Một cách học toán phổ thông không phổ biến lắm
Những gì mình sắp viết hiệu quả mình và bạn mình (người đã chia sẻ với mình cách học này), và mình muốn chia sẻ với mọi người, sẽ thật...
Những gì mình sắp viết hiệu quả mình và bạn mình (người đã chia sẻ với mình cách học này), và mình muốn chia sẻ với mọi người, sẽ thật tốt nếu ai đó thấy nó hữu ích.
Mình không phải một học sinh siêu toán, nhưng mình nghĩ mình đủ kiến thức để bày tỏ quan điểm của mình. Với mình, ở trường trong các môn tự nhiên thì Toán là môn rõ ràng nhất, mặc cho những khái niệm có phần trừu tượng hơn cả cái mảnh trăng của Hàn Mặc Tử, thì nó vẫn là ngôn ngữ chung của các môn tự nhiên. Với môn Lý thì bạn cần một cái đầu hình dung hiện tượng tốt, môn Hoá thì cần khả năng ghi nhớ nhiều và xâu chuỗi, nói chung là rất nhiều cái rời rạc cần phải nhớ. Còn môn Toán, mình chợt thấy những định lý và tính chất trong Toán phổ thông không quá nhiều, lại liên kết chặt chẽ với nhau, nên là nếu quy được mọi thứ về một vấn đề toán học thì chuyện sẽ chỉ đơn giản đi thôi. Nhưng phẩm chất cần khi học toán mình muốn nói đến là sự cần cù và sự logic, yên tâm đi, logic là điều học được. Nên mình sẽ chia sẻ cách học của mình trong mấy năm đèn sách.
Nên là muốn giỏi toán hơn, thì cũng không nên quá thử thách bản thân xong lại chính vì thế mà nản chí. Cần cù nhặt nhạnh. Khi bạn tiếp xúc với dạng toán mới, tự mình làm quen tự giải vài ví dụ đơn giản thì được, nhưng lại có những bạn lại ham hố muốn tự mình giải những bài toán hóc búa hơn không cần gợi ý, để mà tốn hàng giờ suy nghĩ. Chà, một quan niệm khá phổ biến là nếu tự mình nghĩ ra thì sẽ nhớ lâu hơn, rèn luyện được tư duy tốt hơn, đúng chứ? Thì đúng vậy, nhưng mình thấy điều đó với mình là không cần thiết. Còn mình, thường thì khi phải đối mặt với một dạng toán mới, điều đầu tiên mình làm là đọc hiểu lý thuyết và bản chất, sau đó đọc thật nhiều ví dụ có giải, không phải dăm ba ví dụ đâu, là THẬT NHIỀU ấy, từ dễ đến bớt dễ, thường đây là giai đoạn tốn của mình khoảng một tuần trước khi bắt tay tự làm bài tập. Thậm chí, có lẽ hơi sai, khi ngay cả khi bắt đầu tự làm mà một bài toán mình mất quá 10 phút để nghĩ thì mình cũng sẽ đọc giải luôn. Như vậy mình mất gì và được gì?
Mất: Mất cơ hội để tự mình tư duy trước một vấn đề mới, nên có thể khiến tư duy mình tù đi theo cách nào đó
Được: Mình học được cách tư duy của người khác qua rất nhiều ví dụ cụ thể, đây cũng có thể được gọi là một cách hình thành tư duy của bản thân, đúng chứ? Mình sẽ đọc lối tư duy của người khác đến lúc khi tiếp xúc với những dạng bài tương tự, thì hướng đi của bài toán đã nằm ngay trong đầu rồi, đó là goal của mình.Mình tiết kiệm được thời gian, mình sẽ học được nhiều hơn. Còn chỗ cho tư duy không? Mình nghĩ là có, nhưng mình sẽ để dành chúng cho những vấn đề khó hơn nhưng không mới.
Tái bút: Chúc 2001ers năm tới thi thật tốt!
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất