[30-day writing challenge] Ngày 11: Cuộc chiến trình duyệt và sự độc quyền của Google
Minh họa của Stefan Dimitrov - Chrome cho đến nay đang được xem là trình duyệt thành công nhất trên thế giới và thị phần của nó...
- Chrome cho đến nay đang được xem là trình duyệt thành công nhất trên thế giới và thị phần của nó đang tiếp tục gia tăng.
- Các đối thủ cạnh tranh cáo buộc Google cố tình phá hoại các trình duyệt khác.
- Chrome sẽ sớm giới hạn chức năng của trình chặn quảng cáo.
- Mozilla định vị Firefox như một giải pháp thay thế thân thiện với quyền riêng tư, chặn quảng cáo và trình theo dõi.
Mười năm trước, vào tháng 7 năm 2009 (*từ người dịch: Google mua lại Youtube từ năm 2006), số phận của một trình duyệt khá thành công trên thị trường mạng lúc bấy giờ đã bị thay đổi sau khi một nhóm nhà phát triển Youtube trong một bữa trưa đã lập ra một kế hoạch tiêu diệt kẻ thù chung: IE 6 từ Microsoft. Trình duyệt chậm, không ổn định khiến công việc của họ trở thành một cực hình. Và họ có một ý tưởng: không cần hỏi cấp trên, họ đã thêm một vài dòng mã lập trình vào trang Youtube.
"Kế hoạch của chúng tôi rất đơn giản," Chris Zacharias, người đã ở đó vào thời điểm đó nói. "Nếu người nào truy cập Youtube bằng IE 6, sẽ thấy một cảnh báo về việc hỗ trợ cho trình duyệt này sẽ sớm bị ngừng lại." Đó chỉ là cảnh báo giả, nhưng nó đã có tác dụng: Trong vài tuần, thị phần của trình duyệt đã sụp đổ một nửa." Ông chủ của chúng tôi đã khiến chúng tôi thề thốt trong một buổi đi nhậu rằng chúng tôi không bao giờ làm điều đó một lần nữa", Zacharias nói. "Sự ra đi của IE 6 bắt đầu từ khi đó."
Vào năm 2009, Google có ảnh hưởng đáng kinh ngạc. Kể từ đó, công ty đã liên tục mở rộng sự thống trị này. Ngày nay, sau một thập kỷ, Google kiểm soát một phần rất lớn của nền mạng toàn cầu.
Google đã tạo ra một trò chơi, mà ở đó nó là một công ty phân phối kính miễn phí, người chơi cần kính của nó để có thể nhìn được các sản phẩm khác. Nó kiếm tiền bằng cách quảng cáo cho những công ty cung cấp sản phẩm. Đồng thời, nhà sản xuất kính mắt kiểm soát toàn bộ hệ thống, nó xác định cách mọi người nhìn thế giới và những nơi họ đến thăm.
Trình duyệt Chrome của Google cũng vì thế mà đã vượt xa các đối thủ. Googling mặc nhiên có nghĩa là tìm kiếm. Tất cả các dịch vụ đều miễn phí, Google kiếm tiền gần như độc quyền với quảng cáo kỹ thuật số. "Họ có thể xác định mạng lưới nên hoạt động như thế nào và không có ai có thể đặt câu hỏi về quyết định của họ", Mark Surman, CEO của Mozilla cho biết.
"Chrome đã trở thành phần mềm gián điệp"
Vào tháng Tư, Jonathan Nightingale, trước đây là phó chủ tịch của Firefox, đã đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng. Google cố tình phá hoại trình duyệt cạnh tranh để tăng cường sức mạnh thị trường của Chrome. Andreas Gal, cựu Giám đốc Công nghệ của Mozilla, đưa ra những cáo buộc tương tự. "Chrome đã trở thành phần mềm gián điệp", Brendan Eich, đồng sáng lập Mozilla, hiện là người đứng đầu trình duyệt thay thế Brave cho biết. Giám đốc công nghệ của nó, Brian Bondy phàn nàn: "Các trình duyệt có thị phần nhỏ phụ thuộc vào thiện chí của Google, nhưng Google đã loại bỏ chúng tôi". Những tuyên bố như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần khi người ta hỏi nhân viên của các đối thủ cạnh tranh như Vivaldi, Edge, Brave và Firefox hoặc điều tra chúng trong các diễn đàn nhà phát triển.
Vào tháng Tư, Jonathan Nightingale, trước đây là phó chủ tịch của Firefox, đã đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng. Google cố tình phá hoại trình duyệt cạnh tranh để tăng cường sức mạnh thị trường của Chrome. Andreas Gal, cựu Giám đốc Công nghệ của Mozilla, đưa ra những cáo buộc tương tự. "Chrome đã trở thành phần mềm gián điệp", Brendan Eich, đồng sáng lập Mozilla, hiện là người đứng đầu trình duyệt thay thế Brave cho biết. Giám đốc công nghệ của nó, Brian Bondy phàn nàn: "Các trình duyệt có thị phần nhỏ phụ thuộc vào thiện chí của Google, nhưng Google đã loại bỏ chúng tôi". Những tuyên bố như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần khi người ta hỏi nhân viên của các đối thủ cạnh tranh như Vivaldi, Edge, Brave và Firefox hoặc điều tra chúng trong các diễn đàn nhà phát triển.
Google bác bỏ các cáo buộc. "Chúng tôi rất quan tâm đến việc phát triển web dưới dạng một nền tảng mở", người phát ngôn của nhóm phát triển tại Munich cho biết. Goole có hợp tác với các nhà sản xuất trình duyệt khác. Và Darin Fisher, một nhà phát triển Chrome cao cấp, nói với báo Bloomberg: "Chúng tôi chịu trách nhiệm với vai trò người bảo vệ tốt cho mạng lưới Internet".
Google có thể không lạm dụng sức mạnh của nó, nhưng nó có lợi dụng. Người dùng các dịch vụ như Gmail, Docs hoặc Youtube bằng trình duyệt khác ngoài Chrome đôi khi sẽ thấy biểu ngữ hiện ra như kiểu "Xem video trên YouTube bằng Chrome - Google khuyên dùng Chrome như một trình duyệt nhanh và an toàn. Thử ngay?" Không giống 10 năm về trước, không có nhà phát triển nào cố gắng xóa sổ Internet Explorer. Giờ đây, một công ty hùng mạnh đang triển khai một kế hoạch chi tiết để biến một trong những sản phẩm thành công nhất của nó (Chrome) trở thành một kiểu độc quyền khác.
Chrome sẽ giới hạn chức năng của trình chặn quảng cáo
Chrome ổn định, nhanh chóng và an toàn. Trình duyệt này đã thiết lập các tiêu chuẩn mới cần có cho một website. Hầu hết mọi người sử dụng Chrome vì Google đảm bảo được rất nhiều lợi ích kỹ thuật. Điều này cũng có nhược điểm: Hầu như tất cả các đối thủ cạnh tranh đều sử dụng công cụ Chromium làm cơ sở, chỉ có Safari của Apple và Firefox của Mozilla vẫn độc lập. Nhiều nhà phát triển tối ưu hóa các trang web của họ dành riêng cho Chrome. Mạng Internet đang đứng trên bờ vực của sự độc quyền. Trong vài tháng qua đã dấy lên một câu hỏi: có phải là một ý tưởng tốt khi người bán quảng cáo lớn nhất thế giới cũng đang cung cấp trình duyệt lớn nhất thế giới?
Google đang đẩy mạnh sự thân thiết của Chrome tới người dùng hơn, khiến cho việc ẩn danh vĩnh viễn trở nên ngày càng khó khăn. Nếu hôm nay bạn đăng nhập vào Gmail, bạn sẽ mãi mãi tự động đăng nhập như thế trên Chrome. Google cũng gợi ý đồng bộ hóa tất cả các dữ liệu: Khiến cho người dùng tưởng chừng như hành động của họ là vô hại, thông tin như việc họ đã truy cập websites nào, dùng thẻ tín dụng gì hay địa chỉ cá nhân,... sẽ đều trôi hết về máy chủ của Google.
Một ví dụ khác: Các phiên bản Chrome sắp tới sẽ hạn chế nghiêm trọng chức năng của Adblocker - các bộ lọc ngăn chặn quảng cáo trên các trang web. Các nhà phát triển, người ủng hộ người tiêu dùng và tổ chức phi chính phủ đã hỗn loạn trong nhiều tháng. "Đó là về bảo mật", Google nói, chỉ ra rằng các tiện ích mở rộng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chrome vẫn sẽ lọc ít quảng cáo hơn trong tương lai.
Google hiện tại đang ở trong tình huống khó khăn: Phần lớn người dùng đều ghét quảng cáo online và bị theo dõi khi đang lướt web. Họ dùng Adblocker để phòng thủ trước quảng cáo và những website sử dụng hàng tá những công cụ giám sát bí mật. Trong khi đó, chuyện làm ăn của Google lại hoàn toàn dựa trên nền tảng ấy. Thậm chí phương tiện truyền thông như kiểu Süddeutsche Zeitung (chủ tờ báo đăng bài viết này) cũng phụ thuộc vào quảng cáo online và cũng tìm hiểu thêm về người đọc của nó thông qua các công cụ phân tích người dùng.
Google đang cố gắng cân bằng mọi thứ. Đầu năm nay, công ty mẹ Alphabet Inc. đã cảnh báo các cổ đông của mình rằng Adblocker và các phần mềm giới hạn theo dõi sẽ đe dọa đến các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Google. Vì vẫ, Chrome nên hạn chế quảng cáo nhưng không nên quá nhiều để không làm ảnh hưởng đến doanh thu.
Các công ty khác cũng có trình duyệt tốt
Vài năm trước Chrome là trình duyệt tốt nhất. Nhưng những người chơi khác đã bắt kịp. Opera, Brave, Vivaldi và Microsoft Edge dựa trên Chromium, nhưng đã thông báo rằng họ sẽ không chặn Adblocker. Mozilla Firefox là một sự thay thế tương đương. Gần đây cũng có một phiên bản mới cho điện thoại thông minh. Không giống như Chrome, Firefox vốn đã chặn các trình theo dõi xâm lấn đặc biệt và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Sự thống trị của Google dường như không thể ngăn cản. Nhưng không ở đâu mà quyền lực và thói quen người dùng lại thay đổi chóng mặt như trên Internet. Internet Explorer đã từng sở hữu thị phần hơn 90 phần trăm trên thị trường mạng. Sau đó nó không phát triển tốt như mong đợi, những người chơi khác bắt kịp, và một nhóm phát triển của Youtube đã làm nốt phần việc còn lại. Biết đâu cũng có một nhóm phát triển của Mozilla đang nhen nhóm một bữa trưa làm nên lịch sử (*từ người dịch: và hạ gục Google như chính cái cách mà IE đã bị hạ gục).
Dịch từ bài viết của Simon Hurtz "Wenn Google den Browser-Krieg gewinnt, wird das Netz zur Monokultur" trên báo Süddeutsche Zeitung đăng ngày 8 tháng 7, 2019 lúc 17:52.
*Bài dịch của mình có một chút thay đổi và thêm vào một số thông tin để người đọc dễ hiểu hơn.
Đôi lời về thử thách ngày 11
Đáng ra đề bài là nghĩ về một từ bất kỳ mang ý nghĩa tích cực mà bạn muốn. Tìm kiếm từ đó trên “google image”. Dừng lại ở bức ảnh bạn thấy yêu thích và viết điều gì đó bạn thấy được truyền cảm hứng từ bức ảnh đó. Nhưng mình nghĩ chợt nhận ra mình không dùng công cụ tìm kiếm Google mà dùng Ecosia - một công cụ tìm kiếm khác trực thuộc Microsoft mà với mỗi một lần tìm kiếm bạn sẽ góp một phần nhỏ vào công cuộc trồng cây gây rừng mà Ecosia theo đuổi. Sự hiệu quả của Ecosia đã được chứng minh, có thể khi nào có hứng mình sẽ viết một bài về nó. Cho nên mình đổi sang dịch cho các bạn đọc một bài về sự độc quyền (khá là khó chịu) của Google. Không thể phủ nhận các dịch vụ của Google rất mượt mà và thân thiện với người dùng. Gmail là miễn bàn, Google Drive, Youtube, Google Translate... mình đều dùng mà dùng mạnh luôn là đằng khác. Nhưng cái gì cũng có hai mặt, và độc quyền thì không bao giờ là tốt. Bản thân Chrome có nhiều cái hạn chế (tốn Ram, bóp Adblock,...). Mong là các bạn sẽ có một cái nhìn mới hơn về chuyện lướt mạng sau bài viết này. Và tham gia thử thách 30 ngày viết lách nếu có thời gian nha!
Danh sách 30 ngày thử thách:
Ngày 1: Liệt kê ít nhất 10 điều khiến bạn hạnh phúc.
Ngày 2: Viết một điều gì đó về bạn mà ai đó đã nói với bạn khiến bạn nhớ mãi không quên.
Ngày 3: Viết về một người nào đó đã truyền cảm hứng cho bạn
Ngày 4: Liệt kê ít nhất 5 địa điểm mà bạn muốn đến thăm.
Ngày 5: Liệt kê 10 bài hát mà bạn yêu thích vào lúc này.
Ngày 6: Viết về một điều gì đó mà khi nghĩ đến khiến bạn thêm mạnh mẽ.
Ngày 7: Viết về những điểm mạnh của bản thân.
Ngày 8: Viết về 5 điều mà bạn luôn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống của mình.
Ngày 9: Viết về một bài bộ phim yêu thích mà bạn đã từng xem.
Ngày 10: Viết một bức thư/email hỏi thăm cho ai đó.
Ngày 11: Nghĩ về một từ bất kỳ mang ý nghĩa tích cực mà bạn muốn. Tìm kiếm từ đó trên “google image”. Dừng lại ở bức ảnh bạn thấy yêu thích và viết điều gì đó bạn thấy được truyền cảm hứng từ bức ảnh đó.
Ngày 12: Liệt kê 25 điều (hay thậm chí chỉ 5 điều) mà bạn muốn làm được trong cuộc đời mình/ Viết 101 điều mình muốn làm trong cuộc đời này (My Bucket lists).
Ngày 13: Viết kế hoạch những việc cần làm của bạn vào ngày mai.
Ngày 14: Viết cảm nhận về một ngày tuyệt nhất của bạn trong tuần vừa rồi.
Ngày 15: Viết cảm nhận về một cuốn sách bất kì mà bạn thích.
Ngày 16: Viết (liệt kê) về một vài website/blog yêu thích mà bạn hay đọc.
Ngày 17: Viết về một thói quen xấu mà bạn muốn thay đổi trong năm nay.
Ngày 18: Viết về một tời điểm khó khăn nào đó mà bạn đã từng trải qua.
Ngày 19: Viết về một nỗi sợ nào đó của bạn.
Ngày 20: Viết về một khoảnh khắc đáng nhớ nào đó của bạn.
Ngày 21: Viết lại 4 câu trích dẫn yêu thích của bạn.
Ngày 22: Viết ít nhất 10 điều bạn biết ơn vào hôm nay.
Ngày 23: Viết về một buổi sáng lý tưởng mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 24: Viết chu trình buổi tối thông thường mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 25: Viết thư gửi bản thân trong quá khứ.
Ngày 26: Viết thư gửi bản thân trong tương lai (1 năm, 3 năm, 5 năm,… )
Ngày 27: Viết hình dung về người yêu/bạn đời của bạn trong tương lai.
Ngày 28: Viết mục tiêu trong 30 ngày sắp tới của bạn.
Ngày 29: Viết những điều mà bạn muốn người khác nhớ về bạn khi được nhắc đến.
Ngày 30: Viết cảm xúc của bạn sau 29 ngày thử thách viết lách vừa qua.
Ngày 2: Viết một điều gì đó về bạn mà ai đó đã nói với bạn khiến bạn nhớ mãi không quên.
Ngày 3: Viết về một người nào đó đã truyền cảm hứng cho bạn
Ngày 4: Liệt kê ít nhất 5 địa điểm mà bạn muốn đến thăm.
Ngày 5: Liệt kê 10 bài hát mà bạn yêu thích vào lúc này.
Ngày 6: Viết về một điều gì đó mà khi nghĩ đến khiến bạn thêm mạnh mẽ.
Ngày 7: Viết về những điểm mạnh của bản thân.
Ngày 8: Viết về 5 điều mà bạn luôn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống của mình.
Ngày 9: Viết về một bài bộ phim yêu thích mà bạn đã từng xem.
Ngày 10: Viết một bức thư/email hỏi thăm cho ai đó.
Ngày 11: Nghĩ về một từ bất kỳ mang ý nghĩa tích cực mà bạn muốn. Tìm kiếm từ đó trên “google image”. Dừng lại ở bức ảnh bạn thấy yêu thích và viết điều gì đó bạn thấy được truyền cảm hứng từ bức ảnh đó.
Ngày 12: Liệt kê 25 điều (hay thậm chí chỉ 5 điều) mà bạn muốn làm được trong cuộc đời mình/ Viết 101 điều mình muốn làm trong cuộc đời này (My Bucket lists).
Ngày 13: Viết kế hoạch những việc cần làm của bạn vào ngày mai.
Ngày 14: Viết cảm nhận về một ngày tuyệt nhất của bạn trong tuần vừa rồi.
Ngày 15: Viết cảm nhận về một cuốn sách bất kì mà bạn thích.
Ngày 16: Viết (liệt kê) về một vài website/blog yêu thích mà bạn hay đọc.
Ngày 17: Viết về một thói quen xấu mà bạn muốn thay đổi trong năm nay.
Ngày 18: Viết về một tời điểm khó khăn nào đó mà bạn đã từng trải qua.
Ngày 19: Viết về một nỗi sợ nào đó của bạn.
Ngày 20: Viết về một khoảnh khắc đáng nhớ nào đó của bạn.
Ngày 21: Viết lại 4 câu trích dẫn yêu thích của bạn.
Ngày 22: Viết ít nhất 10 điều bạn biết ơn vào hôm nay.
Ngày 23: Viết về một buổi sáng lý tưởng mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 24: Viết chu trình buổi tối thông thường mà bạn muốn có vào mỗi ngày.
Ngày 25: Viết thư gửi bản thân trong quá khứ.
Ngày 26: Viết thư gửi bản thân trong tương lai (1 năm, 3 năm, 5 năm,… )
Ngày 27: Viết hình dung về người yêu/bạn đời của bạn trong tương lai.
Ngày 28: Viết mục tiêu trong 30 ngày sắp tới của bạn.
Ngày 29: Viết những điều mà bạn muốn người khác nhớ về bạn khi được nhắc đến.
Ngày 30: Viết cảm xúc của bạn sau 29 ngày thử thách viết lách vừa qua.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất