Hiện nay có nhiều phương pháp giúp chúng ta hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và giúp cho cuộc hội thoại đạt hiệu quả cao hơn, trong đó mô hình cửa sổ Johari được đánh giá là dễ tiếp cận và được nhiều người vận dụng vào công việc cũng như đời sống cá nhân. Vậy nó thật sự là gì?
Lý thuyết về cửa sổ Johari được giới thiệu và cho ra mắt vào năm 1995 bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Luft và Harry Ingham (Johari được ghép từ tên của hai ông). Mô hình này được hai ông xây dựa trên hai ý tưởng cốt lõi:
+ Mỗi người đều có thể xây dựng niềm tin với người khác thông qua cách tiết lộ thông tin về chính bản thân mình.
+ Học hỏi thông qua sự phản hồi khách quan từ những người được chia sẻ.
Mô hình gồm có 4 ô "cửa sổ" , mỗi ô đại diện cho một người phổ biến mà bạn có thể gặp. Cụ thể như sau:
img_0
1. Ô mở: vùng mình biết về bản thân và người khác cũng biết. Đây là khu vực mà các thông tin bạn và người khác bao gồm kiến thức, kỹ năng, quan điểm, kinh nghiệm,... thống nhất với nhau. Chẳng hạn hai người có kiến thức nhất định về lĩnh vực nào đó sẽ trao đổi với nhau tốt hơn, do đó nếu vùng này được mở rộng càng nhiều thì quá trình giao tiếp sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
2. Ô mù: vùng mình không biết nhưng người khác biết. Đây có thể xem như là rào cản trong quá trình giao tiếp với người khác, bởi có những điều bạn làm trong vô thức bạn không biết nhưng người khác có thể nhận biết được, ví dụ như gãi đầu, nói quá nhanh hay hồi hộp trong khi nói chuyện với người khác. Để "thu hẹp: vùng này, biện pháp tốt nhất là hỏi người khác để tiếp nhận thêm thông tin về bản thân, mục tiêu là "mở rộng" ô mở đến mức tối đa.
3. Ô ẩn: vùng mình nhận biết nhưng người khác không biết. Khu vực này chứa đựng những điều ta biết nhưng có thể không muốn tiết lộ cho người khác, đó có thể là những dự định, bí mật cá nhân, ... Tuy nhiên, có một số thông tin không hẳn là riêng tư mà liên quan đến công việc, nếu như bị "ẩn" đi có thể gây ra sự hiểu nhầm và thậm chí là mâu thuẫn.
4. Ô đóng: vùng không biết nhưng người khác cũng không luôn. Những dữ kiện mà cả bạn và đối tượng giao tiếp đều chưa nắm được trong quá trình trao đổi thông tin. Do đó, đây là vùng có khả năng gây ra sự bế tắc trong giao tiếp, và nên được "thu hẹp" nhiều nhất có thể và chuyển vào Ô mở.
Là một loại mô hình có tính hiệu quả cao trong giao tiếp thực tiễn, mục tiêu hàng đầu của cửa sổ Johari là cải thiện Ô mở và thu hẹp Ô đóng đến nhỏ nhất. Hơn nữa, cần chọn lọc thông tin trong ô ẩn một cách có chừng mực, không hẳn ai cũng có nhu cầu nghe hết mọi thông tin riêng tư về bản thân, nên tùy vào mức độ thân thiết mà chắt lọc thông tin cần thiết để chia sẻ, tốt hơn hết là chia sẻ những gì có ích cho cả hai. Bên cạnh đó, lắng nghe cũng giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn hơn, từ đó giúp mối quan hệ vững bền hơn ^^.
Quá trình phát triển bản thân có thể được thúc đẩy thông qua trau dồi thêm kiến thức cá nhân, xã hội và trải nghiệm thực tế. Việc giao tiếp thường xuyên không chỉ giúp cải thiện kỹ năng bản thân mà còn mở rộng thêm các mối quan hệ, từ đó công việc sẽ hanh thông và thuận lợi hơn.