Montreal Protocol và bài học về nỗ lực chống lại thàm họa môi trường
Vào cuối những năm 90s và đầu thế kỉ trước, thủng tầng ozone là một trong những thảm họa môi trường vô cùng nghiêm trọng mà các nhà...
Vào cuối những năm 90s và đầu thế kỉ trước, thủng tầng ozone là một trong những thảm họa môi trường vô cùng nghiêm trọng mà các nhà khoa học dự báo có thể gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đối với con người và các sinh vật trên trái đất. Ngày nay, chỉ sau khoảng gần 20 năm, vấn đề này ít xuất hiện hơn trên các mặt báo. Lí do chính là bởi vì cùng với sự nỗ lực từ nhiều phía, thủng tầng ozone ít nhiều đã được giải quyết hoặc chí ít giữ trong tầm kiểm soát. Hãy cùng nhìn lại hành trình chúng ta đối phó với thảm họa này và xem liệu chúng ta có thể vận dụng những điều chúng ta học được từ nó vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Vấn đề của CFCs
Nguồn gốc: Và đầu những năm 20 của thế kỉ trước, người ta bắt đầu nhận thấy những loại chất dẫn làm lạnh trong tủ lạnh, điều hòa rất độc hại và thậm chí có thể tổn hại tính mạng con người. Điều đó dẫn đến cuộc tìm kiếm chất làm lạnh thay thế cho các loại thiết bị này. Vào cuối những năm 1920s, một vài hợp chất CFCs (chlorofluorocarbons) được tổng hợp có ứng dụng cao và trở lên vô cùng phổ biến, từ chất làm lạnh, bình xịt, dụng cụ y tế, dung môi dầu mỡ[...(cite)]. Đó là cho đến khi các ảnh hưởng lên môi trường của các chất này được làm rõ…
Tác động (nguyên lý): Chất CFCs có tác động rất lớn lên tầng ozone. Với những ai chưa biết thì ozon là một khí tạo bởi 3 nguyên tử Oxygen(O) và khác với Oxygen (O2), khí này tồn tại chủ yếu ở các tầng trên của bầu khí quyển (đừng hỏi mình tại sao nó nặng hơn mà lại nổi lên trên … ). Ozone có tác dụng ngăn chặn và hấp thụ các loại tia cực tím có tác hại nguy hiểm khi tương tác với sinh vật sống trên Trái Đất. Do đó, một tầng ozone khỏe mạnh ở trên đầu chúng ta là một lớp khiên chắc chắn bảo vệ cho các dạng sống ở bên dưới. Giờ hãy cùng xem CFCs ảnh hưởng thế nào đến tầng này. Các khí CFCs có chứa chlore mà khi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, một phân tử này bị tác ra. Chlore có khả năng tương tác trực tiếp với O3 để tạo ra Chlorine monoxide(ClO) và Oxygen (O2).
Cl + O3 → ClO + O2
Khi ClO gặp một phân tử Oxygen đơn lẻ khác, chúng tách ra và để lại một phân tử Cl, và vòng tuần hoàn tiếp diễn.
ClO + O → Cl + O2
Ước tính một phân tử Cl có thể hủy hoại tới 10000 phân tử O3.
Ảnh hưởng: Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thấy lớp ozone ở phía trên của Nam Cực giảm đi và dự đoán chúng có thể biến mất trong vài thập kỉ tới[vox]. Chúng ta đều biết là thiếu lớp ozone bảo vệ, con người và các sinh vật khác sẽ chịu các tác động nghiêm trọng từ tia cực tím, thậm chí có thể gây chết người. Vì vậy, trong thời điểm đó, cộng đồng quốc tế đã có nhiều chiến dịch để cấm việc sử dụng các chất CFCs. Điều này đã đạt được những kết quả thực tế thông qua nghị định thư Montreal.
Nghị định thư Montreal:
Nghị định thư Montreal được tổ chức vào năm 1987 và sau đó lần lượt được điều chỉnh lại vào những những năm tiếp theo. Cho đến nay thì đây vẫn là một trong những nỗ lực liên quốc gia về môi trường thành công nhất: Nghị định thư này được phê chuẩn ở khắp các quốc gia trên thế giới: 198 thành viên của Liên hợp quốc[mon].
Nguyên tắc: Nhìn chung, Nghị định thư đề ra các kế hoạch theo từng bước để giảm thiểu sự sản xuất và tiêu thụ các chất phá hoại tầng Ozone. Các nước đang phát triển và đã phát triển có trách nhiệm bình đẳng nhưng có sự khác biệt, nhưng quan trọng nhất là cả hai nhóm nước đều có các cam kết ràng buộc, có mục tiêu thời gian và có thể đo lường và kiểm chứng được (Điều này rất khác so với các hiệp ước về biến đổi khí hậu).
Hành động: Nghị định thư Montreal nhanh chóng được áp dụng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, không chỉ bởi các tổ chức chính phủ mà các công ty, tập đoàn cũng nhanh chóng tìm ra giải pháp để thay thế loại khí này. Nhiệm vụ cấp thiết lúc này là các cải tiến về công nghệ để tạo ra các chất hóa học thay thế cho CFCs mà không gây hại đến tầng ozone, đồng thời thị trường cho các sản phẩm như vậy cũng cần được thiết lập.
Kết quả: Ngày nay, các nước cam kết nghị định thư đã giảm đến 98% các chất phá hủy ozone so với mức độ vào năm 1990. Dự đoán rằng, tầng ozone sẽ được phục hồi hoàn toàn vào giữa thế kỉ này. Các nỗ lực của nghị định thư Montreal cũng được ước tính đã cứu được khoảng 2 triệu người mỗi năm khỏi ung thư da. Những nỗ lực giảm thiểu khí CFCs cũng góp phần không nhỏ trong nỗ lực hạn chế biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu vì CFCs cũng là những khí nhà kính vô cùng mạnh mẽ, không những có khả năng hấp thụ các tia hồng ngoại mà còn có thể tồn tại trong khí quyển vô cùng lâu.
Kết luận:
Nghị định thư Montreal là một ví dụ quan trọng trong việc đối phó với các thảm họa môi trường. Sự thành công của nó là minh chứng cho thấy nỗ lực của cộng đồng quốc tế đối với một vấn đề môi trường toàn cầu đều hoàn toàn có thể được giải quyết. Nghị định thư cũng là một ví dụ về cách thực hiện và đạt được các thỏa thuận quốc tế ngay cả khi lợi ích kinh tế của các quốc gia thành viên vị ảnh hưởng một cách phân hóa. Đây là một bài học quan trọng mà chúng ta có thể tham khảo lại trong quá trình đối phó với biến đổi khí hậu.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất