*Lưu ý*

-Bài viết này chỉ phục vụ với mục đích duy nhất là nguồn sử liệu tổng hợp dành cho nghiên cứu và được trích từ nhiều nguồn bằng hyperlink, có thể tích hợp trong dấu *

-Đây là một hệ thống bài viết mà em dự kiến làm  có thể bản dịch và chọn lọc các khái niệm từ rất nhiều nguồn hiện vẫn chưa được dịch ra tiếng Việt ạ :<. Một phần nữa là do em còn bận ôn thi đại học, Hi Hi :3 nên khi nào rảnh lắm cơ thì em mới hoàn thành được 1 mục cụ thể, hi vọng các anh chị và các độc giả Spiderum ủng hộ và góp ý cho em ạ :< (Nhất là anh Truê đó nha, em hi vọng anh Truê sẽ nhận xét các bài viết này một cách khách quan nhất có thể ạ).

-'Proto' : Trước, đầu tiên.

-Proto-Language: Ngôn ngữ khởi nguyên của 1 nhánh. 

*Khuyến nghị*

-Bài viết này sẽ chứ rất nhiều hình ảnh để minh họa và đối chiếu, nên chỉ định xem trên máy tính để dễ dàng nghiên cứu hơn.
------------------------------------------------------------------------------------

A. Prehistory- Thời tiền sử (trước năm 500 SCN)



Giản đồ của hệ ngữ Tiền Ấn - Âu 
  Ngôn ngữ mẹ đẻ của tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới (cho đến hiện tại) , được các xác định phương pháp so sánh ngôn ngữ các nhà ngôn ngữ học, có niên đại đến năm 5000 TCN. Đây được cho là ngôn ngữ nói, hiện chưa có bất kỳ một chứng thực nào về chữ viết so với phát hiện về ghi chép đầu tiên của chữ viết của người Sumer (năm 3000 TCN). *

Phạm vi hoạt động của hệ ngữ Tiền Ấn-Âu
Sự phát hiện của ngôn ngữ này là kết quả của quá trình nghiên cứu Kurgan hypothesis (tạm dịch là Giả thuyết Kurgan) nói về nguồn gốc của những con người sử dụng hệ ngữ Ấn - Âu.





II. Indo-European (Hệ Ngữ Ấn - Âu):
Cây ngôn ngữ hầu như đều có nguồn gốc từ Hệ Ngữ Ấn - Âu

  Hệ Ngữ Ấn - Âu là hệ ngữ có số lượng dân bản địa sử dụng nhiều nhất thời đó, được sử dụng rộng rãi từ tận phía Tây đến Nam lục địa Á-Âu.
   
 
Một Cây phân nhánh khác của ngôn ngữ*
Được lan rộng từ những năm giữa năm từ 3000 đến 2500 TCN nhưng rồi bắt đầu có sự tách biệt thành hàng tá tá các ngôn ngữ con vào khoảng năm 1000 TCN với các nhóm ngôn ngữ chính như là:
+ Hellenic (cho Hi Lạp Cổ), nhánh nhỏ của Graeco-Phrygian*
+ Italic (thuộc Italy Cổ)
+ Indo - Iranian hay còn gọi là Arya (ngữ tộc Ấn -  Iran)*
+ Germanic (cho các nước Châu Âu)
+ Armenian (thuộc Cộng Hòa Armenia)
+ Balto Slavic (các nước Đông &amp; Bắc Âu thuộc nhóm  Draco-Thracian)*
Và cuối cùng là
+ Albanian (cho Albania).

  
Khoanh vùng của ngữ Ấn - Âu
Ngoài ra còn rất nhiều nhánh khác đáng chú ý của Hệ ngữ Ấn như Anatolian (thuộc về Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ), Tocharian (lòng chảo Tarim, nay thuộc Tân Cương, Trung Quốc), Phrygian (thuộc nhánh Graeco-Phrygian cũng nằm trong Anatolia) , Thracian ( một phần của Đông Nam Âu, thuộc nhóm Draco-Thracian), Illyrian (thuộc về Illyria, Balkan) và một số nhánh nhỏ khác đã kém may mắn hơn đã biến mất hoàn toàn nên khó mà đánh giá được giá trị lịch sử.



Biểu tượng của Thần thoại Celt
  Vào những năm 1200 - 900 TCN, Proto-Celtic đã phát triển gần như khắp cả Châu Âu, khoảng 300 năm sau, Ngữ tộc Celt hay Celtic ra đời và phát triển ở Cornwall, Ireland, Xứ Wales và Scotland (mấy vùng này nằm ở quần đảo  Anh Quốc chứ nhỉ :3 )

Tiếng Celt được biết đến như là ngôn ngữ đầu tiên của Đảo Quốc Anh và bán đảo Brittany (Một bán đảo của Pháp thông qua Anh ở Eo biển Manche (hay còn gọi là The English Channel*) bao gồm:
+ Welsh: Tiếng Wales
+ Breton: Tiếng Breton 
+ Irish: Tiếng Ireland
+ Scottish Gaelic: Tiếng của người Scotland Gael


Phạm vi hoạt động của tiếng Celt



Nước Anh thời Roman Britain
  Vào thời điểm bành trướng cực độ của Cộng hòa La Mã do Julius Caesar dẫm dắt. Năm 400 những người Celt đã trở thành thuộc địa của La Mã nhưng đổi lại là sự bình yên khỏi các Barbarian mọi rợ (Thực chất là những người Saxon cục mịch) ở phương Bắc.
Dĩ nhiên việc đổ bộ này đã mang lại cho những người Celt ngôn ngữ Latin. (Latin, một ngôn ngữ thuộc nhánh nhỏ Latin-Faliscan, ngôn ngữ mẹ là Italic cổ) . Thế nhưng những từ ngữ Latin kia cũng chẳng mấy thông dụng vì không lâu sau đó vào năm 476 - Đế chế La Mã sụp đổ, quân La Mã rút khỏi Anh. Thời gian không đủ lâu để đồng hóa cho một ngôn ngữ. Quả thật sự ảnh hưởng của Latin lên mảnh đất này không đủ lâu nhưng cuối cùng lại là một bước ngoặt cho một sự kiện mới tạo nên cổ ngữ chính thức của Vương Quốc Anh lần đầu tiên có một thời kì hòa bình ngắn ngủi.

Phụ lục: Câu chuyện dịch thuật - Hệ thống đếm của dữ kiện lịch sử
  Khác hẳn với tài liệu lịch sử được viết bằng tiếng Việt, các sử liệu cũ trước thế kỉ XX hoàn toàn được định nghĩa dựa theo hệ thống lịch Gregory* hoặc Julius* thay vì dùng lịch hiện đại tuy chả có chút khác biệt mấy.
     
  - Theo cách sử dụng như sử liệu tiếng Việt:
+ TCN: B.C.E hoặc BC 
+ SCN: C.E hoặc AD
   - Theo hệ thống:

+ Hệ thống Dynosius (Hệ thống Anno Domini):
BC-TCN (viết tắt cho Before Christ) &amp; AD-SCN ( viết tắt của Ano Domini - tiếng Latin: Year of the Lord)
    Đây là một hệ thống vô cùng thông dụng vì mức độ dễ dùng và phổ biến kể từ thế kỉ XX và cách sử dụng hoàn toàn giống TCN và SCN trong tài liệu tiếng Việt. Vị trí đặt trước số năm.

+ Hệ thống Common Era:
B.C.E-TCN (Before Common Era) và C.E-SCN (cho Common Era)
    Hệ thống trên cũng chẳng khác gì hệ đóng Anno Domini ngoài việc số năm đặt trước hệ thống đếm và không có năm số 0 (tức là năm 1 B.C.E sau đó đến năm 1 C.E). Hệ thống Common Era lại thông dụng với các tư liệu lịch sử tiếng Anh trước giai trước thế kỉ XX.
  
Cách sử dụng của 2 hệ thống đếm lịch sử trên có thể mô tả đơn giản như sau: Năm 1066 SCN có thể viết là 1066 C.E hoặc AD 1066, Năm 400 TCN lại có thể viết là 400 B.C.E hay BC 400.


B. Old English - Trung Cổ: Bình minh của ngôn ngữ Anh (năm 500 - 1100 SCN)

Năm 410, dân tộc German bắt đầu bành trướng trên toàn lãnh thổ Châu Âu, là một dân tộc Barbarian thiện chiến và sự thoái trào do nội bộ lục đục của Đế Chế La Mã đã khiến cho Đế Chế La Mã tan rã và dần rút khỏi Châu Âu, thay vào đó là sự đổ bộ của tộc người German (Trong SGK lớp 10 phiên âm là Giéc- man :3 )
    Tộc German băng qua lộ trình của vùng biển phía Nam đầu thế kỉ V. Người Jute đến từ Jutland và an phận sống tại Kent. Người Saxon đến vùng (Hạ lưu) Saxony và định cư tại phía Bắc sông Thames. Người Angle thì lại đến từ vùng hạ lưu của bán đảo Jutland (hiện tại là Scleswig Holstein ở Đức) và sống tại miền Trung và Nam Vương quốc Anh. (Những đường chỉ trên lược đồ trên chỉ là ước lượng. Một số những cư dân kia có thể đến từ vùng biển phía Nam của Vương quốc Bỉ hiện đại như là chuyến hải trình ngắn(nguồn *)
   
Bản đồ vương quốc Anglo đầu tiên
  Năm 430, vị lãnh chúa Celt đầy tham vọng của Britons (tên gọi của quần đảo Anh thời đó) Vortigern (Wyrtgeorn)* đã quyết định mời những người anh em tộc Jut Hengest và Horga* sang mảnh đất này để tạo thành phòng tuyến phía Đông bờ biển để chống lại những cuộc công kích của người Pict* với một điều kiện là nếu thành công, họ sẽ được an cư ở một phần phía Nam quận Kent*, Hampshire* và cả hạt Wight (The Isle of Wight -  hòn đảo lớn nhất của Anh, nổi tiếng thời Victoria về nghỉ dưỡng, nằm trên eo biển Manche)*. Được sử sách mô tả như là một huyền thoại, hai anh em Hengest và Horga đã dẫn dắt những người Jut, Angle và Saxons định cư ở đó. Sau đó Hengest lên ngôi và trở thành vị vua đầu tiên của Kent.
  Sự có mặt của người Jut dẫn đến việc người Angles kéo đến quốc đảo Britons. Họ an  cư ở bờ Đông Britons, chủ yếu phía Đông Bắc và phía Đông bán đảo Anglia (Trong tiếng Anh cổ gọi là Enga Land hay Angla Land)* . Ngay sau đó những năm 450 người Fris* ( đến từ vùng đầm lầy và những hòn đảo nhỏ miền Bắc Hà Lan và Tây Đức cũng đến với Britons để sinh sống.

  Năm 470, bắt đầu diễn ra sự bành trướng của đế quốc Frank hạ lưu nước Đức nổ ra ở Hạ lưu Saxony và Tây Nam Đức đã khiến một lượng lớn người Fris di cư sang đảo quốc Britons. Theo Historia regum Britainiae* (tạm dịch: Anh Quốc liệt vương sử - một loại Đại Việt sử ký toàn thư của nước Anh do Geofrey xứ Monmouth* ghi chép lại đầu thế kỉ XII) ghi chép lại dưới dạng huyền sử nhằm giải thích cho sự biến mất của người Celt trên quốc đảo trên thời điểm này là do việc Hengest và Horsa phản bội lại lãnh chúa Wyrtgeorn và cuộc thảm sát người Celt ra trên Britons khiến cho người Celts phải lẩn tránh về phía Bắc quốc đảo và định cư ở Scotland, Ireland và Corwall.

   Như vậy, với một lượng lớn của người mang dòng máu của sắc tộc German từ Jut đến Angle và Fris kết hợp với những người Saxon trên đảo, một ngôn ngữ mới đã được tạo ra nhằm một sự thống nhất chung. Kết hợp giữa một phần tiếng Fris* (Tây Đức) và ngôn ngữ của người Angle*, một ngôn ngữ mới xuất hiện là giao thoa của họ Anglic và Frisian (tên gọi mới là Anglo-Frisian*), Englisc ra đời với một cái tên hiện đại là Old English hay thân thuộc hơn với Anglo-Saxon đã đặt lên dấu ấn của ngôn ngữ chính thức đầu tiên của quốc đảo Britons.

   Đối với ngữ Celt, những người Celts bị đẩy về bờ Bắc Britons, họ sống tại đó và thành lập nên Scotland, Ireland, xứ Wales hay Cornwall như hiện tại (một vài thì chuyển đến bán đảo Brittany). Đối với Celt thì có phát triển thành các ngôn ngữ như là Cornish* (ở Corwall) , Manx* (ở hòn đảo Isle of Man).v.v nhưng cho đến cuối thế kỉ XX đều trở thành ngôn ngữ chết (thời kỳ phục hồi của những ngôn ngữ này sẽ nói sau). Hiện tại con cháu của ngữ Celt duy nhất còn tồn tại là Goidel* (hay Gael trong tiếng Ireland) gồm những ngông ngữ như tiếng Gael Scot*, tiếng Welsh* (tiếng Wales) và tiếng Ireland*(Gaeilge).

Và từ đó, British Isles cơ bản được phân ra làm 4 phần với các thổ ngữ chính như West Saxon (cho phía Tây Nam), Kentish (phía Đông Nam), Mercian (trung tâm quốc đảo) và Northumbrian ( phía Bắc quốc đảo) với hệ thống từ vựng, ngữ pháp hay cách phát âm khá na ná nhau và rồi chia thành 7 vương quốc nhỏ (Heptarchy) bao gồm  Saxon, Sussex, Wessex, Angles (Đông Anglia), Mercia, Morthumbria và Kent.
4 vùng cổ ngữ của Quốc Đảo Anh
7 vương quốc Anglo-Saxon
  Anglo-Saxon hình thành không hề giống như cách các ngôn ngữ trước đây di nhập vào quốc đảo, nó chẳng mượn từ vựng từ ngôn ngữ địa phương (Celt) mà tự phát triển riêng luôn, tuy nhiên ta có thể bắt gặp những dư âm của ngôn ngữ qua tên các địa danh như London* từ Leeds, eo biển Dover* từ Dubris ( có nghĩa là "nước") hay là sông Thames* (có nghĩa  là "Dark river " trong tiếng Celt).

Tuy trông rất khác với tiếng Anh hiện đại nhưng những từ vựng của Anglo-Saxon đã thể hiện nó chính là ngôn ngữ mẹ đẻ của tiếng Anh hiện đại như: snei (snow), miel (meal), laam (lamb), frieze (freeze), froast (frost), sleip (sleep), stoarm (storm), blau (blue), trije (three), fjour (four)...

Tên của các vị thần trong một tuần lễ của Anglo-Saxon (nguồn trích từ video)
Các từ vựng của Anglo-Saxon sơ khai chỉ đều xoay quanh các sự vật hiện hữu xung quanh họ thậm chí 4/7 ngày trong tuần của họ đều đặt tên dựa theo các vị thần như: Thứ Ba ( Tiw -  Tīwesdæg  hay Tyr trong Norse - Thần chiến tranh *Tương tự với trường hợp thần Chiến tranh Mars cũng được đại diện cho Thứ Ba trong tiếng La Mã và Ares đối với Hy Lạp* ), Thứ Tư ( Woden - Wōdnesdæg  hay là Odin trong Norse - Thần của sự thông thái, ma thuật, All-father, vua Asgard,vua của các Æsir* ), Thứ Năm (Thor - Þunresdæg - Thần Sấm), Thứ Sáu (Fri - Frīgedæg - Thần của sự thông thái: Frigg, vợ Odin *Frigg hay rất dễ nhầm với Freya, trong nhiều sử sách cũng ghi Thứ Sáu là ngày đại diện cho tình yêu nên cũng có thể là Freya, nhưng Freya là nữ thần chiến tranh và là vợ của thần thông thái Óðr* chứ không phải là vợ của Odin, tương tự người ta cũng rất dễ nhầm lẫn giữa ÓðrOdin*) Riêng Thứ Bảy là Sæternesdæg (Saturn* là vị thần của La Mã *có thể vì sự bành trướng của đế La Mã mà thời đó còn sử dụng Latin nên hầu hết cái quốc gia dùng hệ ngữ Germanic đều có ngày Thứ Bảy dựa trên thần Saturn*)  Chủ Nhật là Sunnandæg (Sunna đại diện cho Mặt Trời) và Thứ Hai là Mōnandæg (Mona đại diện cho Mặt Trăng). Sau này từ Mona sẽ phát triển thành Mon, Tiw sẽ phát triển thành Tues, Woden thành Wednes, Thor thành Thurs, Fri vẫn là Fri :)))), Sætur thành SaturSunna thành Sun trong tiếng Anh hiện đại, điều đó chẳng phải chứng minh được Anglo-Saxon hay Englisc là tiếng mẹ đẻ của English hay sao :)))))
Phụ lục - Proto-Germanic (Elder Futhark):
  Xuất hiện vào những năm 200-400  ở Châu Âu, do sự bành trướng của tộc người German. Người German thực sự không biết viết chữ, nhưng họ biết khắc ký tự lên đá ._. (tương tự cách người Ireland cổ sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, mọi người có thể xem qua bảng chữ cái Ogham*).
Bảng chữ cái Elder Futhark
  Là hình thức cổ đại nhất của Cổ ngữ Rune, không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ mà còn được dùng trong bói toán, ma thuật và có ảnh hưởng rất lớn bởi thần thoại. Bảng chữ cái của Elder Futhark chia đều 24 chữ thành 3 bộ:

+ Bộ Freya hay Freyja đại diện cho tri thức và ý thức

+ Bộ Heimdall hay Heimdallr đại diện cho vật chất

+ Bộ Tyr đại diện cho sự hi sinh, chiến tranh và công lý (Đâu trách được, ngôn ngữ thời đó còn sơ khai mà).

Isa trong này có nghĩa là Ice - Băng giá :))))) Phần phụ lục này em làm riêng cho chị Isa đó nha :3 Chị lại có thêm một ý nghĩa vào tên rồi đấy nhé :<
--------------------------------------------------------------------------------
p/s: Viết xong tới phần này thì em chỉ còn lại đúng 90 ngày tròn trước kỳ thi THPT Quốc gia nên em xin phép được dừng lại đến sau kì thi THPT và ĐGNL đợt 2 ạ :<, hẹn gặp lại các anh chị của động Nhện sau nha :<