1. Chủ nghĩa Khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) là một trong những trào lưu triết học có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới. Bắt đầu từ những tác phẩm và lời dạy của ba nhà triết học đầu tiên thuộc trường phái Khắc Kỷ là Zeno xứ Citium (335 - 263 TCN), Cleanthes (331 - 232 TCN) và Chrysippus (khoảng 280 - 207 TCN), Khắc kỷ đã trở thành trào lưu triết học quan trọng của thế giới Hy Lạp - La Mã, định hình sự phát triển tư tưởng trong Kỷ nguyên Kitô. Sau đó, các triết gia Khắc Kỷ Hy Lạp là Panaetius (khoảng 185 - 109 TCN) và Posidonius (khoảng 135 - 51 TCN) sửa đổi một số nét đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ. 
Các nhà tư tưởng La Mã đã nối tiếp sự nghiệp, và Chủ nghĩa Khắc Kỷ trở thành tín ngưỡng bán chính thức của giới chính trị và văn học La Mã. Cicero (106 - 43 TCN) không đồng tình với những nhà Khắc Kỷ khác về các vấn đề siêu hình học và nhận thức luận, nhưng các quan điểm đạo đức và chính trị của ông rất gần gũi với quan điểm của họ, và kể cả khi không đồng tình, ông vẫn nỗ lực thể hiện sự ủng hộ đối với quan điểm của họ. Các nhà Khắc Kỷ La Mã như SenecaEpictetus (giữa thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai), Musonius Rufus (khoảng 30 - khoảng 102 TCN), và hoàng đế Marcus Aurelius (121 - 180 , trị vì từ 161 - 180) đã sáng tác các tác phẩm Khắc Kỷ của riêng mình (ba tác phẩm cuối cùng viết bằng tiếng Hy Lạp).

Đọc thêm:

Thành tựu triết học của các nhà Khắc Kỷ Hy Lạp, đặc biệt là Chrysippus, rất to lớn: phát minh ra logic mệnh đề, triết học ngôn ngữ, những thành tựu chưa từng có trong tâm lý học đạo đức, sự khác biệt trong các lĩnh vực từ siêu hình học và nhận thức luận đến triết học đạo đức và chính trị. Tuy nhiên, sau một biến cố lịch sử, tất cả tác phẩm của các nhà Khắc Kỷ Hy Lạp lớn đều bị thất lạc, chúng ta phải khôi phục lại những tư tưởng của họ thông qua những ghi chép rời rạc, những báo cáo (đặc biệt là những đoạn dài trong cuốn tiểu sử Cuộc đời của các Triết gia (Lives of the Philosophers) của Diogenes Laertius, ở Cicero, và các tác phẩm trong phái Yếm Thế của Sextus Empiricus, bởi Khắc Kỷ là mục tiêu công kích chính của ông), cũng như tác phẩm của các nhà tư tưởng La Mã – những người thường điều chỉnh học thuyết của Khắc Kỷ để phù hợp với thực tế La Mã và đóng góp những hiểu biết sáng tạo của riêng họ. Điều này cũng có nghĩa chúng ta biết ít hơn về logic hoặc vật lý theo Khắc Kỷ so với đạo đức Khắc Kỷ vì người La Mã dành sự quan tâm đặc biệt hơn đến tính thực tiễn.

Xem thêm:


Mục tiêu của triết học Khắc Kỷ cũng giống như các trường phái triết học khác của thời kỳ Hy Lạp hóa, là mang lại cho môn đồ một cuộc sống tốt đẹp, thoát khỏi những đau khổ và suy đồi đạo đức, điều mà các nhà Khắc Kỷ cho rằng rất phổ biến trong xã hội của họ. Dù vậy, không giống như một số trường phái đối lập, họ nhấn mạnh sự cần thiết trong việc nghiên cứu tất cả các khía cạnh thuộc ba yếu tố là logic, vật lý và đạo đức để hiểu rõ về vũ trụ và các mối liên hệ của nó. Ở mức độ nào đó, một người La Mã như Cicero lại tin ông có thể giữ vững chân lý đạo đức của Chủ nghĩa Khắc Kỷ mà không cần tin tưởng chắc chắn vào một vũ trụ được sắp xếp hợp lý, ông đã giữ một quan điểm dị giáo (được Immanuel Kant chia sẻ nhiều thế kỷ sau đó).

2. Vật lý Khắc kỷ

Vật lý Khắc Kỷ cho rằng vũ trụ là một tổng thể được sắp xếp hợp lý, và mọi thứ xảy ra trong đó đều vì những lý do chính đáng nhất. (Quan điểm này hiện thân trong Leibnizian, được phản ánh trong tác phẩm Candide của Voltaire). Chối bỏ tôn giáo nhân chủng học truyền thống, các nhà Khắc Kỷ lấy tên Zeus để đặt cho nguyên tắc hợp lý và quan trọng làm sống động vũ trụ nói chung, và họ thậm chí có thể nhận thấy dấu hiệu tổng thể của trật tự vũ trụ ngay cả trong hầu hết các sự kiện nhỏ nhặt hoặc đau buồn (chẳng hạn như động đất và sấm sét). Trật tự này cũng là một trật tự đạo đức dựa trên phẩm giá và giá trị vốn có từ năng lực đạo đức của mỗi và mọi sinh vật có lý trí. Các nhà Khắc Kỷ tin rằng trật tự này là xác định: mọi chuyện xảy ra đều cần thiết. Nhưng họ cũng là “những người theo thuyết tương hợp”, với niềm tin ý chí tự do của con người tương thích với chân lý của thuyết tiền định. Họ tranh luận sôi nổi với "những người theo chủ nghĩa không tương hợp" của Aristotle, tạo nên những đóng góp lâu dài cho cuộc tranh luận về ý chí tự do.

Đọc thêm:

3. Đạo đức học Khắc kỷ

Đạo đức học Khắc Kỷ bắt đầu từ quan niệm về giá trị vô biên của năng lực lý trí trong mỗi con người. Các nhà Khắc Kỷ La Mã hiểu rằng năng lực này thiết thực và đạo đức. (Vì vậy, không giống như Plato, họ không nghĩ những người có tài năng bẩm sinh về toán học lại giỏi hơn những người khác, và họ ngày càng hoài nghi ngay cả việc nghiên cứu logic cũng có nhiều giá trị thực tiễn.) Họ cho rằng loài người đều bình đẳng về giá trị nhờ sở hữu năng lực quý giá để lựa chọn và định hướng cuộc đời của mình, vượt trội hơn hẳn các loài khác. Họ nói đây là điều phân biệt con người với động vật: sức mạnh của sự chọn lọc và loại bỏ. (Không giống hầu hết các trường phái cổ đại khác, họ ít quan tâm đến đạo đức trong việc đối xử với động vật, vì họ nghĩ chỉ sinh vật có năng lực đạo đức mới được tôn trọng và đối xử tốt). Họ nói trẻ em bước vào thế giới cũng như những con vật nhỏ với bản năng tự bảo tồn nhưng không hiểu giá trị đích thực. Tuy nhiên, sau đó, một sự thay đổi đáng chú ý sẽ xảy ra, nó đã được thiết lập do tính nhân loại bẩm sinh của mỗi đứa trẻ: chúng sẽ đánh giá được cái hay của khả năng lựa chọn và cách thức mà lý luận đạo đức đã hình thành nên toàn bộ vũ trụ. Họ cho rằng, sự thừa nhận này sẽ khiến mọi người tôn trọng cả bản thân và người khác theo cách hoàn toàn mới. Các nhà Khắc Kỷ rất nghiêm túc về sự bình đẳng (giữa người với người): họ thúc đẩy giáo dục bình đẳng cho cả nô lệ và phụ nữ. Bản thân Epictetus trước đây cũng từng là nô lệ.
Do đó, Chủ nghĩa Khắc Kỷ có vẻ giống một quan điểm đạo đức với những kết quả chính trị cấp tiến, và vì vậy, nó rất phù hợp trong thời kỳ Khai Sáng, khi những điểm nhấn đặc biệt của Khắc Kỷ được sử dụng để lập luận ủng hộ các quyền chính trị và các cơ hội kinh tế bình đẳng hơn. Tuy nhiên, những người đầu tiên theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ vẫn khẳng định một điều có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị: năng lực đạo đức là thứ duy nhất có giá trị nội tại. Tiền bạc, danh dự, quyền lực, sức khỏe thể xác, và thậm chí cả tình yêu thương bạn bè, con cái và vợ chồng – một người có thể theo đuổi những thứ này (được gọi là "những thứ không đáng để tâm được ưu tiên hơn") một cách hợp lý nếu chúng không gây cản trở, nhưng chúng đều không có giá trị nội tại thực sự. Chúng thậm chí còn không tương xứng với giá trị đạo đức. Vì vậy, chẳng việc gì phải đau khổ khi chúng không xuất hiện như ta mong muốn.

Đọc thêm:

Đây là bối cảnh mà các nhà Khắc Kỷ đã suy xét để đưa ra học thuyết nổi tiếng apatheia, không có đam mê. Việc định nghĩa những cảm xúc hoặc đam mê quan trọng cũng giống như việc đánh giá cao "vật chất bên ngoài", họ lập luận, một người theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ tốt sẽ không có bất kỳ sự xáo trộn nào về nhân cách. Nhận ra mọi sự kiện may rủi đều nằm ngoài tầm kiểm soát, người Khắc Kỷ sẽ thấy không cần thiết phải đau buồn, tức giận, sợ hãi hoặc thậm chí là hy vọng: tất cả những điều này là đặc điểm của một tâm trí chờ đợi trong hồi hộp, khiếp sợ bởi những điều tầm thường. Chúng ta có thể sống cuộc sống thực sự vui vẻ (đúng cách) nếu hiểu rõ thứ quý giá nhất trong tất cả, và thứ duy nhất thực sự quý giá luôn trong tầm kiểm soát của chúng ta.

4. Giá trị của chủ nghĩa Khắc kỷ

Các nhà Khắc Kỷ nghĩ không thể dễ dàng loại bỏ những sai lầm văn hóa vốn là nền tảng của những đam mê bị chối bỏ: do đó, sống cuộc sống Khắc Kỷ là một quá trình chữa lành liên tục, trong đó, các bài tập tinh thần được đưa ra để tâm trí loại bỏ những chấp trước không khôn ngoan. Tác phẩm của họ mô tả quá trình chữa lành, qua đó, người đọc có thể tiến bộ theo chỉ dẫn về phẩm hạnh Khắc Kỷ, và họ thường thu hút người đọc theo quá trình như vậy. Epictetus và Marcus Aurelius mô tả các quá trình suy tư lặp đi lặp lại; Seneca (trong Bàn về sự giận dữ (On Anger)) mô tả việc tự xem xét bản thân hàng đêm của mình. Những bức thư của Seneca chỉ ra vai trò mà một người thầy thông thái có thể đóng góp trong quá trình chữa lành, nhưng rõ ràng, Seneca nghĩ ngay cả bản thân ông cũng có những chấp trước sai lầm. “Thánh nhân”, theo nghĩa đó, là một lý tưởng xa vời, không phải một thực tế trần tục, đặc biệt đối với các nhà Khắc Kỷ La Mã. Một sự trợ giúp trong quá trình chữa lành là việc nghiên cứu những tình trạng tệ đi khủng khiếp mà xã hội (bao gồm cả chính bản thân mỗi người) phải gánh chịu do quan tâm quá nhiều đến vật chất bên ngoài. Nếu một người thấy rõ ràng bộ mặt xấu xa của quyền lực, danh dự và thậm chí cả tình yêu, người đó có thể tiến bộ đến đức hạnh chân chính. Vì vậy, tác phẩm Bàn về Sự giận dữ của Seneca là ví dụ về một thể loại rất phổ biến trong Chủ nghĩa Khắc Kỷ.
A Stoic's guide to Controlling your emotions | Courier

Vì học thuyết về giá trị của họ, các nhà Khắc Kỷ thậm chí không đề xuất những thay đổi cấp tiến trong việc phân phát của cải vật chất, có thể họ cho rằng cần có sự coi trọng bình đẳng với phẩm giá của mọi con người. Họ nghĩ rằng tôn trọng sự bình đẳng đòi hỏi mỗi người đều được đối xử tử tế; do đó, Seneca kêu gọi các chủ nô không đánh đập nô lệ của mình hoặc sử dụng họ làm công cụ tình dục. Tuy nhiên, về thể chế nô lệ, Seneca vẫn im lặng, thậm chí tồi tệ hơn cả sự im lặng: ông lập luận rằng tự do thực sự là tự do bên trong, vì vậy, tự do bên ngoài không có nhiều ý nghĩa. Tương tự, Musonius ủng hộ đối xử tôn trọng với phụ nữ, bao gồm cả việc tiếp cận nền giáo dục Khắc Kỷ. Nhưng ông lại không làm gì để thay đổi những thỏa thuận pháp lý, thứ giới hạn phụ nữ trong vai trò nội trợ và trao cho nam giới quyền sinh sát phụ nữ, và cho rằng phụ nữ sẽ thể hiện đức tính Khắc Kỷ trong bối cảnh gia đình. Một số nhà Khắc Kỷ La Mã dường như nghĩ tự do chính trị là một phần của phẩm giá, và do đó, họ hy sinh để ủng hộ các thể chế cộng hòa, nhưng liệu sự quan tâm đến các điều kiện bên ngoài có phù hợp với Chủ nghĩa Khắc Kỷ hay không thì vẫn chưa rõ ràng. (Chắc chắn sự đau buồn sâu sắc của Cicero về việc mất đi tự do chính trị không phải quan điểm của một nhà Khắc Kỷ, tượng tự như nỗi đau đớn tột cùng của ông về cái chết của con gái).
Cũng có nhiều tranh luận về việc liệu các quy tắc Khắc Kỷ apatheia có khuyến khích con người tách ra khỏi những sự kiện chính trị tồi tệ bằng cách cổ vũ cho nền chính trị tồi tệ đó hay không. Các nhà Khắc Kỷ được biết đến là những người đưa ra lời khuyên nên từ bỏ các hoạt động chính trị (một đề tài trong cuộc sống riêng của Seneca khi ông muốn nghỉ hưu nhưng Nero không cho phép) và họ tin một cuộc chính biến còn tồi tệ hơn chế độ chuyên chế vô luật pháp. Theo ghi chép của Plutarch, Brutus (người theo Chủ nghĩa Plato) đã chất vấn những kẻ có khả năng là đồng mưu trong vụ ám sát Julius Caesar bằng cách cố gắng xác định xem liệu họ có chấp nhận quy tắc Khắc Kỷ đó, hoặc nghĩ như ông ta rằng chế độ chuyên chế vô luật pháp còn tồi tệ hơn xung đột dân sự; chỉ những người không thuộc phái Khắc Kỷ mới được chọn vào nhóm những kẻ ám sát. Tuy nhiên, trong thời trị vì của Nero, một số nhà Khắc Kỷ nổi tiếng – bao gồm Seneca và cháu trai của ông là Lucan – đã tham gia các phong trào chính trị cộng hòa nhằm lật đổ Nero, và sau những nỗ lực của mình, họ mất mạng vì bị ra lệnh phải tự tử.
Những nhà Khắc Kỷ tin rằng theo quan điểm đạo đức, danh dự, sự giàu có, giới tính và dòng dõi không liên quan đến ranh giới quốc gia. Họ cho rằng, chúng ta, trước hết và trên hết, là công dân của toàn thể vũ trụ. (Thuật ngữ kosmou polites, có nghĩa công dân của vũ trụ, hình như lần đầu tiên được sử dụng bởi Diogenes thành Sinope, nhưng các nhà Khắc Kỷ đã áp dụng nó và là tổ tiên thực sự của Chủ nghĩa thế giới.) Theo những lý do được đưa ra, về mặt thực tế, ý nghĩa của Chủ nghĩa vũ trụ không rõ ràng – nhưng ở bất kỳ mức độ nào (trong Bàn về Trách nhiệm (On Duties), một tác phẩm mang tính Khắc Kỷ cao), Cicero cho rằng phẩm giá con người đòi hỏi một số giới hạn rất nghiêm ngặt về những lý do dẫn đến chiến tranh và loại tư cách đạo đức có thể chấp nhận trong chiến tranh. Do đó, ông đã đưa ra cơ sở của luật chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, Cicero phủ nhận, nhân loại chúng ta không có bất kỳ nghĩa vụ nào phải phân phát của cải vật chất ra ngoài biên giới của mình, do đó, học thuyết Khắc Kỷ cho thấy năng lực không thích hợp trong việc hỗ trợ hiện trạng. Tác phẩm Bàn về Trách nhiệm của Cicero đã có ảnh hưởng to lớn đến hậu thế, mà trong đó khó có thể đổ lỗi cho phái Khắc Kỷ, vì thực tế, chúng ta đã có những học thuyết về luật pháp quốc tế trong khía cạnh chiến tranh và hòa bình, nhưng không có sự hiểu biết về trách nhiệm cơ bản của chúng ta đối với nhau.
Không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ đối với sự phát triển của toàn bộ trường phái tư tưởng phương Tây. Tư tưởng Kitô mang ơn nó rất nhiều. Clement thành Alexandria là ví dụ về một nhà tư tưởng Kitô giáo say mê Chủ nghĩa Khắc Kỷ; ngay cả một nhà tư tưởng như Augustine, người không thừa nhận nhiều luận điểm của phái Khắc Kỷ, cũng thấy việc bắt đầu từ các quan điểm Khắc Kỷ là điều đương nhiên. Đáng chú ý hơn, nhiều triết gia cận đại hướng đến Chủ nghĩa Khắc Kỷ thay vì triết học Aristotle hoặc Plato. Những tư tưởng về đạo đức của Descartes được xây dựng phần lớn dựa trên các hình mẫu Khắc Kỷ; Spinoza say mê mọi điểm trong Chủ nghĩa Khắc Kỷ; mục đích luận của Leibniz về bản chất là Khắc Kỷ; Hugo Grotius đặt các tư tưởng về đạo đức và luật pháp quốc tế dựa trên các hình mẫu Khắc Kỷ; Adam Smith rút ra nhiều điều từ trường phái Khắc Kỷ hơn từ các trường phái tư tưởng cổ đại khác; các tư tưởng về giáo dục của Rousseau về bản chất cũng dựa trên các hình mẫu Khắc Kỷ; Kant tìm thấy nguồn cảm hứng về phẩm giá con người và một cộng đồng thế giới hòa bình trong những tư tưởng Khắc Kỷ; và các nhà khai quốc Hoa Kỳ cũng say mê với tư tưởng Khắc Kỷ, bao gồm các tư tưởng về phẩm giá bình đẳng và Chủ nghĩa vũ trụ, những điều này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các triết gia theo thuyết siêu việt người Mỹ là Emerson và Thoreau. Vì các tác phẩm chính của Chủ nghĩa Khắc Kỷ Hy Lạp đã thất lạc từ lâu nên tất cả những nhà tư tưởng này đều đọc các tác phẩm Khắc Kỷ La mã. Và do nhiều người trong số họ không đọc được tiếng Hy Lạp, họ chủ yếu đọc các tác phẩm của Cicero và Seneca.
Sức ảnh hưởng của trường phái Khắc Kỷ đối với lịch sử văn học cũng vô cùng to lớn. Trong thế giới La Mã, tất cả các nhà thơ lớn, giống như những người La Mã có học thức khác, đều quen thuộc với những tư tưởng của trường phái Khắc Kỷ và thường xuyên ám chỉ đến chúng trong tác phẩm của họ. Virgil và Lucan có lẽ đặc biệt nổi bật về mặt này. Những truyền thống văn học châu Âu sau này cũng chịu ảnh hưởng của Khắc Kỷ qua những dấu vết rõ rệt – một phần từ văn học La Mã, phần khác từ các nhà triết học cùng thời, vốn cũng là những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khắc Kỷ, nhưng cũng thường thông qua việc đọc các tác phẩm có ảnh hưởng của Cicero, Seneca và Marcus Aurelius.
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY: