Mục đích viết bài và bí ẩn về số lượt upvote
Hoạt động viết bài là hoạt động có mục đích, ít nhiều mang tính nghệ thuật và nó còn phản ánh động cơ, tư tưởng của người viết Đọc...
Hoạt động viết bài là hoạt động có mục đích, ít nhiều mang tính nghệ thuật và nó còn phản ánh động cơ, tư tưởng của người viết
Đọc qua nhiều bình luận từ mọi người, mình chia làm 3 nhóm chính:
1. Định hướng cộng đồng :
những bạn này viết bài chia sẻ quan điểm nhằm nêu cao cái tốt, cái đẹp hoặc phê phán cái xấu, hoặc viết chia sẻ tri thức thuần túy về một chủ đề tâm huyết.
các nội dung của họ viết ra có thể gắn với trải nghiệm cá nhân được chọn kỹ nhưng đa số họ viết về các sự việc, câu chuyện khách quan của xã hội để nói lên cái nhìn của họ,hoặc cái nhìn của bậc vĩ nhân, tài năng nào đó mà họ đồng thuận.
phương châm sống của họ là cái gì có ích cho số đông thì nó là thứ giá trị, vậy nên là chủ đề đáng bõ công viết ra để chia sẻ.
với những bạn theo định hướng này thì lượt upvote, số người đọc là 1 chỉ báo quan trọng như điểm số cho chất lượng bài viết; cho tính thời sự, hợp trend của chủ đề họ chọn hoặc sự ấn tượng trong cách họ trình bày, truyền tải câu chuyện.
về cảm xúc, họ ko tự mãn với lượt upvote cao, vì đó là thước đo cho giá trị về bài viết, ko phải thước đó giá trị con người họ, ngược lại lượt upvote thấp tạo tính trách nhiệm và khiến họ chỉn chu, nghiêm túc hơn khi họ viết lần sau.
2. định hướng trải nghiệm cá nhân
những bạn này sẽ đề cao tính tự do lựa chọn, trải nghiệm cá nhân có ý nghĩa nhất vì nó quan trọng với chính người đó, quan điểm cá nhân có ý nghĩa ngang vs quan điểm tập thể , ngay cả khi có sự đối lập thì vẫn đáng được tôn trọng.
với nhóm này, thì lượt upvote hay lượt xem chả có ý nghĩa gì sất, vì mục đích lớn nhất họ hướng tới là tự thể hiện bản thân, dù là cảm xúc, tri thức, quan điểm.."kiểu tau thích thì tau viết đó".
vì định hướng như vậy nên họ thường viết nhiều, đủ thể loại, hay có, dở có..mà ko cần bận tâm thế gian nghĩ gì.
3. định hướng cộng đồng qua trải nghiệm cá nhân.
nhóm này có mục đích hướng về cộng đồng, nhưng họ là người chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa kinh nghiệm:
- tin rằng thứ có giá trị và chân thực để phản ánh cho người khác nên được bắt nguồn từ chính trải nghiệm của bản thân.
- câu chuyện, trải nghiệm cần định hướng cho số đông, đặc biệt là truyền cảm hứng tới cộng đồng.
vì phương châm đó, trải nghiệm của họ phải đc lọc kỹ, sâu sắc, lối viết cách trình bày phải ấn tượng, hướng về mục đích cụ thể.
do tính đặc thù này, mà họ thường là cá nhân khá giỏi và rất thú vị, sâu sắc, có tính trách nhiệm cao.
nhưng họ dễ chịu lời nguyền của lượt upvote. họ tin rằng lượt upvote cao phản ánh giá trị con người họ, còn lượt upvotw thấp thì hạ thấp giá trị của họ ứng vs trải nghiệm vớ vẩn mà họ khao khát, dày công chia sẻ.
điều này tác động lên cái tôi, cảm xúc, lòng tự trọng..dẫn tới tâm lý bị ảnh hưởng như cảm xúc quá phấn khích hoặc quá thất vọng.
nhưng họ vẫn luôn là cá nhân thú vị và câu chuyện của họ thường đc chọn lên TOP so với các nhóm khác.
4. Bàn về văn hóa bình luận, tranh luận của các kiểu nhóm trên :
a. nhóm định hướng cộng đồng:
- đa số họ là người duy lý, họ tranh luận bằng logic, trích dẫn, sự kiện có thật, và họ có thể mượn quan điểm của các bậc tri thức mà họ hiểu biết ra để tăng tính thuyết phục.
- bản thân họ ko muốn mang nặng cái tôi vào tranh luận vì họ duy lý, nếu ai đủ thông minh và logic lập luận chỉ ra cái sai của họ thì họ mừng và muốn làm bạn vs người đó.
- họ coi mục đích sự tranh luận là nhằm bảo vệ lợi ích chung cho cả những ng đang đọc cái bình luận đó chứ ko riêng cá nhân họ.
b. nhóm theo định hướng cá nhân:
- với những người đề cao tự do lựa chọn, tự do quan điểm thì thường là họ miễn tranh luận, ko tham gia. ko phải là họ chê ng ta kém hơn mà họ cho rằng "quan điểm của anh thì tốt cho anh, còn quan điểm của tôi thì tốt cho tôi", chuyện đúng sai, sân si có ý nghĩa gì cho mệt.
- với những người đề cao giá trị bản thân là số 1 , họ tin trải nghiệm, sự hiểu biết của họ chính là giá trị riêng của họ và nó nhất định phải đúng..thì họ hoặc là chưa trưởng thành hoặc là khá thông minh nhưng cái tôi cũng cao như cái tài.
họ sẽ tranh luận đến cùng, vì mục đích của cuộc tranh luận là bảo vệ giá trị cái tôi đang bị công kích hay bị hoài nghi bởi người khác.
c. nhóm định hướng cộng đồng qua trải nghiệm cá nhân:
đây là nhóm ưa tranh luận và đôi khi phần tranh luận của họ còn dài hơn bài viết của tác giả.
nhưng mục đích của họ ko chỉ hơn thua, bảo vệ luận điểm..mà họ có khả năng nhìn ra cái hay, cái khác biệt của người cùng tranh luận
tóm lại đọc tranh luận của nhóm bạn này rất thú vị, ấn tượng hơn cả nhiều bài của người khác viết ra :))
5. Mục đích của chính bài viết này là gì ^^
với góc nhìn "các kiểu định hướng" mà mình trình bày ở trên, đó là một kiểu phân loại để thấy được sự đa dạng trong mục đích của người viết bài.
- nó cho thấy số lượt của upvote cao đôi khi chỉ là giá trị mà đám đông gắn lên bài viết vì bài viết phù hợp theo trend, phù hợp vs kiểu định hướng của đám đông đang đọc.
upvote cao ko phải lúc nào cũng là thước đo chính xác giá trị nội tại của bài viết.
và quan trọng hơn, upvote cao hay thấp cũng ko phải thước đo giá trị bản thân người viết, đừng sống ảo :))
trong quá trình đọc spiderum, nếu bạn thi thoảng khó chịu với một số kiểu bài viết, hay thái độ tranh luận của ai đó thì hãy nhớ đa phần ko phải người đó cố tình nhắm vào bạn đâu, cũng ko phải sự hạn chế tri thức, thái độ hay hành vi của họ.
họ chỉ đang thể hiện tư tưởng cá nhân
qua bài viết, qua comment mà thôi..và đôi khi tư tưởng của họ đối nghịch tư tưởng của bạn.
vậy hãy cứ lướt qua, để tận hưởng những bài viết hay, nhiều comment thú vị cho bạn khám phá.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất