Nếu bạn chưa từng gặp tình trạng nào dưới đây thì không cần đọc bài này:
  1. Bạn ký được một hợp đồng, kiếm được một đơn hàng lớn, làm được một kèo thơm --> Bạn tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó mà trước đó bạn cho là xa xỉ, lãng phí.
  2. Bạn tập thể dục được 1 buổi --> Bạn tự thưởng cho bản thân một ly trà sữa.
  3. Bạn làm từ thiện cho nhiều người --> Bạn có thể "thất đức" với một người nào đó cũng... "không sao"
Lúc các nhà tâm lý đưa ra ví dụ này thì ai cũng chối, nhưng đặt họ vào tình huống cụ thể thì gần như ai cũng cũng bộc lộ điều này ra. Trừ khi người đó có tu dưỡng cực kỳ tốt.
attachFull4536234

Kiếm tiền để xài tiền, tích đức để thất đức

Tâm lý ngầm của con người xem việc "tích đức để thất đức" cũng bình thường như việc kiếm tiền để xài tiền vậy. Việc cân bằng thu/chi trong mối quan hệ xã hội cũng phát triển một cách hết sức tự nhiên. Bạn có thể thấy ví dụ về việc người chủ ATM gạo lại mắng chửi một cô bé và xem việc đó cũng khá bình thường. Hoặc nghiệm lại, chúng ta cũng có thể thấy bản thân có nhiều ví dụ tương tự, mà thường gặp nhất là VD 1 và VD2 đã nêu ở trên.
Xem Vsauce nói về chủ đề này ở đây
Về cơ bản, Moral Licensing, hay còn gọi là Self Licensing, mình tạm dịch là "tự sủng hoại". Đây là một hiện tượng tâm lý mà khi chúng ta làm được một VIỆC TỐT, thì chúng ta mặc nhiên đã gửi vào ngân hàng đạo đức một chút đức. Và chúng ta có quyền làm một VIỆC XẤU TƯƠNG ĐƯƠNG mà không có cảm giác tội lỗi. Điều này khiến chúng ta làm việc thiện và trở thành ác nhân lúc nào không biết.

[IMG]


Đọc thêm:

VẤN ĐỀ LÀ: HẠI NHIỀU HƠN LỢI

Vậy thì vấn đề là gì?
Chúng ta thường đánh giá quá cao việc tốt mình làm, nhưng lại đánh giá quá thấp việc xấu mình gây ra.
Nếu lý trí hơn, ta sẽ biết một ly trà sữa chứa tới 500 calo, tương đương bạn phải chạy bộ 10km mới đốt hết được đống năng lượng đó. Rằng cái hợp đồng kia chẳng biết có phát sinh gì không thì bạn đã vội mua một thứ làm thiệt hại kinh tế của chính mình rồi, và nó cũng không thay đổi bản chất mà trước đó bạn nghĩ là xa xỉ hay lãng phí. Rằng bạn có từ thiện bao nhiêu tấn gạo đi nữa cũng không cứu vãn được thái độ của bạn với một bé gái. Và rất nhiều trường hợp khác nữa.
attachFull4536220

Như trong clip này, phân tích rõ là bạn có trồng 20 triệu cây xanh đi nữa nhưng nếu bạn tự cho phép mình xài năng lượng lãng phí hơn một chút, không thèm tắt điện khi không sử dụng, thỏa thích dùng bồn tắm,... thì hại nhiều hơn lợi. Biến đổi khí hậu phần lớn nằm ở hành vi con người chứ không phải số lượng cây cối (tất nhiên, việc tạo ra làn sóng trồng cây sẽ giúp thay đổi nhận thức của xã hội tốt hơn, và tạo ra thêm nhiều tác động lan truyền từ đó).

NGUY HIỂM HƠN: NỢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẠO ĐỨC

Việc bạn tích đức rồi thất đức cũng như kiếm tiền rồi xài tiền, không nguy hiểm bằng "nợ tín dụng", và bạn sẽ không thể trả nổi.
Ví dụ:
  • Thứ hai tuần tới mình hứa sẽ bắt đầu tập gym. Nên bây giờ mình tự thưởng một chầu ăn nhậu thỏa thê trước đã.
  • Tuần tới là hết cách ly, mình sẽ lao đầu vào cày sấp mặt. Nên bây giờ mình sẽ làm một chuyến du lịch chứ không thì sợ không còn thời gian.
  • Hôm nay làm việc tốt quá, mọi việc đang tiến triển thuận lợi. Quá ngon, quẩy lên thôi!
Và vô số ví dụ kiểu nợ tín dụng như vậy. Trong đó, viễn cảnh "thứ hai tuần tới" có lẽ sẽ không bao giờ tới; viễn cảnh "cày sấp mặt" cũng chưa chắc, có khi lại nhàn nhã lười biếng trì hoãn các kiểu; rồi việc "đang tiến triển" cũng có nghĩa là chưa đến đích thành công cuối cùng thì đã vội quẩy rồi. Nợ càng lúc càng nhiều, và bạn chỉ còn cách "quỵt" chứ chẳng bao giờ trả nổi.

Đọc thêm:

GIẢI PHÁP

Bản thân mình cũng thường gặp vấn đề này. Giải pháp của mình là quan sát, hồi tưởng (reflect) lại việc mình làm, và tự nhắc nhở bản thân mỗi khi có thể. Não chúng ta luôn cần một vài liều hoocmôn tưởng thưởng để nó phê phê một chút, nên sẽ thường xuyên kêu bạn thưởng cho bản thân cái gì đó (càng phi lý tức là càng lúc nó càng thèm liều cao). Nên mình phải xét xem nó thực sự đang cần, hay là đang muốn.
Trong bài này của trang PickTheBrain cũng có đưa ra một giải pháp nữa, đó là đừng vội đánh giá những việc mình làm là TỐT hay XẤU. Bởi vì khi đánh giá nó, bạn sẽ tạo cho nó một mức tín dụng nhất định và mặc định thu/chi trong ngân hàng đạo đức / nhân cách của mình. Vậy nên, đừng vội đánh giá một việc gì của mình là tốt hay xấu. Hãy bình tĩnh xem tác động của nó. Họ cũng đề nghị là mình đừng đánh giá quá trình, vì sẽ rất dễ rơi vào tình huống "đang tiến triển tốt" thì não sẽ nghĩ là "Okay, xong rồi đó. Quẩy lên!".
Hy vọng ai đọc bài này sẽ thu được điều gì đó hữu ích.