MÌNH ĐÃ THỂ HIỆN KỸ NĂNG PYTHON NHƯ THẾ NÀO ĐỂ APPLY DATA ANALYST THÀNH CÔNG?
Ở bài viết tuần trước, chúng ta đã hiểu được phần nào lý do một Data Analyst nên biết sử dụng Python.
Ở bài viết tuần trước, chúng ta đã hiểu được phần nào lý do một Data Analyst nên biết sử dụng Python. Nhưng học Python như thế nào, học bao nhiêu là đủ để vượt qua bài test phỏng vấn, đó vẫn là những câu hỏi không hề dễ trả lời cho những người muốn tìm kiếm công việc trong ngành phân tích dữ liệu.
Vậy nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng Python của bạn thông qua những khía cạnh nào?
🟦 Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng: ĐẦU TƯ cho CV/Portfolio
Đầu tiên là CV/Portfolio của bạn. Với một vị trí yêu cầu biết Python, CV của ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng chú ý nếu làm nổi bật được các kỹ năng như data wrangling, data mining, data visualization bằng Python, hoặc ở mức độ cao hơn nữa là hiểu và biết chạy các mô hình học máy, suy luận thống kê, A/B testing,...
Chứng chỉ từ các nền tảng học trực tuyến như DataCamp, Coursera, Udemy... sẽ là một điểm cộng cho ứng viên trong mắt nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, chỉ vậy thôi là chưa đủ, phần quan trọng nhất trong CV là những project cá nhân trong portfolio của bạn, nơi bạn thể hiện khả năng áp dụng những kiến thức đã học trong Python để biến một hoặc nhiều bộ dữ liệu thô thành insights để có thể giúp ích cho quá trình đưa ra quyết định kinh doanh.
Bạn có thể tham khảo cách xây dựng portfolio để chuẩn bị apply vị trí data analyst tại video dưới cmt nha.
🟦 Chuẩn bị ĐỦ cho bài Test technical skills
Sau khi vượt qua được vòng CV, bạn sẽ bước tới phần vui nhất nhưng cũng hồi hộp nhất, đó là bài test technical skills. Trong phạm vi bài viết này, mình xin phép chỉ đề cập đến một số hình thức test kỹ năng Python (trên thực tế tùy vị trí có thể chỉ test SQL, Power BI, Python, 2 trong 3 hoặc cả 3 kỹ năng).
Đây là phần mà bạn phải vận dụng không chỉ kiến thức đã học, mà còn tận dụng những tips hay để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Thông thường các công ty có 2 hình thức test: test trực tiếp tại buổi phỏng vấn hoặc test online (một số công ty có sử dụng những nền tảng như HackerRank để tạo bài test). Dù là hình thức nào thì với khoảng thời gian hạn hẹp được cung cấp, hãy chọn cho mình một chiến lược đúng đắn.
Đọc lướt đề bài, phân loại câu dễ làm trước, câu khó làm sau, và khi làm xong câu nào phải gần như chắc chắn mình đã làm đúng, hoặc ít nhất là làm hết khả năng, vì bạn hầu như sẽ không còn thời gian để quay lại câu hỏi đó nữa. Nghe rất quen đúng không, vì đó chính là cách mà hầu hết chúng ta đã áp dụng để vượt qua những kỳ thi từ bậc phổ thông đến đại học đấy.
Nhìn chung, các mảng kiến thức được đề cập trong bài test Python sẽ chủ yếu xoay quanh tính toán logic, các loại đối tượng phổ biến, user-defined function, và gần như không thể thiếu nội dung liên quan đến xử lý dữ liệu dạng bảng bằng thư viện pandas, hoặc trực quan hóa bằng seaborn, matplotlib... Đó là những keyword mà bạn gần như bắt buộc phải biết. Tất nhiên, Python rộng hơn thế rất nhiều, vẫn có vô vàn thứ khác bạn cần học, nhưng là sau khi đã vượt qua hết các vòng phỏng vấn và chính thức có job.
Ngoài ra, bài test cũng là một cơ hội để bạn luyện tập và học hỏi, nên hãy dùng đúng những gì bạn đã dùng trong quá trình ôn luyện, đặc biệt là kỹ năng tìm kiếm google. Từ cú pháp đến logic, chỉ cần bạn nhớ được từ khóa để search, nó sẽ là trợ thủ vô cùng đắc lực để bạn vượt qua bài test. Và yên tâm rằng dù test ở công ty lớn hay nhỏ thì bạn đều được phép sử dụng google nhé.
🟦 Tâm lý vững vàng vì apply là cuộc đua MARATHON BỀN CHÍ
Lên kế hoạch apply kỹ lưỡng và sẵn sàng đón nhận từ chối (Reject). Điều quan trọng là bạn sẽ học được rất nhiều điều sau mỗi lần thất bại, và kết quả sau cùng luôn xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra.
Và hãy chuẩn bị tinh thần cho tình huống bạn không hoàn thành trọn vẹn bài test. Nó không khác gì một bài thi hay kiểm tra thông thường, dù bạn có làm sai hay hay thiếu bước dẫn đến kết quả sai lệch thì bạn vẫn có điểm và có hy vọng được vào vòng tiếp theo. Độ khó đề bài phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tuyển dụng, vậy nên đừng quá thất vọng nếu bạn chỉ làm được 60-70%, vì đôi khi như vậy đã là quá tốt rồi.
Hy vọng bài viết này đã cho bạn một góc nhìn gần hơn với thực tế khi chuẩn bị cho phần test Python. Chúc bạn vượt qua các bài kiểm tra tiếp theo và sớm đạt được mục tiêu của mình 😄😄😄
Cheers!!!
– Xem ngay Lộ trình học Data Analyst chuyển ngành thành công trong vòng 6 tháng
– Xem ngay Lộ trình học Marketing Automation & Analytics Coaching 1 on 1 để upgrade kỹ năng phân tích cho Marketer
– Tham gia Vietnam Data Analyst Forum – #1 Informative Group để học hỏi và chia sẻ kiến thức về Data Analytics
– Cập nhật lịch khai giảng, chương trình ưu đãi và nhận tư vấn chuyển ngành miễn phí tại Data Coaching 1 on 1 – UniGap
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất