[IMPORTANT PART IN THE BELOW]
Sự suy giảm nghiêm trọng số động vật hoang dã đã và đang là lời cảnh báo khẩn thiết với loài người, rằng hành tinh này cùng với những tài nguyên thiên nhiên đang chịu thách thức vô cùng lớn... Bạn có biết rằng, chỉ kể từ năm 1970 đến năm 2014, có đến hơn 60% số lượng động vật có vú, bò sát, động vật lưỡng cư, chim chóc và cá đã biến mất? Hơn một nửa số lượng động vật có xương sống mất đi chỉ trong 44 năm...
Theo World Wide Fund (WWF), loài người đang đứng trước một lựa chọn quan trọng: ngay lập tức hành động bảo vệ hành tinh này và thay đổi mối quan hệ của mình với thiên nhiên hoặc sẽ không còn cơ hội nào nữa.
Nhiều dự án bảo vệ thiên nhiên đã thu hút được những sự quan tâm cần thiết như bảo vệ loài cá voi, chống nạn phá rừng tại Amazon hay tăng số lượng loài gấu trúc thông qua việc kiểm soát nuôi loài động vật ăn lá trúc này. Tuy nhiên, cũng theo một báo cáo mới đây của WWF, sự quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên cần được đi sâu hơn nữa. Bằng cách chỉ ra sự đóng góp vào nền kinh tế của các yếu tố tự nhiên, nhấn mạnh vào các giá trị đo lường bằng tiền, tổ chức này mong rằng sẽ làm tăng sự hấp dẫn của việc bảo vệ thiên nhiên. 

Báo cáo của WWF's Living Planet Index 2018 chỉ ra rằng, các yếu tố tự nhiên là nền tảng của tất cả các hoạt động kinh tế, và giá trị hiện nay của nó được ước tính là 125 nghìn tỉ USD.
Nền tảng Chính sách Khoa học liên cấp về sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái (Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Service - IPBES) đã xây dựng một công thức tính giá trị của tự nhiên có thể quy đổi ra giá trị bằng tiền, được gọi bằng cái tên Nature's Contribution to People or NCP. Sự thẩm định giá trị này được sử dụng bởi Living Planet Index. Một vài ví dụ như, rạng san hô Great Barrier Reef đóng góp cho nền kinh tế Australia 5.7 tỉ USD mỗi năm và còn tạo ra hơn 69,000 công việc. Trong khi đó, giá trị kinh tế của yếu tố thiên nhiên tại đất liền ở Mỹ đóng góp đến hơn 24 nghìn tỉ USD cho nền kinh tế nước này mỗi năm - gần như tương đương với con số GDP thường niên. 
Báo cáo này cũng chỉ ra sự đóng góp của các yếu tố thiên nhiên tới hệ thống tri thức của cộng đồng địa phương và những người bản địa. Ngài Robert Watson, Giám đốc của IPBES nhấn mạnh: Công thức tính mới độc nhất này ngoài việc mô tả thiên nhiên cung cấp hàng hóa vật chất và dịch vụ cho chúng ta như thức ăn, sự chống bão lụt, nó còn làm giàu thêm những giá trị lớn lao về văn hóa, xã hội, tinh thần, tôn giáo cho loài người - điều mà cũng rất cần được tính toán đến. 
Theo báo cáo của WWF, 65% sự ưu đãi của thiên nhiên cho loài người đang giảm dần, 21% trong số đó suy giảm mạnh mẽ - là kết quả của những mặt bất lợi khi phát triển kinh tế mang lại đối với thế giới tự nhiên. 
"Việc hồi phục những khu vực đất đai bị tổn hại là cần thiết dù cái giá phải trả là rất cao trong thời gian dài và những lợi ích của xã hội sẽ được cân nhắc" - theo Robert Scholes đồng Giám đốc của IPBES về Suy thoái đất đai và Thẩm định sự phục hồi. " Hợp tác và hành động khẩn cấp là cần thiết nhằm làm chậm lại và ngăn chặn sự phá hoại những nền tảng cơ bản của sự sống".
Một khu vực nơi có sự ảnh hưởng của tự nhiên có thể được phát hiện ra bằng sự suy giảm liên tục của số lượng và tình trạng những con ong trong khu vực đó. Có khoảng 20,000 loài ong và các loài côn trùng thụ phấn hoa bao gồm ruồi, bướm, bọ cánh cứng, chim và dơi. Sự sản xuất thực phẩm toàn cầu phụ thuộc rất lớn vào chúng, 75% những mùa vụ quan trọng cung cấp thực phẩm có lợi ích từ việc thụ phấn hoa nhờ các loại động vật kể trên.

Không chỉ lượng khủng lồ rau quả có được nhờ việc thụ phấn mà nó còn giúp cho giá trị các mùa vụ sản xuất thực phẩm đạt được 235 - 577 tỉ USD mỗi năm. Việc duy trì yếu tố tự nhiên này sẽ giúp cho giá cả của thực phẩm sẽ ở mức thấp. Ở những thị trường nơi có sự đa dạng khí hậu và môi trường, có thể dễ dàng nhận thấy được sự tăng đáng kể mùa vụ của những người nông dân hay chủ trang trại nhỏ. 
Sự tuyệt chủng là điểu không thể tránh khỏi, nó là hệ quả của sự thay đổi không ngừng môi trường sống, hệ thống sinh thái mà Trái Đất luôn có. Tuy nhiên, theo chỉ số Living Planet chỉ ra rằng tốc độ tuyệt chủng gần đây dao động nhanh hơn 100 đến 1000 lần so với thời kì Trái Đất chưa chịu sự tác động đáng kể của con người. 
Đa dạng sinh học đang ngày càng bị đe dọa, WWF kì vọng những công trình nghiên cứu trên sẽ làm con người ý thức được sự quan trọng trong chất lượng sống của con người và hoạt động kinh tế đồng hành cùng với tầm quan trọng của những vấn đề môi trường tự nhiên. 
---------------------------------------------
Đây là lần đầu mình dịch và public bài dịch của mình, vì vậy, mình rất mong nhận được sự góp ý của mọi người với bài dịch của mình.
------------------------------------------------
Nhân đây, mình cũng rất muốn mọi người có thể trao đổi các suy nghĩ, ý kiến của mọi người tại vấn đề môi trường tại Việt Nam. 
Bản thân mình luôn ý thức rằng, Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi quá nhiều từ vị trí địa lý, khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên - thế nhưng đáng buồn những ưu đãi đó lại bị quá coi nhẹ. Vẫn biết là một đất nước đang phát triển và còn mang nhiều gánh nặng về kinh tế, Việt Nam đang "ngó lơ" rất nhiều hậu quả đến môi trường mà nền kinh tế gây ra. Là học sinh, sinh viên, chúng ta có bao nhiêu bài học phải biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên hay được dạy phải có tư tưởng làm giàu bằng mọi cách mới có được hạnh phúc, sung sướng? Là người tiêu dùng chúng ta liên tục được kích thích tiêu dùng đến tiêu dùng quá mức những mặt hàng "nhanh chóng, tiện lợi" đi cùng quá nhiều bao gói. Là doanh nghiệp, phá rừng, khai khoáng bừa bãi, xả thải ra sông không phải là điều xa lạ. Và những cơ quan nhà nước có những chương trình kêu gọi bảo vệ môi trường chỉ chạy theo hình thức chứ lợi ích tuyên truyền từ chiến dịch đó không biết có được đo lường tính toán ra sao. 
Gần đây, qua mạng xã hội thì mình cũng có bắt gặp những bài viết mang tin vui khi những người trẻ nghiên cứu về những cách thức bảo vệ môi trường và biến nó thành dự án khởi nghiệp, nhỏ thôi từ ống hút cỏ bàng, từ gạo, bàn chải tre, cửa hàng không túi nilon,... Mình rất quan tâm và mong muốn cùng tham gia những dự án Phát triển kinh tế "xanh" như vậy. Mong nhận được chia sẻ ở phía dưới comment, nếu có cơ hội, cho mình cùng tham gia.
Thân.