Lựa lời mà nói cho vừa...lòng ai?
Một lần ngồi trà đá bên đầu phố Lương Yên, chỗ tòa nhà HNCC cũ, tôi được chứng kiến một điều mà có lẽ đã thay đổi góc nhìn của tôi...
Một lần ngồi trà đá bên đầu phố Lương Yên, chỗ tòa nhà HNCC cũ, tôi được chứng kiến một điều mà có lẽ đã thay đổi góc nhìn của tôi về cuộc sống quanh mình.
Có vẻ thằng con trai vừa làm gì đó sai và ông bố kéo nó ra để "hỏi tội". Nhưng nhìn cách ông bố dạy đứa con, tôi cũng phải chột dạ một chút.
-"Con nhìn kia nhé, xe đạp đạp thế nào?"
-"Chỉ cần đạp là xe chạy thôi mà bố."
-"Ừ đúng, thế là con hiểu đạp xe như nào rồi đúng không?"
-"Vâng ạ"
-"Ừ xe đây, đạp đi".
Thằng bé loay hoay leo lên chiếc xe và chắc ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra, nó ngã sấp mặt. Sau khi phủi bụi quanh người xong, ông bố nói với thằng bé thế này:
-"Con hiểu rồi sao con không đi được?"
-"Con không biết, chắc vì cái xe nó hỏng"
Ông bố lên xe đạp hẳn 2 vòng quanh thằng bé cho nó thấy rằng lỗi không nằm ở cái xe. Đến đây nó ngẩn cả người ra, chắc nó đã nhận ra vấn đề.
-"Con nhìn cái xe là con hiểu cách nó vận hành, nhưng con vẫn không đi được, vấn đề không nằm ở cái xe mà nằm ở con. Con chưa đi bao giờ con không hiểu đi khó thế nào, con hiểu chứ?"
-"Vâng ạ..."
Tôi ngồi đó, làm nốt miếng kẹo lạc, uống nốt cốc trà đá rồi cắp mông lên văn phòng. Hôm đó, tôi đã hiểu thế nào gọi là "trải nghiệm".
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Các cụ đã dạy như thế cho ông bà ta, ông bà ta dạy lại cho bố mẹ, và đến thế hệ này hay về sau cũng vậy. Nhưng có một vấn đề trong câu nói đó mà có lẽ không ai dạy lại cho thế hệ sau được, vấn đề trải nghiệm.
Chị tôi từng nói với tôi một phiên bản khác của câu nói đó:
"Người ngoài thì sao cũng được, nhưng người nhà thì phải khéo léo, lựa lời ra sao cho ai cũng hạnh phúc".
Ý chị tôi là đối nhân xử thế với người ngoài như thế nào cũng được, nhưng khi về nhà, người nhà phải được đối xử một cách tốt nhất, dĩ hòa vi quý nhất. Cho dù bên ngoài có khó chịu thế nào, bực bội ra sao, khi về nhà mình cần phải tử tế, hiền lành và nhẫn nhịn với người nhà. Mặt khác, người nhà không quan tâm ngoài xã hội mình là ai, là bố hay là mẹ của ai, một khi đứng trước mặt phụ huynh, mình chỉ là đứa con nhỏ dại dột.
Chị tôi nói đúng, không sai chút nào, nhưng tôi nhận ra một lỗ hổng trong nhận định đó. Có thể là vì tôi ngu si, tọc mạch, nhưng "sao cho ai cũng hạnh phúc" là một điều vô cùng khó. Mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một "trải nghiệm", làm sao có thể làm vừa lòng tất cả mọi người được? Mà quan trọng hơn cả, "sao cho ai cũng hạnh phúc" nghĩa là bản thân mình cũng được thanh thản, vậy còn khó hơn.
Lựa lời thế nào để cả mình lẫn người đều hạnh phúc?
Đây là câu hỏi mà có lẽ, tôi đành phải kể thêm một câu chuyện nữa để tiến gần hơn với câu trả lời.
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa...thằng cu".
Tôi có một thằng bạn, nó nói câu kia với tôi khi đang ngồi ở Tạ Hiện, nhâm nhi chút bia, cắn chút lạc và ngắm chút "mây mẩy". Nó không phải "phắc-boi" hay dân chơi gì cả, chỉ là nó chưa bao giờ nghĩ rằng mối quan hệ nghiêm túc là cần thiết ở cái tuổi đó. Làm bạn với nó đủ lâu, tôi hiểu tại sao nó lại có suy nghĩ như thế, nhưng khi nói chuyện với nó về "gái gú", tôi phải tặc lưỡi thở dài khá nhiều.
-"Mày ạ, tầm này con gái nó đ** quan tâm con trai tốt bụng hay cái gì gì đâu, nó chỉ quan tâm đến việc nó ăn ngon, mặc đẹp, giàu sang thôi. Con gái mà không vật chất thì gả cho thằng nào? Nó phải nghĩ cho nó chứ đúng không? Chả nhẽ gái nhà lành, xinh xắn đáo để, người ngợm cũng gym gủng mà lại đi gả cho một thằng ất ơ nhìn ngáo ngơ à?"
-"Ừ, cũng phải, con gái nó có giá của nó."
-"Chuẩn cmnl (thời ấy câu này đang hót), vấn đề là bọn con gái nó thế thôi chứ có biết cái đ** gì đâu? Mình chỉ cần nói đúng cái nó muốn nghe, làm đúng cái nó muốn thấy là nó nằm ra luôn. Cái giá ngày xưa nó nói là cao giá, chứ giá bây giờ là giá cả cmnr, chỉ cần lựa lời mà nói cho vừa thằng cu là xong."
Đến đây tôi phải tặc lưỡi thở dài, cách nó nhìn nhận con gái thật khó nghe. Nhưng theo cách nó nhìn nhận, lời nó nói không hề sai. Nó nói cho vừa lòng cô gái, cô gái làm cho vừa lòng nó, đây là mối quan hệ "win-win", cả hai cùng được lợi, vậy có gì sai cơ chứ?
Cái sai nằm ở chỗ chúng ta, người ngoài, nhìn vào và thấy cách nó hành xử và tư duy rất lệch lạc. Nhưng chúng ta quên mất "trải nghiệm" ở đây. Nhìn vào thì chúng ta có thể hiểu tại sao nó lại nghĩ như thế, nhưng chúng ta đã bao giờ "đi xe đạp" của nó đâu mà thực sự biết? Nó hiểu rõ điều đó, rất rõ, vì thế nó mặc kệ, khi có ai bất bình với quan điểm của nó, nó chỉ cười và nói:
-"Ừ thì đó là góc nhìn của tao, của mày thế nào tùy mày".
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời kỳ rất nhạy cảm, sai một li là đi một dặm, mạng xã hội là minh chứng cho điều đó.
Facebook bỏ nút Dislike, thuật toán các trang được đẩy cho những thứ chúng ta muốn thấy thay vì những thứ thực sự đúng...từ ngữ được sửa đổi để vừa với thời đại, từ "buê-đuê" bị lỗi thời và phải viết, đọc, nói sao cho đúng Eo Di Bi Ti Q K Át để không kích động ai. Màu đen được đổi từ "Black" thành "African", màu vàng được đổi từ "Smart" thành "Straight A"...
Nói vậy cho vui thôi nhưng chắc bạn đã hiểu ý của tôi. Cho dù chúng ta có nói gì, khéo léo ra sao, uốn lưỡi điêu luyện như tuyệt đỉnh Kungfu, ngoài kia vẫn luôn có người bị kích động.
Có lẽ bạn sẽ thấy tôi hơi cực đoan và tiêu cực về cuộc sống, nhưng "làm ơn mắc oán" là một chiếc xe đạp ai cũng phải ngồi thử.
Mỗi người một cảnh, mỗi trải nghiệm một khác, chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người được, chúng ta chỉ có thể làm vừa lòng chính mình.
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng...ta"?
Nhưng như thế thì lại ích kỉ quá.
"Sao cho ai cũng hạnh phúc", "lựa lời mà nói cho vừa thằng cu", "lựa lời mà nói cho vừa lòng ta", "chiếc xe đạp"...những thứ này thật phức tạp nhưng cũng quá đỗi đơn giản.
Tôi có một người anh mà phải gọi làm thầy vì tôi phải rất biết ơn anh đã dạy tôi nhiều điều về cuộc sống mà đến giờ tôi vẫn chưa thể nghiệm ra hết. Có lần nói về chuyện đối nhân xử thế, anh nói rằng:
-"Tao đ** quan tâm chúng mày nghĩ gì, tao có ý tốt và tao nói theo đúng ý đó, chúng mày hiểu được bao nhiêu thì tùy, còn nếu nghĩ tao đ** ra gì thì ngay từ đầu tao với chúng mày đã không ngồi cùng bàn rồi".
Câu nói đó của anh khiến tôi nhận ra, con người sẽ chỉ nhận thức được ở tầm mà họ đang đứng. Người có tri thức, họ sẽ nghĩ thoáng, mở, và sẽ nhìn ra được vấn đề. Người thiếu tri thức sẽ băn khoăn, hỏi để hiểu hơn và rồi sẽ nhận ra vấn đề. Còn những người không nhận ra được vấn đề thì sẽ không ngồi cùng bàn với ta.
Sau khi thằng bé nhận ra "trải nghiệm" xe đạp, nó đã hiểu vấn đề hơn và nhìn nhận được theo góc nhìn của bố nó. Và từ đó trở đi, khi bố nói gì, nó cũng sẽ đặt mình vào vị trí của người đứng ngoài, nhìn vấn đề đa chiều hơn vì nó đã trở thành người có tri thức.
À, thì ra đó mới là câu trả lời.
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa người mà nói cho vừa lòng nhau"
Lựa người mà nói cho vừa lòng nhau"
Bản gốc:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa người mà nói cho họ thấy rằng bài viết này tổ lái vô cùng uyển chuyển để các bạn đọc đến đây và thấy rằng Spiderum đang làm kênh Youtube cực hay và các bạn nên ghé qua vì ở đó toàn nội dung của những dân tổ bốc đầu xuyên phố Huế muốn truyền lại kinh nghiệm cho những ai đang học cách cua lái từ Đường Láng sang đường Lênh."
Lựa người mà nói cho họ thấy rằng bài viết này tổ lái vô cùng uyển chuyển để các bạn đọc đến đây và thấy rằng Spiderum đang làm kênh Youtube cực hay và các bạn nên ghé qua vì ở đó toàn nội dung của những dân tổ bốc đầu xuyên phố Huế muốn truyền lại kinh nghiệm cho những ai đang học cách cua lái từ Đường Láng sang đường Lênh."
Link của Youtube Channel nè!!!!
PEACE!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất