Giới vật lý lượng tử đã phát hiện ra rằng các nguyên tử vật lý được tạo thành từ vô số các xoáy năng lượng được gọi là các hạt quark và photon, các xoáy năng lượng này liên tục quay và rung động, mỗi cái đều phát ra đặc tính năng lượng duy nhất của mình. Đây là những gì tạo nên cấu trúc nguyên tử. Khi quan sát gần hơn, ta sẽ không thấy gì cả, mà chỉ thấy một khoảng trống vật lý. Nguyên tử không có cấu trúc vật lý, vật chất thực sự không có cấu trúc vật lý nào cả. Nguyên tử được tạo ra từ năng lượng vô hình, không phải từ vật chất hữu hình.
Cha đẻ của lý thuyết lượng tử, Tiến sỹ Max Planck, người nhận giải Nobel vật lý năm 1918, có kết luận: “Không có bất cứ vật chất nào tồn tại trên thế giới, và vật chất được cấu tạo từ các lượng tử rung động liên tục”.
Khoa học hiện đại cũng xác nhận mối quan hệ giữa năng lượng và vật chất, nổi tiếng nhất là công thức của Einstein: E=mc2 (E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).
Vũ trụ khởi nguồn từ hư vô..
Vũ trụ khởi nguồn từ hư vô..
Tuy nhiên, con người bị giới hạn trong cảm quan vốn quen tiếp xúc với không gian 3 chiều và khái niệm thời gian tuyến tính, vật lý cổ điển của Newton cho rằng thực thể và vật chất có cùng biên giới, còn James C. Maxwell cho rằng thực thể và vật chất có cùng trường năng lượng liên tục và thăng giáng. Cả hai đều trở thành 2 trụ cột lớn của vật lý học cổ điển cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, khi các nhà khoa học khám phá sâu hơn lĩnh vực nguyên tử, hoặc khi khám phá vũ trụ bao la, họ phát hiện rằng bản chất của vật chất và năng lượng là điều vượt ra ngoài hiểu biết, kinh nghiệm và giác quan của con người. Cơ học lượng tử và thuyết tương đối xuất hiện đầu thế kỷ 20 cũng hoàn toàn phản đảo lại nhận thức về không gian của vật lý học và cơ học cổ điển. Nổi tiếng nhất là công thức của Planck: E=hv (E là năng lượng của mỗi lượng tử, h là hằng số Planck – hằng số lượng tử Planck, v là tần số dao động của lượng tử), vì h là hằng số nên lượng tử có tần số dao động càng cao thì năng lượng của nó càng lớn.
Sơ đồ Feynman về sự rung động của các hạ nguyên tử
Sơ đồ Feynman về sự rung động của các hạ nguyên tử
Theo đó, tất cả các vật chất hữu hình lẫn vật chất vô hình đều là các năng lượng liên tục rung động. Sự khác biệt giữa chúng là tần số dao động khác nhau, và do đó, các vật chất khác nhau có ý thức khác nhau và hình thức được tạo ra khác nhau. Vật chất có tần số rung động cao trở thành những vật chất vô hình, như suy nghĩ, cảm xúc và ý thức của con người. Vật chất có tần số rung động thấp trở thành những thứ hữu hình như bàn, ghế và cơ thể người, những thứ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Con người đồng thời tồn tại trong 2 dạng thế giới khác nhau, trên đầu là thế giới tinh thần có tầng thứ cao, dưới chân là thế giới thực thể vật chất hóa, con người có nhục thể nhưng cũng có linh thể. Mới thoạt nghe, “linh thể” và “nhục thể” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng linh thể và nhục thể không phải là không có liên hệ gì, bởi vật chất là năng lượng, vật chất hữu hình và vô hình là năng lượng không ngừng dao động, sự khác nhau của chúng là tần số dao động khác nhau, từ đó mà sinh ra vật chất khác nhau có dạng thức hoặc hình thức khác nhau.
Về vật chất, năng lượng (cái mà chúng ta vẫn nói là “khí” hay rung động trong vật lý), Kybalion - giáo lý bí truyền của các tư tế Ai Cập cổ đại đã nói về “nguyên lý rung động” như sau:
“Không có gì đứng yên, mọi thứ đều đang chuyển động, mọi thứ đều rung động”.
.

Lý thuyết về mức năng lượng của David Hawkins

Thông tin ở trên khiến cho ta có nhận định rằng: Chúng ta đều là năng lượng, tỏa ra đặc tính năng lượng duy nhất của riêng mỗi người. Cảm nhận, suy nghĩ và cảm xúc đóng một vai trò quan trọng, vật lý lượng tử giúp chúng ta thấy tầm quan trọng của cách chúng ta cảm nhận. Nếu nội tâm chúng ta đang đầy yêu thương, bình hòa, chắc chắn nó sẽ tác động đến thế giới xung quanh chúng ta, và ảnh hưởng đến cảm giác của người khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc tích cực và hành động từ một nội tâm yên bình có thể dẫn đến một trải nghiệm rất khác cho người phát ra những cảm xúc đó và cho những người xung quanh. Ở mức hạ nguyên tử của chúng ta, tần số dao động có thay đổi biểu hiện của thực tại vật lý không? Nếu có, thì theo cách nào? Chúng ta biết rằng khi một nguyên tử thay đổi trạng thái của nó, nó hấp thụ hoặc phát ra các tần số điện từ, tương ứng với các thay đổi về trạng thái của nó.
Các nhà khoa học ở Viện HeartMath đã chứng minh rằng các trạng thái cảm xúc, nhận thức và cảm nhận khác nhau của mỗi người sẽ tạo ra các tần số điện từ khác nhau từ cơ thể họ.
Trường điện từ sinh học tạo ra bởi trái tim mỗi người có thể kết nối với nhau
Trường điện từ sinh học tạo ra bởi trái tim mỗi người có thể kết nối với nhau
Sở dĩ chúng ta thường nghĩ rằng “vật chất và năng lượng” hoặc “cơ thể và tinh thần” là hoàn toàn khác nhau, là bởi vì con người chúng ta có chế độ suy nghĩ nhị phân (lưỡng cực). Những điều chúng ta biết hầu như chỉ là tất cả tri thức và tư duy logic mà chúng ta có được. Và những tri thức và tư duy logic hình thành nên những suy nghĩ, sự suy nghĩ trở thành nền tảng của ngôn ngữ. Mô hình này khiến cho con người có suy nghĩ hai chiều. Do đó, trong thế giới của con người có “thiện” có “ác”, có “đúng” thì tự nhiên cũng có “sai”, có “tốt” thì ắt có “xấu”, có “vui vẻ” đương nhiên cũng có “đau khổ”, tất cả đều có mặt đối lập của nó.
Nghiên cứu “Lý thuyết cấp bậc năng lượng” của David R. Hawkins: Một người có mức năng lượng tốt thì có tần số cao, ngược lại mức năng lượng thấp thì tần số thấp.
Mức năng lượng tương ứng với cảm xúc
Mức năng lượng tương ứng với cảm xúc
Người có tần số nhỏ hơn 10 khả năng cao là gặp vấn đề về sức khỏe như các bệnh mãn tính, hoặc bệnh nặng. Người có có tần số gần bằng 0 là những người đang cận kề bờ vực của cái chết.
Cảm xúc là một dạng tần số năng lượng được phát ra, cảm xúc càng tích cực thì tần số năng lượng càng cao và ngược lại. Những tần số cao từ 600 trở lên đến 1000 là những rung động rất mạnh chỉ xuất hiện ở bậc vĩ nhân. Những tần số này thuộc dạng năng lượng thuần khiết, và khó duy trì được bởi những trạng thái cảm xúc khác xen vào, tham lam, sân si, sợ hãi, sân hận, nghi ngờ,.. Tần số cao cũng xuất hiện ở những em bé, niềm vui của chúng là thuần khiết, cho tới khi ý thức của chúng đủ lớn để xen vào những tạp niệm về sự khen chê, về sự sở hữu từ những thứ nhỏ nhặt như đồ chơi. Nhưng những em bé thì không được gọi là vĩ nhân, đơn giản là chúng chưa có trí tuệ tối thượng.
Người giác ngộ theo khía cạnh nhà Phật, phải là người vừa đạt tới tầng tần số cao, vừa có trí tuệ, như cách Thiền định tĩnh tâm quan sát dòng chảy ý thức và dùng trí tuệ để dẫn dắt cảm xúc lên tần số năng lượng cao hơn, chứ không phải do rượu, hay ma tuý. Cảm xúc thăng hoa được ghi nhận lúc say rượu, ma tuý là ở tầng tần số từ 400 – 600, cũng là tầng của tình yêu, niềm vui và an lạc. Sự thăng hoa này mang tính đốt cháy giai đoạn, ức chế thần kinh, ngăn cảm xúc tiêu cực và sản sinh ra Dopamine, hoạt chất tạo ra hạnh phúc.
Khi con người vô tình chạm tới 1 tầng tần số rất cao so với tần số của bản thân mình, gần như ta sẽ bị nghiện ngay lập tức, ý thức sẽ không bao giờ quên, ta sẽ đi tìm kiếm mãi, đó là lý do họ lầm tưởng rằng cuộc sống cần chất gây nghiện hoặc họ sử dụng chúng như 1 phương pháp tạo “hạnh phúc” ảo, mà không biết nó không bền vững và gây ra tác dụng phụ sau khi hạnh phúc ảo đó biến mất, nhường chỗ cho cảm xúc tiêu cực đỉnh điểm.
Khi nào còn chưa thoát được trạng thái cảm xúc tầng dưới thì chưa thể có được trạng thái cảm xúc cao hơn, ví như nếu không buông bỏ được sợ hãi (100) thì ta chẳng thể nào có được khát khao (125).
Tu tâm, có thể là hành trình không dễ dàng, đầy gian khổ, con đường này phải nỗ lực rất nhiều và phải có bản lĩnh vượt qua cám dỗ mới có thể thoát ra khỏi tần số năng lượng quen thuộc của hành vi cũ được.
Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau
Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau
Cổ nhân nói “sinh mệnh đang vận động”, dù là “nội tĩnh ngoại động” (thể dục) hay là “ngoại tĩnh trong động” (thiền định) thì đều chính xác.
Lấy một ví dụ, vật chất và năng lượng giống như hai cực của một thể liên tục (continuum), một cực là đen, một cực là trắng, nằm giữa 2 cực là màu xám. Màu xám có đặc điểm trắng đen của 2 cực bao gồm từ màu xám trắng phát triển đến màu xám đen. Hiện tượng này giống như điều được nói trong “Nguyên lý lưỡng cực” của “Triết học”:
“Mọi thứ đều theo cặp, mọi thứ đều có 2 cực, mọi thứ đều có mặt đối lập, tương đồng và không không tương đồng cũng như vậy. Những thứ tương phản về cơ bản là giống nhau, chỉ là thể hiện ra sự khác nhau về mức độ, hai trạng thái cực đoan sẽ gặp nhau, tất cả chân lý chẳng qua chỉ là một nửa chân lý, tất cả mâu thuẫn có lẽ cũng là đang điều hòa lẫn nhau".
Xét theo nghiên cứu tâm linh (Psychic Research) và nghiên cứu y học mà nói, tần số dao động năng lượng cao là thuộc về bậc Giác Ngộ ở cảnh giới tư tưởng cao, khi tần số dao động thấp, sinh ra vật chất thô và nặng ví dụ như thân xác thịt của con người. Thân xác thịt ở không gian 4 chiều của nhân loại là có tần số thấp nhất.
Bởi vậy, linh hồn và thân xác của con người là cùng một thứ, thuộc về hai đầu của cùng một thể liên tục, tương tự như đúng và sai, thiện và ác, vui vẻ và đau khổ, về bản chất chúng không hề khác nhau, chỉ khác biệt ở mức độ dao động năng lượng mà thôi.
Nếu như dựa trên cơ điểm của tâm lý học và y học mà nói, thì năng lượng dao động tần số cao là năng lượng tinh tế, chính là vật chất cấu thành trong tầng thứ cao, khi mà tần số dao động xuống thấp, vật chất sẽ càng trở nên thô nặng (ví như thân xác con người). Thân xác ở trong bốn thứ nguyên của nhân loại (đất nước lửa gió - các yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo Phật giáo) là có tần số dao động thấp nhất. 
Có lẽ vì vậy mà các nhà khoa học lẫn các nhà tâm linh đều khuyên con người nên sống tốt, bớt nóng giận, tâm thái luôn hiền hòa, an nhiên, thì sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe, trên phương diện xã hội cũng đem lại lợi ích to lớn.
.
Và các định luật vật lý: Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng sẽ không tự nhiên sinh ra hay mất đi mà chúng sẽ chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật thể này sang đến vật thể khác. Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Nguyên lý truyền nhiệt: Nhiệt độ chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn, chứ không truyền ngược lại. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton: Các vật thể càng lớn, lực hút giữa chúng càng lớn, nhưng chúng càng cách xa nhau, sức hút càng yếu.
.

Tần số rung động?

Nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein từng nói: "Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều rung động".
Nikola Tesla: “Nếu bạn muốn biết những bí mật của vũ trụ, hãy suy nghĩ về năng lượng, tần số và rung động”. Và bản thân Tesla cũng tin rằng: “Rung động, năng lượng và tần số sẽ tương ứng với 3, 6 và 9”.
Tần số là số lần đi qua trục cân bằng trên 1 giây của đối tượng dao động.
Rung động là năng lượng sóng lan truyền trong không gian.
Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. Biên độ dao động càng mạnh, năng lượng càng lớn. Và ngược lại, biên độ dao động càng yếu, năng lượng càng nhỏ.
Tần số rung động
Tần số rung động
.

Những hình thái của sự rung động

Cội nguồn
Hơn một thế kỷ trước, vào năm 1910, nhà văn người Mỹ Wallace D Wattles, người theo phong trào "Tư tưởng Mới - New Thought". Ông đã viết trong cuốn sách nổi tiếng của mình "Khoa học làm giàu":
"Mọi thứ mà bạn thấy đang hiện hữu trên trái đất đều được tạo ra từ một vật chất ban đầu, rồi mọi thứ tiến triển.. có một ý tưởng mà từ đó vạn vật được tạo ra. Ở trạng thái ban đầu, vật chất tràn ngập, thâm nhập và lấp đầy tất cả không gian của vũ trụ.. chỉ trong một ý nghĩ. Trong trạng thái vật chất này, vạn vật được tạo ra từ sự tưởng tượng của ý nghĩ.. tiếp đó, con người có thể tạo dựng nên mọi thứ cho cuộc sống bởi ý nghĩ của chính họ. Thông qua tư duy và bằng nhận thức về thứ vật chất vô hình ban đầu, con người có thể tìm lại được CỘI NGUỒN, thứ đã tạo ra họ".
Năng lượng thuần khiết
Trong các thí nghiệm của khoa học trong Vật lý Lượng tử (Quantum Physics). Thí nghiệm của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng "Máy gia tốc hạt lớn", nó được đặt bên dưới lòng đất, gần Geneva, Thụy Sĩ. Trong những nghiên cứu này đã cho thấy rằng: Khi chúng ta phá vỡ nhân của hạt nguyên tử, và ở cấp độ nhỏ hơn cả hạt hạ nguyên tử (sub-atomic) nhiều lần, chúng ta không tìm thấy vật chất mà chỉ là năng lượng. Một số nhà khoa học gọi đó là "trường thống nhất" (unified field) hoặc "ma trận" (matrix). Nhưng, những nhà khoa học khác cho rằng: Tất cả đều là NĂNG LƯỢNG THUẦN KHIẾT (Pure Energy).
Trường rung động
Năng lượng thuần khiết làm rung động những trường năng lượng khác xung quanh nó. Trường năng lượng rung động giống như thỏi nam châm, nó sẽ thu hút và gắn kết với những trường năng lượng khác có cùng tần số dao động với nó. Năng lượng càng nhiều càng bị nén vào trường năng lượng - do đó, độ rung động của nó càng cao. Về cơ bản, trường năng lượng tạo thành vật chất - từng hạt một.
Max Planck, cha đẻ của Vật lý lượng tử đã từng nói: “Tất cả vật chất được tạo ra từ năng lượng rung động”.
Ảo ảnh
Nhìn bề ngoài chiếc bàn có vẻ chắc chắn và bất động, nhưng bên trong nó là hàng tỷ tỷ hạt hạ nguyên tử đang liên tục chuyển động và phát ra sóng năng lượng. Do đó, chiếc bàn cũng là năng lượng thuần khiết và chuyển động. Vạn vật trong vũ trụ đều có tần số rung động riêng. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn thấy bên trong của chiếc bàn. Vì vậy, đối với chúng ta nó có vẻ là một vật duy nhất và chắc chắn. Đây thực sự là ẢO ẢNH!
Tần số sóng điện từ của giác quan chúng ta xác định những gì chúng ta có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy trong quang phổ ánh sáng nhìn thấy được. Tuy nhiên, ở một tần số khác, chẳng hạn như tia X - toàn bộ vật thể rắn sẽ hoàn toàn quan sát được giống như nhìn xuyên qua tấm lưới.
Trường thống nhất
Mọi vật thể trong Vũ trụ đều chuyển động và rung động - tất cả đều rung động ở tầng số này hay tần số khác. Không có bất cứ thứ gì bất động. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy xung quanh mình đều rung động ở tần số này hay tần số khác và chúng ta cũng vậy. Tuy nhiên, tần số rung động của chúng ta khác biệt so với các thực thể khác trong vũ trụ. Do đó, có vẻ như chúng ta bị tách biệt ra khỏi những gì chúng ta nhìn thấy xung quanh mình - con người, động vật, thực vật, cây cối,.. Nhưng đó không phải là sự thật. Trên thực tế, tất cả mọi vật đang hiện hữu trong một đại dương năng lượng vô tận. Tất cả chúng ta đều được kết nối với trường năng lượng cao nhất: TRƯỜNG THỐNG NHẤT.
Kiểm soát tần số
Ngày nay, với những tiến bộ của ngành Vật lý Sinh hoc/Lý sinh hoc (Biophysics), các nhà khoa học đã nhận biết được rằng các phân tử trong cơ thể chúng ta thực sự có thể kiểm soát được bởi các tần số rung động. Năm 1974, Tiến sĩ Colin WF McClare, một nhà Vật lý Sinh học của Đại học Oxford, ông đã phát hiện ra rằng, những tần số của năng lượng rung động hiệu quả hơn một trăm lần so với các tín hiệu vật lý, trong việc truyền tải thông tin trong hệ thống sinh học. Chẳng hạn như các hoóc môn (hormone), chất dẫn truyền thần kinh, các yếu tố tăng trưởng khác và hóa chất.
Tần số rung động dưới dạng Âm thanh và Ánh sáng
Điều thú vị nhất là, nếu một tần số dao động đủ nhanh, nó được phát ra dưới dạng Âm thanh và nếu nó dao động nhanh hơn nhiều lần, nó được phát ra dưới dạng màu sắc Ánh sáng. Nếu chúng ta muốn chuyển đổi Âm thanh thành Ánh sáng, chúng ta chỉ cần tăng tần số của nó lên gấp 40 lần quãng 8. Điều này sẽ tạo ra sự rung động hàng nghìn tỷ chu kỳ mỗi giây (Quãng 8 - Octave: Là một quãng âm hay khoảng cách về thời gian giữa một nốt nhạc, hoặc cao độ âm thanh).
Nên nếu một nghệ sĩ piano có thể nhấn 80 lần lên 8 phím đàn chỉ trong 1 nốt nhạc - âm điệu đó sẽ tạo thành Ánh sáng. Điều này có thể tạo ra một hợp âm Ánh sáng, giống như cách chúng ta tạo ra một hợp Âm từ những nốt nhạc. Âm điệu này sẽ được coi là sắc màu của Ánh sáng, vì nó di chuyển với tốc độ Ánh sáng.
Sự cộng hưởng
Khi hai tần số rung động được đưa lại gần nhau, tần số thấp hơn sẽ luôn tăng lên để đáp ứng tần số cao hơn nó, đây là nguyên lý cộng hưởng. Nên, khi một dây đàn piano được đánh và điều chỉnh theo âm thanh của chiếc nĩa ăn được gõ trước đó. Sau đó, đưa chiếc nĩa đến gần dây đàn piano, chúng đang cùng một âm điệu. Tiếp theo, sợi dây đàn tự động tăng độ rung của nó và tự điều chỉnh về cùng độ rung động mà cái nĩa đang dao động. Nguyên lý cộng hưởng này cũng ảnh hưởng đối với những cơ thể sinh vật.
Ý thức và nhận thức
Vạn vật đều có trường năng lượng rung động và đằng sau nó là năng lượng thuần khiết. Năng lượng thuần khiết này có cùng một nguồn và hiện hữu trong tất cả mọi vật của vũ trụ. Nguồn năng lượng thuần khiết này là gì? Đó là Ý thức. Tuy nhiên, ý thức của mọi vật có thể được đo lường được bằng mức độ nhận thức, cùng với bất kỳ trường năng lượng nào mà nó hiện có. Nói cách khác, có những mức độ nhận thức khác nhau đối với mọi trạng thái ý thức.
Tần số rung động
Tần số rung động càng thấp thì sự dao động càng chậm, tần số rung động càng cao thì sự dao động càng nhanh. Sự khác biệt giữa các biểu hiện của khả năng kết nối về thể chất, tinh thần, cảm xúc và tâm linh - chỉ đơn giản là do bởi các mức năng lượng hoặc tần số rung động khác nhau. Vì vậy, trong khi những cảm giác sợ hãi, đau buồn và tuyệt vọng của chúng ta rung động ở tần số rất thấp, thì cảm xúc yêu thương, vui vẻ và biết ơn lại rung động ở tần số cao hơn. Trong trạng thái thiền định tần số còn cao hơn nhiều lần - điều này đã từng được một số thí nghiệm khoa học trên thế giới chứng minh, bằng cách đo tần số của sóng điện từ (electromagnetic waves) do não của người hành thiền định tạo ra.
Các lớp ý thức xếp chồng lên nhau và trên đỉnh là cấp độ ý thức cao nhất
Một cách tóm tắt, mọi thứ trong các lớp (layer) có thể được loại bỏ dần theo thứ tự sau:
1. Thể xác - Vật chất là lớp thấp nhất. 2. Trường Rung Động - Trường năng lượng rung động là lớp phía trên lớp Vật chất hay Thể xác. 3. Năng lượng Thuần khiết - Nếu chúng ta loại bỏ Trường Năng lượng Rung động, chúng ta sẽ đạt tới lớp Năng lượng Thuần khiết. 4. Ý thức - Bên trên lớp Năng lượng Thuần khiết là Ý thức và còn nữa. 5. Cội Nguồn - Tầng cao nhất là Siêu Ý thức, là Nguồn gốc của vạn vật.
Các lớp của nhận thức trong phạm vi ý thức
Các lớp của nhận thức phụ thuộc vào tần số dao động của chúng. Các lớp đó được xác định theo thứ tự sau:
1. Hành động và Phản ứng - Đây là tầng nhận thức thấp nhất. Trên thực tế, đây là lớp của thể xác và các đối tượng của nó. 2. Phản ứng kích thích - Đây là lớp tiếp theo bên trên các vật thể. Chúng ta nhận thấy rằng, lớp nhận thức này có bên trong các tế bào. Ở cấp độ này, các tế bào chỉ nhận thức được toàn bộ nhóm, một bầy đàn và phản ứng cùng nhau mà không nhận thức được về bản thân nó hoặc tế bào khác. Ví dụ, tổ và đàn ong có mức độ ý thức này. 3. Phản ứng Cá nhân về Kích thích - Lớp này có nhận thức về Phản ứng Kích thích nhiều hơn. Mức độ nhận thức này là sự tự nhận thức về bản thân của các cá thể. Trong lớp nhận thức này, gia đình được hình thành thông qua việc tự nhận thức về bản thân của các cá thể, bên trong nhóm hoặc bầy đàn. Khỉ và động vật có vú và những loài khác tương tự như vậy (chim, cá heo, cá voi), chúng có nhận thức để hình thành gia đình và thể hiện tầng nhận thức này. 4. Phản ứng Phân biệt hoặc Phán đoán - Phản ứng kích thích có nghĩa là phản ứng lại bất kỳ sự việc nào đó. Để thấy được những điểm giống và khác nhau giữa các sự vật, là một trật tự cao hơn của ý thức. Nó cho phép khả năng để chúng ta đưa ra quyết định về mọi thứ, thay vì chỉ phản ứng với các kích thích. Đây là sức mạnh của sự phân biệt hoặc phán đoán. Tâm trí hay bản ngã là công cụ để chúng ta nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt giữa mọi sự vật. Bất cứ thứ gì có tâm trí hoặc bản ngã đều có lớp nhận thức hoặc ý thức này bên trong nó.
Những giá trị ẩn giấu đằng sau các lớp ý thức
Tất cả tầng ý thức ở tầng trên, cũng có nhận thức của tất cả tầng cấp thấp hơn. Ví dụ, khi chúng ta bị kẹt xe trong một vụ tắc đường, chúng ta cảm thấy mình giống như một phần của bầy đàn, do năng lượng rung động của những người khác tác động (nóng giận, khó chịu,..), chúng ta đang cảm nhận lớp Phản ứng Kích thích. Tuy nhiên, khi chúng ta cảm nhận mình như là một cá thể, có sự khác biệt rất lớn sẽ hình thành trong nhận thức của chúng ta - Phản ứng Phân biệt/Phán đoán.
Sự hiểu biết về các cấp độ cao hơn của ý thức là rất quan trọng. Tầm quan trọng nằm ở thực tế là: Ý thức là nguồn gốc của mọi thứ và chúng ta có nhận thức về mọi tầng ý thức đang tồn tại. Điều này rất quan trọng - vì nó cho phép chúng ta có đặc quyền thu hút và gắn kết vào bất kỳ trường năng lượng nào (cao/thấp). Chúng ta có khả năng rung động ở các tần số khác nhau (cao/thấp), và biểu hiện trong các trường năng lượng rung động khác nhau (cao/thấp). Chúng sẽ trở thành nguyên nhân, cơ hội hoặc vấn đề.. tùy thuộc vào mức độ ý thức của chúng ta.
Kết luận
Khi áp dụng nguyên lý cộng hưởng, chúng ta thực sự có thể tăng tốc độ rung động của trường năng lượng cơ thể và tâm trí. Bằng những suy nghĩ về tình yêu thương, niềm hạnh phúc và lòng biết ơn - đây là những cảm xúc rung động ở tần số cao. Thậm chí, chúng ta có thể nhập vào trạng thái ý thức cao hơn thông qua thực hành thiền định.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, khi năng lượng thuần khiết rung động chậm lại, vật chất ở tầng ý thức thấp hơn được tạo ra. Ngược lại, khi trường rung động tăng tốc, các tầng cao hơn của ý thức sẽ được kết nối. Vì vậy, khi ý thức của chúng ta được nâng lên càng cao thì chúng ta càng trở về gần hơn với CỘI NGUỒN.
Nguồn: Trithucvn.net, FB Thang Mlod