Hồi mình còn bé xíu, lớp 4 tiểu học, một hôm trong giờ tiếng Anh, cô đặt câu hỏi cả lớp là các em muốn làm nghề gì trong tương lai. Mình ngẫm nghĩ một hồi rồi viết lên vở “I am Scientist”. Đáng nhẽ nên viết “I want to be Scientist”, nhưng mà hồi ấy mình còn kém tiếng Anh lắm, chỉ biết trả lời “How are you” là “I’m fine. Thank you, and you” thôi. Ngẫm lại thì có vẻ mục tiêu ấy không còn chắc chắn là vì hiện tại mình nhận ra mỗi năm mình suy nghĩ mỗi khác, định hướng thay đổi. Cũng ngay thời điểm này năm ngoái, mình muốn đi học PhD, nhưng mà giờ thấy không hợp, chỉ muốn tốt nghiệp Msc thì đi làm một vài năm ở tại một tập đoàn tốt, sau đó được fund đi học Doctor of Engineering (DoEng). Không biết rằng tương lai 5-10 năm nữa rồi sẽ ra sao, nhưng dù có làm PhD, DoEng hay đi làm bình thường, thì một đức tính mình luôn hướng để theo đuổi đó là Liêm chính, cụ thể hơn là liêm chính trong công việc, trong khoa học.
Đôi chút về liêm chính? Tại sao lại chọn liêm chính nhỉ? Câu chuyện của mình chắc phải quay lại hồi đầu năm hai, khi đọc 1 quyển sách self-help, nó nói là hãy chọn ba đức tính tốt hợp với bản thân mình để theo đuổi. Mình ngắm nghía một hồi, “hoa hậu thân thiện”, “hoà đồng với tập thể” hay làm vừa lòng người khác chắc là nó né mình rồi. Khiêm tốn? Chắc cũng không đâu, vì nhiều lúc mình cũng hay “gáy bẩn”. “Dũng cảm”, cũng không, mình sợ chết, chiến tranh mà đến thì chắc mình là ông cháu chạy đầu tiên, bế cả nhà rồi trốn đi nước ngoài :v. hmm, còn gì nhỉ, mình bốc ba cái là “kỷ luật”, “chăm chỉ” và “tự trọng cao”. Từ đó đến nay, không phải lúc nào mình cũng giữ nó keep on track, nhưng ít nhất là cũng có hài lòng với ba điều này.
Liêm chính trong khoa học cũng vậy. Khi làm một nghiên cứu, thì có nhiều điều phải take care lắm, nào là không đạo văn, ăn cắp ý tưởng, thu thập dữ liệu trung thực, chỗ nào khó quá thì giả sử, tuy nhiên giả sử cũng phải có cơ sở chút. Rồi cơ chế bình bầu xét duyệt, lựa chọn peers review thì cũng không được chọn những người có quan hệ với mình để review, đánh giá bài mình. Nghiên cứu với mình thì nó là sự giao thoa của tam giác với ba đỉnh là tiến hành làm Literature Review, tìm ra được Research Gap và cuối cùng là viết Main Contribution thật chất lượng.
Với những bạn newbees, hoặc là mới tìm hiểu về một hướng nghiên cứu thì với Literature Review, việc mình thường làm đầu tiên là xem youtube :v. Ví dụ với nghiên cứu về đồng đốt Hydrogen trong tuabin khí. Mình sẽ xem các videos trên youtube trước, như là tuabin khí hoạt động ra sao, tiềm năng sử dụng hydrogen trong ngành điện, trong tuabin khí, các thiết bị cần phải cải hoán khi đồng đốt hydrogen với natural gas. Rồi chuyển sang đọc các bài báo dạng News tiếng việt trước (trên tạp chí Năng lượng Việt Nam), tiếp đó là tiếng Anh. Sau đó là các reports nói về vấn đề này, và cuối cùng mới là các bài báo khoa học (Papers, Articles), do chúng chứa khối lượng kiến thức hàn lâm và khó đọc. Song song, mình cũng luôn tự đặt câu hỏi ra giấy, viết tóm tắt những gì mình đã đọc được vào Notion.
Research Gap là gì nhỉ? Mình lần đầu tiên nghe từ này qua câu hỏi của một bạn nữ mình chạy bộ cùng. Hồi ý bạn ý hỏi mình, mình không biết nó là cái gì, ậm ừ rồi trả lời quanh co :v. Kiểu giấu dốt mà. Nhưng mà リン này, nếu mà giờ cậu đọc được bài này, thì tớ khá chắc là tớ trả lời cho cậu được.
Qua một khoá MOOC trên Coursera, dạy bởi các giáo sư, PhD tại trường École Politechnique de Paris aka Bách Khoa Paris, trường X thì mình hiểu được là Research gap là khoảng trống trong nghiên cứu. Muốn tìm được nó, một cách ẩn dụ thì bạn cần phải “đứng trên vai những người khổng lồ”, phải ở giữa “ranh giới của vùng đã biết và vùng chưa biết”. Nôm na là bạn phải làm bước Literature review thật tốt, tìm ra được khoảng trống nghiên cứu của các bài trước. Nếu cảm thấy nó đủ to và thấy mình có khẳ năng làm được, thì nhiệm vụ của bạn là “fill the gap”.
Main Contribution. Điều đầu tiên phải khẳng định là nó rất quan trọng. Main contribution của bạn càng valuable, giá trị thì nghiên cứu của bạn càng tốt. Cứ tưởng tượng bạn tìm được cái research gap to, nếu bạn chịu khó chăm chút, nhặt nhạnh tìm tòi, fill cái gap đó bằng “ vàng, bạc, châu báu” thì tự nhiên nghiên cứu sẽ có giá trị lớn, có thể được đăng trên các tạp chí quốc tế với ranking cao, chỉ số IF (Impact factor) lớn (tuy nhiên có nhiều vấn đề xoay quanh vấn đề này, mình sẽ bàn ở một bài viết khác). Quay trở lại, nếu đổ vào cái hố đó, toàn là những thứ hổ lốn, rác rưởi thì tự bài nghiên cứu cũng trở lên tệ hại. Một điều bạn mình chỉ cho mình là khi viết ra các gạch đầu dòng ở phần main contribution thì cần phải chắc chắn mới viết vào đó, và phải chỉ ra và phân tích chi tiết được nó ở những phần tới.
Yeah, At least những gì mình nghĩ ở hiện tại thì sơ sơ thì làm nghiên cứu là vậy đó.
Tam giác của nghiên cứu (hình mình tự vẽ bằng Draw.io)
Tam giác của nghiên cứu (hình mình tự vẽ bằng Draw.io)