A: Ian Vatco, thạc sỹ La Mã cổ đại và châu Âu thời trung cổ, Đh Ohio (2016)
Ôi anh bạn, câu hỏi hay quá, tôi thích câu hỏi này ghê. Chưa có ai từng đề cập về kinh tế hay xã hội cả. Thay vào đó họ toàn nói về mấy trận đánh nảy lửa hay mấy câu quote nổi tiếng không hà.
Được rồi không vòng vèo nữa, chúng ta tới với phần trả lời thôi. Đầu tiên hãy đi vào một số vấn đề thiết yếu cơ bản:
1/ Nền kinh tế La Mã mang bản chất nông nghiệp. Trước khi công nghiệp hóa nền nông nghiệp, bạn cần một lượng lớn dân cư của mình làm nông. La Mã có một vài tỉnh sản xuất lương thực trọng điểm. Nhưng nhìn chung, mỗi tỉnh đều có nông dân trồng đa dạng các loại rau/trái cây/chăn nuôi động vật. Có 2 dạng nông trại cơ bản:
a/ Nông trại của dân thường, những người sở hữu các mảnh đất có diện tích nhỏ. Họ giành cả đời mình để làm việc và sản xuất tại các trang trại. Họ có thể sẽ đến các thị trấn để bán lượng nông sản dư thừa, nhưng điều này cũng hiếm khi xảy ra.
2. Những người thành phố khác nhau thích luật của thành phố đó hơn là luật chung.
3. La Mã ưa chuộng sử dụng nô lệ. Có tới hàng triệu nô lệ sống dưới thời đế chế này.
a/ Thậm chí những gia đình nghèo ở La Mã cổ đại cũng sở hữu ích nhất 1 nô lệ. Người ta nói rằng, nếu ở thời La Mã cổ đại, luật sư của bạn ra tòa cùng với ít hơn 8 nô lệ, thì có lẽ thân chủ là bạn - sẽ thua. (Ý là luật sư sở hữu càng ít nô lệ thì khả năng cãi thắng càng ít đó mọi người)
b/ La Mã có nền kinh tế tiền công nghiệp, nên họ không duy vật như chúng ta ngày nay. Thay vì khoe tài sản, họ sẽ khoe số nô lệ họ có. Họ lượn lờ trên phố cùng đoàn nô lệ theo đằng sau, họ muốn mọi người xung quanh rỏ dãi về sự giàu có của họ.
c/ Bạn có thể đánh giá sự giàu có của một người thông qua phong thái nô lệ của họ ra sao. Những người giàu nhất đế chế La Mã cổ đại thường có nô lệ riêng cho từng outfit của họ, và công việc duy nhất của những nô lệ này là ăn vận sao cho chủ nhân của mình theo phong cách đó. Ngoài ra cũng có nô lệ chỉ chuyên mở của thôi, hoặc có nô lệ chỉ chuyên đổ nước.
4. Toàn bộ nền tảng văn hóa cơ bản của La Mã là quan hệ người bảo trợ - người ủng hộ (client-patron relationship). Trong con mắt của người La Mã, mọi mối quan hệ (tình cảm, kinh doanh, ngoại giao) đều bị chi phối bởi mối quan hệ này. Người bảo trợ mong nhận được sự tôn trọng và phục tùng từ người ủng hộ, còn chiều ngược lại, người ủng hộ sẽ mong nhận được sự hỗ trợ - thường là tiền.
Được rồi, nếu bạn đến Rome hoặc một thành phố lớn khác như Antioch, bạn sẽ tìm thấy một nền kinh tế tiên tiến với nhiều hoạt động kinh doanh như:
  • Đồ tể
  • Thợ rèn
  • Nhà hàng
  • Cửa hàng bán lẻ
  • Ngân hàng
  • Xây dựng/sửa chữa
  • Sản xuất quần áo
  • Hàng rượu
  • Hàng rau củ quả
  • Lính cứu hỏa
  • Bác sỹ
  • Cửa hàng thảo dược
  • Thợ chạm
  • Họa sỹ
Bạn hiểu ý tôi chứ. Nền kinh tế La Mã sẽ chẳng là gì nếu thiếu đi sự phức tạp và đa dạng.
Giờ bạn sẽ phải xem xét khoảng cách giàu nghèo của La Mã, vì nó cực kỳ quan trọng. Đây là các nó được phân tích (Lưu ý là nó không chính xác 100%, vì tôi không có những con số thực tế chính xác).
  1. Nhà vua là người giàu nhất La Mã. Một mình ông ta đã sở hữu tới 50% tài sản của đất nước này. Nó giống kiểu một người Mỹ sở hữu tới 10,000 tỷ đô như hiện nay ấy.
  2. Các thượng nghị sỹ quý tộc (Patrician Senators) là người giàu có thứ 2. Một vài quý tộc nghèo nhưng phần lớn trong số họ đều là giới siêu giàu.
  3. Giới kỵ sỹ (Equestrians) được mệnh danh là tầng lớp “1%” của La Mã cổ đại. Mặc dù họ chỉ chiếm khoảng 0.00001% dân số. Những người này sở hữu các công ty vận chuyển lớn, các công ty sản xuất hoặc đồn điền siêu rộng. Nô lệ lao động và vận hành các đồn điền là điều phổ biến nhất thời đó.
  4. Tầng lớp trung thượng lưu: Chiếm nhiều nhất khoảng 1-2% dân số. Luật sư, thương lái, chủ các doanh nghiệp lớn và đồn điền cỡ trung. Những người này đủ giàu để sống một cuộc sống thoải mái, nhưng không phải quá giày có.
  5. Tầng lớp trung lưu. Chiếm khoảng 5-10% dân số. Hầu hết những người này là chủ nông nhỏ, chủ các cửa hàng hoặc viên chức quân đội. Độ giàu có của họ đủ để nuôi sống bản thân và gia đình nhỏ của mình.
  6. Dân thành thị nghèo. Chiếm khoảng 90% dân số thành thị. Những người này thường làm các công việc đơn giản cơ bản, với mong muốn có thể kiếm đủ tiền từ nó. Khi cần thiết, họ cũng sẽ xin các khoản hỗ trợ từ các ông chủ giàu có để nuôi sống gia đình mình. Hoàng đế La Mã sẽ ban phát rượu vang và ngũ cốc miễn phí như một hình thức phúc lợi ban đầu.
Đây là cách phân phối của cải trong xã hội. Giờ hãy nhìn vào cách sống của từng tầng lớp.
Vua: sống trong các cung điện nguy nga hoặc các dinh thự cá nhân (tùy vào ông ta muốn sống ở đâu). Họ hiêm khi ra ngoài, và nếu có cũng chỉ dành cho những lý do chính đáng.

Kỵ sỹ và quý tộc: sống ở nơi họ làm việc. Những người liên quan đến chính phủ sẽ được cấp những căn nhà tầm trung, nằm gần tòa nhà chính phủ. Ở quê nhà, họ có thể sở hữu các biệt thự rộng rãi, nhưng điều này vẫn tùy thuộc vào năng lực tài chính cá nhân của từng người. Những biệt thự này thường dành cho toàn bộ của gia đình sinh sống, đôi khi có tới 300 người sống cùng họ ở đó.

Dân thành thị nghèo và tầng lớp trung lưu: Hầu hết những người này sống trong những căn nhà nhỏ có tên gọi insula. insula là một khư chung cư được xây lẫn với khách sạn. Các gia đình sẽ được nhồi nhét vào sống ở các khu có diện tích nhỏ hẹp. Ở tầng trệt sẽ có khu bếp dùng chung, một vài chỗ để các cửa hàng hoặc cửa hiệu thuê để kinh doanh.

Vậy làm thế nào để những người không kinh doanh hoặc công nhân không thạo tay nghề kiếm tiền? ồ, họ có thể tìm được những công việc lặt vặt quanh thành phố, hoặc họ có thể tự tìm cho mình một người bảo trợ.
Như tôi đã nói ở trên về việc sự giàu có của người La Mã được thể hiện qua những người nô lệ. Nếu bạn đi bộ xung quanh với 100 nô lệ thì đã tương đương với việc cưỡi 1 con BMW hiện nay. Còn 1000 nô lệ thì sao? Nó giống với giá của con Lamborghini trong thế giới cổ đại vậy.
Mỗi sáng, khi mặt trời từ đỉnh bên kia đồi thức giấc, một vài người La Mã nghèo (có khi lên tới hàng trăm) sẽ ghé thăm những người giàu ở khắp nơi trong thành phố. Họ sẽ thể hiện sự ngưỡng mộ và ca ngợi đức hào phòng sáng chói của những người bảo trợ này.  Và người bảo trợ sẽ cho họ vài đồng để thể hiện sự biết ơn và tôn trọng đã được nhận. Sau đó những người nghèo này sẽ đi theo người bảo trợ dọc trên đường phố nhằm giúp người bảo trợ thể hiện sự giàu có của mình đối với các bạn giàu có khác. Người được cho tiền sẽ dùng vài đồng ít ỏi đi đến phòng tắm hoặc đi  thăm những người giàu có khác. Một vài người còn dành cả ngày của mình đi ca ngợi các người bảo trợ để thu được vài đồng từ mỗi người.
Vậy là chúng ta đã xây dựng được phần khung xương cơ bản. Chúng ta đã biết cách của cải luân chuyển trong xã hội và mọi người làm công việc gì để kiếm sống. Giờ hãy cùng đi vào chi tiết hơn để hoàn thành bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế La Mã cổ đại.
Ngày nghỉ: Người La Mã có ngày nghỉ siêu nhiều. Tôi đã từng được hỏi rằng “liệu người La Mã có nghỉ ngơi vào mỗi cuối tuần hay không?” và câu trả lời của tôi là không. Người La Mã chẳng bao giờ làm việc tới 5 ngày/tuần - đối với họ như vậy là quá nhiều. Cứ 3 ngày thì người La Mã sẽ có 1 ngày nghỉ, và ngày nghỉ có nghĩa là không phải làm bất cứ việc gì.
Nhiều ngày lễ chỉ mang ý nghĩa tôn giáo thông thường, nhưng cũng có một vài ngày nghỉ lớn được quy định cụ thể thì phức tạp hơn.
Chẳng hạn như ngày nghỉ Saturnalia - tiền thân của Giáng Sinh ngày nay. Chủ đề của ngày lễ là hoán đổi trật tự xã hội. Trong phạm vi ngày kỷ niệm, mọi người sẽ đổi vị trí cho nhau. Nô lệ là chủ và chủ là nô lệ. Ngày này được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng 12, và nó là một bữa tiệc thực sự. Vào đầu ngày nghỉ, có một bữa tiệc hoành tráng được tổ chức dưới chân tượng thần Saturn. Mọi người sẽ nhận được rượu và thức ăn miễn phí, đó là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vời. Sau bữa tiệc là tới trò chơi đấu sĩ. Trò chơi này vẫn tiếp nối chủ đề truyền thống của lễ hội - sự hoán đổi, những đấu sĩ tham gia thường là nữ và những người khuyết tật.
Sau tiệc tùng và trò chơi truyền thống, người Hy Lạp sẽ tiếp tục tham gia bữa tiệc Saturnalia. Trong bữa tiệc lớn mang tên Saturnalia này, có một vị “vua của Saturnalia “ - người sẽ ra lệnh cho tất cả mọi người phải tuân theo. Theo truyền thống hoán đổi trật tự xã hội của ngày lễ thì “vị vua” này thường là nô lệ hoặc trẻ em.
La Mã là một nơi nguy hiểm vào ban đêm, vậy nên có rất ít cách để tổ chức một sự kiện nào đó sau khi mặt trời lặn. Tuy nhiên đối với Saturnalia, họ vẫn tiến hành tổ chức bằng cách xếp dọc các ngọn nến trên đường để thắp sáng thành phố. Nhờ đó mà mọi người vẫn có thể nhậu nhẹt và tiệc tùng thâu đêm. Thậm chí là nhảy múa cùng nhau nữa.
Dự kiến trong kỳ nghỉ họ sẽ đến thăm những người họ quen biết và kèm theo đó là những món quà nhỏ. Mọi người sẽ dành ra 2 tháng tiền lương để mua những món quà cần thiết. Trong đó thì tượng chính là loại quà phổ biến nhất. Mùa lễ hội các cửa hàng tượng không ngừng mọc lên, với đa dạng các loại tượng thì người dân có thể mua bao nhiêu tùy thích.
Giờ thì quà cáp lại là trở thành một vấn đề lớn. Nếu bạn để mọi người phát hiện mình đã gửi món quà rẻ hơn món quà năm ngoái, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm.
Đây, trích dẫn từ một người La Mã trong thời kỳ này:
Sextilianus à, bình thường mày cho tao ăn một bữa tại Saturnalia, giờ mày lại đem cho ghệ mày. Và thường vào ngày đầu tháng 3, mày tặng tao 1 tấm áo choàng Toga, giờ mày lại mua cho ghệ mày một áo choàng xanh để ăn tối. Ghệ mày thì mày không tốn đồng nào, vì mày dùng quà của tao đem cho nó.
Buôn bán: 
Người La Mã nhập khẩu hàng hóa khắp nơi trên khu vực lãnh thổ rộng lớn của họ. Nhập khẩu thóc gạo từ Ai Cập, vàng từ Dacia, lụa từ Trung Quốc, rượu vang từ Hy Lạp và thiếc từ nhiều nơi khác nhau. Họ có một mạng lưới thương mại cực kỳ cấp tiến và kết nội rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới.
Người La Mã cũng buôn bán với nhiều đế chế khác. Họ hạn chế giao thương với Trung Quốc và Nam Phi cũng như thương mại với Ba Tư và Ả Rập. Dù cho La Mã thường buôn bán trao đổi hàng hóa nội quốc, thì nhập khẩu hàng hóa từ chính các tỉnh khác nhau cũng giúp tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phức tạp.
Thuế:
Hệ thống thuế Hy Lạp đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Công dân và phi công nhân chịu các loại thuế khác nhau và tỷ suất thuế cũng vậy.
Đối với phần lớn lãnh thổ trên đế chế, thuế được thu bởi các công ty tư nhân. Các công ty này sẽ đấu thầu với nhau về lượng thuế họ được phép thu là bao nhiêu và người thắng thầu sẽ xúc tiến công tác thu thuế. Công ty này sẽ bị ràng buộc với lượng thuế họ đã hứa hẹn, tuy nhiên bất kỳ khoản thuế chênh lệch nào so với giá trúng thầu, đều sẽ rơi vào hầu bao của công ty. Thông thường những gì diễn ra là thống đốc tỉnh sẽ chọn gói thầu thấp hơn để lượng chênh lệch giữa tiền thuế thực nhận và thuế thực thu lớn hơn, từ đó ông ta có thể bỏ túi một khoản tiền lớn. (Trans: Để thuế về tới kho bạc nhà nước cần trải qua 3 giai đoạn. Công ty tư nhân thu thuế của dân chúng, công ty tư nhân nộp lên thống đốc tỉnh, thống đốc tỉnh nộp cho nhà nước. Số tiền thuế nộp về cho nhà nước bao nhiêu chỉ có thống đốc tỉnh mới biết. Các công ty tranh job thu thuế bằng đấu thầu, họ sẽ đưa ra các gói thầu cho thống đốc tỉnh. Thống đốc tỉnh sẽ chọn gói thầu nào có giá trị cao hơn số thuế cần phải nộp cho nhà nước, nhưng không chênh quá cao so với quy định. Số tiền chênh lệch từ cty nộp lên sẽ vào túi thổng đốc, còn các công ty trúng thầu cũng kiếm tiền bỏ túi bằng cách thu tiền nhiều hơn so với gói thầu. Nói chúng đây là việc tham nhũng có hệ thống :3 )
Cuối cùng, chính phủ đã bắt đầu nghĩ đến các biện pháp giảm thiểu tham nhũng khi thu thuế. Thuế được trả bằng tiền đồng và đóng mỗi năm một lần. Vì hạn đóng thuế ngắn và phải đóng thuế của cả năm trong 1 lần nên hậu quả là xảy ra nhiều bất ổn kinh tế. Mọi người sẽ phải bán đi phần lớn tài sản để trả nợ, và nó khiến mọi người gặp khó trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi Maximinus Thrax tăng lương cho các quân đoàn, anh ta phải đi từ tỉnh này sang tỉnh khác và moi tiền từ người dân nơi đây nhằm có đủ tiền để trả cho các quân đoàn.
Hoàng đế Diocletian sau đó đã cải tổ lại hế thống thuế vào năm 286 sau CN. Ông gửi đi một loạt quan chức điều tra xem thực tế dân chúng của mình giàu có đến đâu. Sau đó ông tạo ra một biểu đồ và đặt con số chính xác về số tiền nợ của mỗi người. Mọi người nay có thể trả thuế bằng ngũ cốc, rau, ngựa, gia súc hoặc bất kỳ tài sản nào khác. Điều này có nghĩa rằng, dù cho là nông dân hay chủ của một cửa hàng đều có thể trả thuế bằng một phần của bất cứ thứ gì họ sản xuất ra. Nhờ đó mà nền kinh tế trở nên ổn định hơn nhiều.
Tuy vậy, cuối cùng thì hệ thống thuế lại được thay đổi một lần nữa và trở lại dựa trên nền tảng tiền đồng. Khi các hoàng đế trở nên tuyệt vọng, họ sẽ tăng thuế và người dân vẫn là những người phải gánh chịu hậu quả.
Tiền tệ
Được rồi, từ những kiến thức ở trên, chúng ta thấy rằng rõ ràng tiền tệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Ở đây có nhiều lọai tiền đồng với các giá trị khác nhau. Có hàng tấn các loại tiền tệ khác nhau và sestertius là loại tiền được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài.

Tùy những lý do khác nhau mà các hoàng đế sẽ giới thiệu những loại tiền đồng khác nhau.
Làm giả là tình trạng thường xuyên xảy ra. Vì các hoàng đế cần nhiều tiền hơn để trả cho các quân đoàn hoặc tài trợ cho các dự án khác nhau, họ sẽ giảm tỷ lệ kim loại tốt trong các đồng tiền để tăng số lượng tiền đang lưu hành. Về cơ bản thì đây chính là tình trạng lạm phát thời xưa và nó siêu phổ biến.

Giải trí
Giải trí thời La Mã khá là lạ. Nhìn chung, những cách giải trí của người La Mã có thể kể đến như:
1/ Trò chơi đấu sĩ
Đây là thú vui của người La Mã tồn tại qua hàng thế kỷ. Người La Mã thích đặt cược kết quả và sẵn sàng dành nhiều ngày chỉ để tranh luận với nhau rằng ai mới là đấu sĩ mà họ yêu thích.
2/ Các ngày lễ
Hầu như các ngày lễ đều tổ chức các bữa tiệc lớn mà mọi người có thể tham gia ăn uống, nhậu nhẹt.
3/ Đua xe ngựa
Điều này phổ biến ở các đế chế sau này khi mà trò chơi đấu sĩ đã trở nên lỗi thời. Trong Đế chế Đông La Mã có 2 đội đua xe ngựa nổi tiếng được gọi là Greens và Blues. Những đội xe ngựa này là những kẻ kích động chính trị, côn đồ bóng đá, gangsters và vận động viên,.. tất cả hợp thành một đội.
4/ Kịch và các cuộc biểu diễn
Người La Mã không phải là fan lớn của các diễn viên. Nói chung, diễn viên hay nhạc sỹ đều có thân phận rẻ rúm như gái điếm. Lý do thì khá phức tạp để nói, nhưng chỉ cần biết, độ tôn trọng của người La Mã dành cho họ bằng 0 là được.
5/ Những buổi chiều dài trong nhà tắm
Người La Mã yêu nhà tắm. Một số người chỉ dùng 1 giờ trong nhà tắm để gội rửa sạch sẽ, trong khi có rất nhiều người khác nghĩ nhà tắm chính là chân lý của cuộc đời và dành cả ngày ở trong đó. Bạn có thể ăn, có thể uống. Có thể tắm, mát xa, đấu vật, tập thể dục và cả tắm hơi nữa.
6/ Theo dõi các phiên tòa
Các phiên tòa thời La Mã hoạt động khá giống với các phiên tòa hiện đại ngày nay. Sẽ có bên bị cáo, luật sư của họ, công tố viên và thẩm phán. Điểm khác biệt là một vài vụ kiện tiêu biểu sẽ được công khai. Nhiều dân thường sẽ đến xem để cổ vũ cho các luật sư và chính trị gia mà họ yêu thích. Những luật sư giỏi thường sẽ tham gia bào chữa trước đám đông với hy vọng rằng với sự hỗ trợ to lớn từ đám đông sẽ giúp họ thắng kiện - và thường thì họ sẽ thắng.