên vào miền Nam?

Điều hấp dẫn nhất của ngành mar-com-ad khi Nam Tiến đó chính là sự phong phú về vai trò, scope of work mà bạn có thể làm ở đây. Nếu bạn giỏi về số, muốn phát triển sản phẩm và branding: mời bạn qua client với các chức danh như brand manager, growth specialist. Bạn thích làm liên quan tới sale và phát triển điểm bán: merchandising, trade marketing thậm chí là decor quầy kệ cũng có chỗ luôn. Có những scope of work vô cùng lạ nhưng cực kì thú vị mà chỉ khi vào miền Nam mới có. Ví dụ như bạn có biết có nguyên một team ở Beamin chịu trách nhiệm để tạo nên các merch như sổ, ghim cài áo, móc khoá, v,...v xinh yêu không? Hay có nguyên 1 ekip hùng hậu ở các sàn bao gồm các content creator chuyên quản lý việc sản xuất đủ livestream cho các nhãn hàng.
Với mảng sáng tạo ở Agency thì Nam Tiến chính là thiên đường. Với hơn 20 năm hoạt động và xây dựng hệ thống, các vị trí trong các Agency tại Sài Gòn đã được chuyên môn hoá và vạch ra rạch ròi, ai làm việc nấy rõ ràng. Bạn có thể làm copywriter để viết ads và tagline thuần tuý mà không cần phải nghĩ xem post content trên facebook gieo vần như thế nào. Việc đó đã có các content creator lo. Bạn không cần phải gõ content trong khi trả lời KOLs hay soạn protocol để trả lời fanpage. Việc đó đã có team community incharge. Đừng nghĩ rằng làm Designer thì sẽ kiêm nhiệm luôn chuyện vẽ board. Nghề illustrator chuyên sketch board cho các cuộc pitching ở Sài Gòn làm ăn khấm khá lắm đó. Ngoài ra, ở Sài Gòn bạn có thể apply vào các agency tổ chức sự kiện để được chạy từ event countdown siêu khủng cho tới việc đi tạo booth phát sampling mì tôm. Nếu thích ánh đèn của studio và việc quay dựng thì Sài Gòn cũng không thiếu các production house cho bạn thoả đam mê được làm phim, đi shoot bằng chíu như phim điện ảnh, chụp đồ ăn, chụp mỹ phẩm styling mỏi tay từ tối đến đêm.
Sự phát triển và chuyên môn hoá như hiện tại của ngành Mar-com tại miền Nam đương không thể thiếu sự phát triển về kinh tế, thương mại và sức mua của khu vực. Hầu hết các head và bộ phận mar-com của các tập đoàn lớn đều đặt ở Sài Gòn, các Agency nước ngoài với các account khủng như Nestle, Unilever hay P&G cũng ở đây.
Quy luật nước chảy chỗ trũng - nơi nào càng nhiều cơ hội, nơi đó lại càng phát triển nhanh.


Phong cách làm việc khi Nam Tiến có gì lạ?
Phong cách làm việc khi Nam Tiến có gì lạ?

2. Phong cách làm việc khi Nam Tiến có gì lạ?

Công việc phân hoá, số lượng task nhiều thì đòi hỏi về chuyên môn với nhân sự cũng cao tương ứng. Để tìm việc ở Sài Gòn không khó, bạn chỉ cần ứng tuyển là sẽ có job liền. Nhưng apply vào những công ty top/Agency đầu ngành như Nestle, L’oreal, Ogilvy hay Hakuhodo, bạn sẽ cần là một power house thực sự - vừa giỏi chuyên môn, không ngừng update kĩ năng thông qua việc tự học, tự đúc kết kinh nghiệm, tham gia workshop và chia sẻ và liên tục cập nhật trend mới; vừa có khả năng chịu áp lực tốt, sẵn sàng làm việc nhiều giờ.
Ở Hà Nội bạn có thể gập máy về nhà lúc 6h. Còn 6h ở Sài Gòn đôi khi mới là giờ ăn bữa xế thứ 2 trong khi brainstorm một idea mới. Điểm sáng rực rỡ trong guồng quay công việc đó chính là khi áp lực tăng lên, những drama công sở, phân chia thứ bậc sếp-lính, sự “soi” hay chuyện chính trị chính em sẽ bớt đi. Mình không nói là không có. Nhưng chắc chắn nhẹ nhàng hơn hẳn so với môi trường ở Hà Nội và miền Bắc. Nếu bạn là người thích no-fuss, thích so năng lực nói chuyện cao thấp, thích việc có thể oánh nhau bươu đầu mẻ trán trong phòng họp, ra ngoài lại cười nói chia nhau trái trứng cút trong bịch bánh tráng trộn thì yeap, xin mời vào Miền Nam. Cú sốc ban đầu tất khi Nam tiến chắc sẽ là sự công nghiệp tới lạnh lùng. Nhưng với mình, đó chính là điều mình yêu nhất ở nơi này. Năng lượng của mình được dồn vào để làm ra những idea hay nhất thay vì các drama công sở. Mình có đồng nghiệp và sếp phản biện một cách trung thực, thẳng thắn và khách quan, mình được phép “từ chối” idea của Creative Director vì “Em hiểu khách hàng này hơn. Em làm với họ 1 năm rưỡi rồi. Cái approach của chị không match đâu” mà không sợ bị trù úm. Heck Yeah!
Tìm việc ở đâu?
Tìm việc ở đâu?

3. Tìm việc ở đâu?

Như đã nói ở trên, xin việc ở Sài Gòn không hề khó. Với số lượng công ty và nhu cầu nhân sự ở đây, trung bình một người chỉ mất khoảng 2 tuần - 1 tháng để tìm được việc làm trong ngành Mar-Com-Ad tại Sài Gòn.Sau đây là 3 kênh mình sử dụng để tìm việc trước khi Nam Tiến
Kênh 1: Reference
Ngành Mar-com với đặc thù làm việc với con người, nhân sự nhảy việc liên tục nên quanh đi quẩn lại ai cũng biết ai. Làm công ty này, agency nọ nhưng vẫn biết “bên kia” có đang tuyển người không là chuyện thường. Vì thế kênh nhanh/gọn/ hiệu quả nhất khi apply việc cho lần đầu Nam Tiến vẫn là qua Reference (qua giới thiệu cá nhân). Bạn có thể đưa CV + Port của mình cho những người quen, anh chị đang làm việc trong Sài Gòn nhờ check và góp ý trước khi mở lời nhờ giới thiệu vị trí phù hợp đang còn trống ở Sài Gòn.
Pros: CV sẽ được đưa tới HR hoặc Line Manager nhanh chóng. Nếu công ty đang thiếu người hoặc hồ sơ của bạn được người reference uy tín cross check thì bạn sẽ được hẹn phỏng vấn
Cons: Chưa chắc nơi bạn đưa CV đã thiếu người. Hoặc reference source của bạn cũng đang mấp mé nhảy việc
Kênh 2: Tin tuyển dụng của các công ty
Bạn có thể tìm thấy lượng lớn tin tuyển dụng trên các kênh như VietnamWorks, AdJobs, BrandsVietnam, Advertising Việt Nam. Từ Junior, Intern tới vị trí Senior thậm chí là Creative Director đều được đăng ở đây.
Pros: Nhiều vị trí, search thoải mái không bao giờ hết.
Cons: Thời gian process lâu tới oải luôn. Trước đây có lần mình đưa hồ sơ lên AdJobs ứng tuyển vào 1 vị trí. Sau này mình đi làm đúng vị trí ấy nhưng apply qua con đường khác nhưng HR vẫn bảo chưa từng nhìn qua hồ sơ trên AdJobs của mình. Hic
Kênh 3: Linkedin
Kênh Linkedin với các bạn có dự định làm Client là một kênh vô cùng hữu ích để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Bạn có thể show hệ thống chứng chỉ chuyên môn, kĩ năng và bằng cấp của mình ngay trên profile. Còn với các bạn muốn làm Agency, Linkedin chính là nơi để bạn reach out tới các HR/headhunter đang hoạt động quyết liệt trên mạng xã hội này. Bằng chứng cho việc creative vẫn có thể tìm việc ở LinkedIn chính là 3 công việc gần đây nhất của mình đều đến từ việc được hunt trên nền tảng này. Bạn không cần thường xuyên update thông tin nhưng hãy có một profile đầy đủ thông tin cá nhân, tình trạng Open for job, đính kèm CV và portfolio để khi cần là có thể gửi ngay cho các headhunter tiềm năng.
Pros: Các Job trên Linkedin cực kì chất lượng. Đội ngũ Headhunter nội bộ và Headhunter chuyên nghiệp luôn đi tìm các nhân sự ở đây. Lương khi được hunt qua LinkedIn cũng cạnh tranh hơn so với khi apply qua các nền tảng khác. Có thể chat với HR luôn và ngay để làm quen trước cả khi bạn phỏng vấn.
Cons: Bạn cần sử dụng LinkedIn như một mạng xã hội. Tức là cũng cần thường xuyên tương tác, update thông tin, đăng bài.
 Đâu là thời điểm thích hợp nhất để di cư
Đâu là thời điểm thích hợp nhất để di cư

4. Đâu là thời điểm thích hợp nhất để di cư?

Theo trải nghiệm của mình, có 2 thời điểm thích hợp nhất để “di cư” Tháng 6 - tháng 8: Đây là thời điểm các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, các hoạt động tuyển dụng MT cũng đang rầm rộ. Nam Tiến vào thời điểm này bạn sẽ tận dụng được làn sóng tuyển dụng hè dành cho các vị trí junior/intern. Bạn sẽ có thời gian khoảng 2 tháng để làm quen, pass probation, tạo sự kết nối với các team member trước khi bị cuốn vào guồng quay của các dự án cho mùa Lễ hội và Tết thường kickstart vào tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Sau Tết: Sau Tết nhân sự Mar-com nhảy việc cực nhiều nên nhu cầu tìm new-blood cũng lớn chẳng kém. Nếu Nam Tiến thì sau Tết cũng là thời điểm tốt để tìm công việc mới. Job vãn dần sau một mùa Tết bận xỉu, các team member mặt giãn ra và sẵn sàng welcome người mới trong không khí chill chill. Nếu là Junior bạn có thể tranh thủ thời gian này để học thêm skills, làm quen với phong cách làm việc ở trong này. Còn Senior có thể tận dụng quãng thời gian để networking và tránh tình trạng bơ vơ ở thành phố lạ.
Bonus Trải nghiệm cá nhân: không nên vào Sài Gòn sau tháng 9, tháng 10 nếu bạn không có tài chính rủng rỉnh. Chưa kịp hoàn hồn vì đủ thứ tiền cần chi như tiền cọc nhà, tiền mua đồ mới trong nhà, tiền tiêu dùng 1 - 2 tháng trong lúc tìm việc, thử việc thì bạn sẽ phải chi ra khoảng 5-6 triệu vé máy bay 2 chiều để về Bắc đón Tết. Nhìn tài khoản sạch như chùi mà lòng đau như cắt vậy đó mọi người :(
---
Nếu bạn muốn biết thêm về công việc Creative Writer, hành trình Nam Tiến và làm việc tại Sài Gòn trong lĩnh vực sáng tạo, đừng ngại ngần contact chị Lê Trâm tại phần comment của bài viết này nhé!!!
Đọc thêm: