Hiện tại nhiều khái niệm thường được đánh tráo khái niệm nhằm mục đích : đánh lạc hướng tranh luận,trốn tránh hậu qủa ,thoái thác trách nhiệm.Và thường được xem như Kim Bài Miễn Tử khi tranh luận :
1 - Bố bắt con học tới 3h sáng với một chuỗi ngày áp lực . Con tự tử => Người bố cũng vì tương lai của con cái mà làm vậy 2 - Học sinh bị cô giáo công khai dùng từ ngữ thô bạo : ngu dốt - bỏ đi - không thể nên người . Học sinh trầm cảm - tự hại bản thân => Cô giáo nói vậy cũng chị muốn khơi dậy tính ham học hỏi của trẻ
3 - Bạn gái yêu cầu chàng trai phải cố gắng làm việc thì mới xứng đáng với tình yêu cô gái . Chàng trai làm việc đến kiệt sức - suy đa tạng => Cô gái chỉ muốn bạn trai có chí tiến thủ tập trung cho sự nghiệp .
Một hành động của con người được đưa ra giống như bốc 1 cũ hành : nhu cầu - cảm xúc thái độ - và hành vi . Và nhu cầu con người thì trong mọi trường hợp đều hợp lý và tốt đẹp .
Trong ví dụ " 1 - Bố bắt con học tới 3h sáng với một chuỗi ngày áp lực . Con tự tử => Người bố cũng vì tương lai của con cái mà làm vậy " Nhu cầu cảm xúc của người bố là muốn con nên người trưởng thành - là người có ích lợi cho xã hội . Nhưng vấn đề cần bàn luận ở đây là cảm xúc và hành vi chưa đúng đúng đắng . Trong nhiều trường hợp - nhiều phụ huynh khoác cho mình một Kim Bài Miễn Tử là yêu thương con cái : mặc nhiên cho mình quyền được bạo hành thân thể lẫn tinh thần của trẻ em . Bằng hình thức thao túng tâm lý trẻ em dưới tuổi vị thành niên bằng một loạt các câu nói bạo lực : + Mày xem con người ta mà học hỏi => so sánh hạ thấp giá trị
+ Tại mày mà đời tau mới khổ => thoái thác trách nhiệm lên cho con cái
+ Nếu con không đậu đại học thì làm nhục gia đình => áp đặt kỳ vọng cao hơn năng lực con cái
+ Có mỗi chuyện học hành mà cũng không xong => coi thường trãi nghiệm của trẻ
+ Biết đẻ mày ra vậy tau đẻ ra hột gà - tau bán còn có giá => sử dụng ngôn từ độc hại - gây tổn thương .
Theo Tiến Sĩ Tâm Lý Xuân Yến chuyên nghiên cứu về giáo dục trẻ em - sau nhiều năm nghiên cứu thì hoàn toàn không có một cơ sở khoa học nào đủ chặt chẻ về việc áp dục bạo lực trong giáo dục trẻ em khi áp dụng trong thời gian dài là hiệu quả . Các hình thức phạt gây tổn thương về thể chất kéo dài hoàn toàn không có giá trị về giáo dục - nuôi dưỡng tình thương và không mang tính chữa lành .
Trong bất kỳ mối quan hệ nào trong xã hội - ta cần phân biệt nhu cầu - cảm xúc và hành để đưa ra cách giao tiếp đúng đắn . Dù nhu cầu , mong muốn ta có cao quý đẹp đẽ đến mức độ nào - nhưng với thái độ sân si , ăn nói lỗ mãng - thô tháo . Thì người tiếp nhận khó lòng mà rạn lọc khơi trong nhìn thấy được ẩn ý cao quý trong một đống từ ngữ thô thiển thiện, kèm theo hành động bạo lực . Người nói vô tâm người nghe hữu ý và tổn thương là có thật .
Để có thể kiềm chế được cảm xúc , hành động lỗ mãng - mọi người có thể tìm đến các khoá tu thiền , tập sống một mình , hạn chế tiếp xúc các nhân tố tiêu cực : mối quan hệ độc hại , thông tin hí luận vô nghĩ , hoà mình vào thiên nhiên - đi bộ - leo núi - trồng cây - nuôi mèo , ăn sạch , tiếp nhận các thông tin chủ động , thông minh hiệu quả .