Bắt nguồn từ một suy luận hiển nhiên
Chẳng có ai lại không hiểu nguyên nhân và kết quả. Thực vậy. Khi thấy bất kỳ sự việc bình thường nào người ta đều có thể quy cho nó một nguyên nhân, rồi hiểu rằng là có nguyên nhân rồi, với một số thứ nữa thì sẽ dẫn đến kết quả mà ta quan sát. Kiểu như một đứa buôn ma túy, thì không sớm thì muộn cũng sẽ đi tù.
Ấy thế nhưng mà điều ngược lại thì lại không đúng. Chẳng hạn như một người đi tù thì chắc gì đã là đi buôn má túy? Giết người thì cũng có thể đi tù được mà. Hoặc cũng như kiểu là vì muốn trở thành kẻ đi buôn ma túy nên mới làm mọi cách để đi tù vậy.
Tức là, vì thấy rằng người đi buôn ma túy ai cũng đi tù, vì vậy nên muốn thành kẻ buôn ma túy thì phải đi tù?
Suy luận này thì chẳng ai ngạc nhiên, thậm chí có người còn thấy nó ngu nữa. Nhưng hãy xem xem, ta đã áp dụng nó thế nào.
Đến câu chuyện tào lao về chữ đẹp
Nét chữ nết người
Nếu là một học sinh Việt Nam điển hình, thì chắc chắn bạn đã nghe câu này không dưới một lần. Cũng có thể bạn đã phí hàng trăm giờ trên ghế nhà trường để mà rèn luyện chữ đẹp, nhưng kết quả là chữ bạn trông kỳ lắm.
Và theo tôi, thì nét chữ với nết người chả liên quan mẹ gì đến nhau cả.
Ngay khi chữ của bạn được hình thành, tức là từ lúc bạn thuộc bảng chữ cái và viết nó một cách thành thạo, không run rẩy, thì phông chữ của bạn đã định hình. Mất khoảng 3 năm nữa, tức là vào gần như là chữ sẽ không có gì thay đổi trong suốt cuộc đời. Tin hay không thì tùy bạn thôi. 4 năm đầu đời không phải là khoảng thời gian mà bạn luyện chữ, đó chỉ là thời gian mà bạn học chữ thôi.
Chữ đẹp, chẳng qua chỉ là một loại font chữ mà các bạn học theo. Theo quan điểm Á đông mà nói, thì bạn thích theo font nào cũng được, miễn nó là font chứ không phải những đường nét nguệch ngoạc và ngẫu hứng. Tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, thì dường như chữ đẹp chỉ được tổng kết vào một vài loại font nhất định. Có người nói rằng, họ vẫn thấy người lớn học viết chữ đẹp đấy thôi. Tôi xin trả lời: Đó không phải là học viết chữ đẹp, mà là học vẽ chữ đẹp. Khi vẽ, họ có thể vẽ được bất kỳ hình hài nào mình muốn, nhưng khi viết thì họ vẫn viết theo cái mà họ đã được luyện tập từ nhỏ, theo cái thẩm mỹ mà họ thấy như thế là đẹp.
Khi mà người ta viết ra chính cái thẩm mỹ mà họ cho là đẹp đấy, thì đấy chính là lúc mà cá tính được thể hiện qua chữ viết, và nét chữ mới thể hiện nết người. Cái giá trị của việc tu tập ở chỗ là: Khi người ta học thật nhiều và thấy thật nhiều, thì người ta sẽ có một cái "gu" nhất định, một khiếu thẩm mỹ nhất định và khi đó, cùng với một chút luyện tập, họ có thể tự tạo ra được kiểu chữ đẹp của mình.
Câu nói: Nét chữ nết người nên được hiểu là phải rèn tính cách, đạo đức. Người có tính cách tốt, đạo đức tốt thì nét chữ cũng đẹp, chứ chẳng phải là ngược lại, chữ đẹp thì ... người tốt.
Thế chẳng hạn như bây giờ bạn luyện chữ vẽ đẹp như bay, nhưng chữ thực của bạn lại loằng ngoằng. Bạn viết chữ đẹp thẳng nhưng thực tế bạn viết nghiêng, thì theo cách luận nét chữ nết người, bạn là người ... hai mặt? Hay là như người nào luyện chữ vẽ được đều như máy, thì gọi là người đó ngăn nắp như ... cái máy à? Vô lý!
Kẻ nào vẫn tin chuyện luyện chữ để mà thành người tốt, thì chắc chưa biết rằng Đổng Kỳ Xương, người có nét chữ như thần tiên, lại là một kẻ vô cùng đố kỵ và nhỏ nhen với người khác. Nhỏ nhen đến mức khi biết người viết đẹp hơn mình, thì mua hết tác phẩm của họ về rồi đốt đi, đến mức hậu thế chỉ biết có họ Đổng mà chả biết người kia là ai nữa. Ấy thế nhưng chữ ông vẫn như Tiên vậy. Bạn muốn giải thích ra sao.
Vậy nên, nét chữ nết người, là luyện nết người, nết người thể hiện qua nét chữ. Chứ không phải là cứ vẽ được chữ đẹp, thì người có nết tốt vậy.
Đến chuyện đào tạo
Hồi xưa, khi tôi học môn thực vật, sau khi đã qua môn rồi (10 điểm) tôi mới nói với cô rằng: Cô ơi em rất xấu hổ, vì em qua môn điểm cao lắm nhưng em lại chẳng thể nhận thức được tất cả các cây trong vườn này.
Cô trả lời: Ừ đúng rồi, cô đố.
Mà cũng đúng thế thật, trong khóa học năm đó, chẳng có một thủ khoa nào có thể nhớ được tên của tất cả các cây trong vườn. Thế nhưng, mấy anh kỹ sư thì lại nhớ tên của các cây, nhớ cả vị trí của từng cây, cũng nhớ luôn cả đặc điểm của từng cây.
Khi tôi hỏi anh là tại sao, anh trả lời đơn giản: Làm thì nhớ, tao đố chúng mày học được.
Tôi hỏi là, anh học trong bao lâu vậy? Anh bảo: 1 tuần, vào làm tí là nhớ, có khoảng 80 cái cây thôi, gì căng? Làm 1 năm là thuộc lòng cả hoa thức hoa đồ công thức lá luôn.
Các thầy cô cũng bảo là khóa nào cũng vậy thôi, vào làm mới nhớ, còn học thì chả nhớ được.
Ấy thế mà chuẩn đầu ra lại luôn yêu cầu phải nhớ tất cả các cây trong vườn. Liệu rằng có phải là có một sự đảo ngược nhân quả ở đây, khi mà người đặt ra chất lượng đào tạo thấy rằng: Tất cả kỹ thuật viên đều thuộc tên cây, vì vậy họ nghĩ rằng, cần phải học được hết tên cây thì mới làm được kỹ thuật viên.
Chắc người đào tạo quên rằng, người học nên học được cách thức hơn là học được hình thức. Chẳng hạn như là họ nên học cách phân loại cây, cấy tạo của cây hơn là học thuộc lòng từng loại cây như vậy. Vì một người kỹ thuật viên phải hiểu được các cây nên được phân loại theo cách nào, chứ đây phải chỉ là học hết các cái tên cây này?
Việc đảo lộn nhân quả này có rất nhiều tác hại, nó khiến người học chỉ học được cái vỏ, mà không học được cái lõi.
Khi nhìn vào một cuộc thi tuyển, người ta xét lấy 100 người. Người học thực sự sẽ nghĩ cách làm sao để mình đạt được đúng lượng kiến thức để mình có thể qua. Còn kẻ học chỉ lấy cái kết quả, cái hình thức để suy xét.
Cái kết quả ở đây là đứng trong top 100, khi đấy họ sẽ làm mọi cách để triệt hạ đối phương. Bao gồm như cung cấp tài liệu học tập sai, xóa folder học chung của cả lớp, đánh rắm để đối thủ không thể tập trung làm bài ...
Cho đến những cuộc thi về trí tuệ, đáng ra người đứng đầu nên là người có trí tuệ cao nhất, nhưng vì chỉ quan tâm đến kết quả là người đứng đầu, nên mọi mưu mô đều được phép sử dụng.
Có lẽ, vì khi đạt được kết quả rồi, thì người ta lại quy lại nguyên nhân: kẻ trong top 100 chắc chắn là kẻ giỏi, kẻ giành được vòng nguyệt quế chắc chắn là người có trí tuệ cao nhất.
Sự đảo ngược nguyên nhân kết quả này, chính là bất hạnh của xã hội ngày nay.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Nếu suy nghĩ theo chìu hướng khác, thì ý ở đây là người "nhiều chữ". Người này ăn nói phải biết lựa lời, nói làm sao để vừa lòng mình vừa lòng người. Chứ không phải cái miệng bai hải bai hải, hớt lời người khác, chỉ trích sự yếu kém người khác để hả lòng hả dạ.
Nhưng "nhiều chữ" rồi thì cũng phải đi kèm với tánh nết. Cái tính thích khua môi múa mép, tỏ vẻ mình hơn người. Đụng câu nào cũng văn thơ, quotes đạo lý thì người nào cũng ghét. Có người chỉ suốt ngày văn tục chửi thề như đọc thơ và không có một ý đồ đen tối gì cả, cho nên nói cái gì cũng lọt ta, ai cũng quý.
Nói chung là luyện cái nết đi, "chữ" xấu hay đẹp ko quan trọng, quan trọng là phải biết lựa lời, lựa ngữ cảnh mà nói. Còn về chuyện học để nhớ, đối với một người có đầu óc kém cỏi không thể nhớ dai. Mình công nhận thực hành luôn là cách tốt nhất để luyện khả năng nhớ của mình.
Những người sống như vậy, có đầy rẫy ngoài kia. Nhiều khi chúng ta phải chịu đựng những gì người ta nói như thế. Thôi thì làm quen như vậy chứ biết sao giờ, nghe tai này lọt tai kia cho rồi.
Câu này có thể hiểu theo dạng 2 yếu tố tương quan (vì được người xưa hình thành do quan sát - thống kê bằng "mắt"). Cụ thể, một người có nét chữ đẹp sẽ có khả năng có tính nết đẹp. Như vậy, câu nói này không hề sai, mà là do cách viết ở dạng khẳng định thôi (mà theo mình không nên bắt chẹt ngôn từ
Ý tưởng là trong thực tiễn rất khó tìm ra một mối quan hệ nhân quả thuần thúy, mà chỉ có các mối tương quan đạt đến một độ tin cậy nào đó, đủ để chúng ta xem đó là mối quan hệ nhân quả thôi.