Hãy tưởng tượng một thế giới mà khi bạn thi đại học, bạn chọn một chuyên ngành khác với thời điểm hiện tại của bạn. Bạn tốt nghiệp và làm ở một công ty khác, gặp gỡ những mối quan hệ khác.
Đó là một ví dụ của thế giới khác, và nhiều thế giới như vậy tạo nên đa vũ trụ (được nhắc đến trong thuyết đa vũ trụ).
Vậy thuyết đa vũ trụ là gì?
Đa vũ trụ là một giả thiết về sự tồn tại của các vũ trụ song song (bao gồm cả vũ trụ của chúng ta đang sống), trong đó bao gồm tất cả mọi thứ tồn tại: không gian, thời gian, vật chất, năng lượng và các định luật vật lý. Thuật ngữ được nhà tâm lý và lý luận học người mỹ William James công bố vào năm 1895. Những vũ trụ cùng tồn tại trong một khối đa vũ trụ được gọi là "thế giới song song", "vũ trụ song song", "vũ trụ khác", "vũ trụ thay thế",... (Wikipedia)
<i>Thế giới chúng ta đang sống không phải là thế giới duy nhất</i>
Thế giới chúng ta đang sống không phải là thế giới duy nhất
Vào năm 1957, thuyết đa vũ trụ được phổ biến hơn khi nhà vật lý Hugh Everett viết trên một tờ báo. Ông miêu tả vũ trụ như "một tập hợp số thay đổi, còn gọi là hàm sóng, và phát triển theo phương trình duy nhất. Thuyết đa vũ trụ của ông cho rằng vũ trụ liên tục phân tách nhánh thành các nhánh mới qua thời gian và tiếp tục tạo ra nhiều vũ trụ khác. Đó là cách giải thích đơn giản nhất nếu xét theo góc nhìn của cơ học lượng tử.
Theo ông, thuyết đa vũ trụ cũng đặt ra những vấn đề triết học liên quan đến cách con người nhìn nhận bởi các bản sao ở nhánh khác, bởi họ cũng bắt nguồn từ chúng ta. Họ cùng ký ức với chúng ta, họ cũng chính là chúng ta, chỉ là đang tách biệt ở một vũ trụ khác.
Thật ra ở đây tôi không đồng tình lắm, bởi vì không có bất kỳ điều gì chứng minh chúng ta nằm ở vũ trụ gốc, nên cũng không thể khẳng định rằng những bản sao ở nhánh khác bắt nguồn từ chúng ta được.
Quan điểm về đa vũ trụ nhận khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng khoa học. Roger Penrose - nhà toán học vật lý đồng thời là triết gia khoa học không tin vào thuyết đa vũ trụ. Trong khi ở phía ngược lại, Stephen Hawking - nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học, và là một cây đại thụ trong giới khoa học lại tin vào giả thiết này.
Đa vũ trụ được phổ biến qua lý thuyết dây và lý thuyết màng.
Lý thuyết dây: Lý thuyết dây hình thời gian giãn ra tạo nên vũ trụ, bảy chiều khác vẫn cong nhỏ như trước. Vũ trụ chúng ta đang sống là một màng bốn chiều, vốn là biên của một hình cầu năm chiều. Nằm cách ta một khoảng cách vi mô trong chiều thứ năm là một màng khác, được gọi là "màng bóng" (như hình với bóng, nhưng bóng cũng thực như hình). Hai màng hình và bóng chỉ tương tác nhau qua lực hấp dẫn. Khi đó vật chất hay năng lượng tối của màng này chính là vật chất thông thường của màng bên cạnh. Hai màng có thể tự co giãn và va chạm nhau. Đối với chúng ta (đang sống trên một màng), cú va chạm chính là Big Bang. (Wikipedia)
Lý thuyết màng: các vũ trụ liên kết với nhau bằng một khoảng nhỏ và chúng bằng phẳng trong như một tấm màng. (Wikipedia)
Đa vũ trụ qua thí nghiệm con mèo của Schrödinger
Một con mèo bị nhốt trong một cái hộp kín. Nếu chúng ta dùng hành động mở chiếc hộp ra, chúng ta sẽ được theo dõi các hệ quả có thể xảy ra trong tương lai của con mèo. Bao gồm trường hợp nó vừa sống vừa chết. Điều này nghe có vẻ vô lý, đơn giản là vì trực giác con người không quen với một ý tưởng như vậy.
<i>Con mèo của Schrödinger có thể tồn tại trạng thái vừa sống vừa chết</i>
Con mèo của Schrödinger có thể tồn tại trạng thái vừa sống vừa chết
Tuy nhiên, căn cứ theo các nguyên lý của cơ học lượng tử, điều này có thể xảy ra là vì các không gian khả năng trong cơ học lượng tử là khá lớn. Về mặt toán học, một trạng thái cơ học lượng tử là tổng số (hoặc sự cộng tác dụng) của tất cả các trạng thái có thể xảy ra. Trong trường hợp con mèo của nhà vật lý Schrödinger, con mèo là sự cộng tác dụng của hai trạng thái “còn sống” và “đã chết”.
Con mèo vẫn sống ở vũ trụ này, nhưng đã chết ở một vũ trụ khác. Đó là một ví dụ và cách giải thích tiêu biểu của đa vũ trụ.
Khi giấc mơ không thật sự là tưởng tượng?
Xung quanh chúng ta có hàng trăm loại sóng khác nhau được phát ra từ mọi nơi. Nó luôn tồn tại xung quanh bạn khi bạn hiện diện ở một khoảng cách nhất định, nhà bạn, văn phòng hay thậm chí là ở trên đường vẫn luôn đầy ắp sóng. Tuy nhiên, nếu bật radio lên, bạn chỉ nghe được chỉ mỗi một kênh tại một thời điểm, những kênh khác bị ẩn đi do không trùng khớp với kênh bạn tìm. Mỗi trạm phát sóng đều có năng lượng và một tần số khác nhau. Do vậy, radio của bạn chỉ có thể bắt được một kênh, nhưng những kênh còn lại thì vẫn tồn tại. Đúng chứ?
<i>Có rất nhiều sóng xung quanh chúng ta. Nhưng radio chỉ bắt một sóng ở một thời điểm. 
Tương tự như việc tần số của chúng ta hiện tại chỉ đang bắt được tần số ở thế giới hiện tại.</i>
Có rất nhiều sóng xung quanh chúng ta. Nhưng radio chỉ bắt một sóng ở một thời điểm. Tương tự như việc tần số của chúng ta hiện tại chỉ đang bắt được tần số ở thế giới hiện tại.
Bạn có thể hình dung các vũ trụ song song sẽ nằm ở một tần số khác với chúng ta, vì thế chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hay nghe thấy họ được. Tuy nhiên đôi khi các tần số sẽ giao động và bạn có thể cảm nhận được các thế giới song song dù mọi việc khá là mơ hồ.
Chắc các bạn ai cũng đã từng mơ, hoặc trải nghiệm một giấc mơ, mà ở đó chúng ta gặp những người rất lạ hoặc những nơi mà ta chưa từng đặt chân tới. Tôi có một giả thiết rằng có thể đâu đó trong những giấc mơ. Đó chính là những mảnh ký ức, hình ảnh được truyền tải từ những vũ trụ khác.
Tất nhiên quan điểm trên rất khó để chứng minh. Vì theo khoa học, giấc mơ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hình ảnh ghi nhớ trong bộ não của chúng ta. Nhưng đó cũng chỉ là giả thuyết khoa học, việc ký ức và hình ảnh từ vũ trụ khác len lỏi vào giấc mơ của chúng ta không phải là không có khả năng.
Một ví dụ khác cũng khá gần gũi với mọi người, đó là hiện tượng cảm giác nhìn thấy trước một viễn cảnh ở hiện tại. Hiện tượng đó được gọi là Déjà Vu.
Déjà Vu - hình ảnh từ những thế giới không nhìn thấy
Déjà Vu là hiện tượng khi chúng ta có những cảm giác rằng mình đã từng "thấy rồi" một khung cảnh hay một câu chuyện nào đó đang xảy ra trong hiện tại. Có 70% dân số thế giới ít nhất một lần trải qua cảm giác Déjà Vu, số người độ tuổi từ 15-25 tuổi cao hơn những người khác. Những người đã trải qua cảm giác này mô tả nó như một cảm giác vô cùng quen thuộc với một sự việc hoặc một tình huống nào đó. Mặc dù thực tế thì sự việc ấy chưa từng xảy ra trong quá khứ hoặc trong giấc mơ. Các giải thích cho hiện tượng Déjà Vu thường sẽ theo trường phái huyền bí. Ở phía ngược lại thì các nền khoa học chính thống liên tục bác bỏ cách giải thích Déjà Vu là "tiên tri" hoặc "nhận thức trước".
<i>Những hình ảnh cho cảm giác chúng ta đã từng "thấy rồi". Nhưng thực tế là chưa</i>
Những hình ảnh cho cảm giác chúng ta đã từng "thấy rồi". Nhưng thực tế là chưa
Theo tiến sĩ Michiko Kaku - chuyên gia vật lý lý thuyết người Mỹ, ông cho rằng vũ trụ song song chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho hiện tượng Déjà Vu. Khi mà những hình ảnh từ Déjà Vu chính là những mảnh ký ức bị lạc trôi từ các thế giới khác. Khi mà hai dòng vũ trụ bị đan xen vào nhau, nó sẽ tạo ra các hình ảnh và ký ức tạm thời từ các thành phần của các thế giới.
Ý tưởng này giành được khá nhiều sự ủng hộ từ các nhà khoa học khác, tiêu biểu trong số đó là vị giao sư vật lý lý thuyết Steven Weinberg - người đã từng đoạt giải Nobel Vật Lý vào năm 1979. Ông cho rằng, trong cùng một căn phòng có khả năng tồn tại rất nhiều hiện thực song song với chúng ta mà chúng ta không thể ý thức được.
Ở trên tôi có nói đến việc chúng ta cũng tương tự một cái radio, chỉ có thể bắt được tần số của một kênh. Nhưng đôi lúc, tín hiệu của bạn sẽ bị nhiễu. Khi đó chính là khi các hình ảnh từ đa vũ trụ lồng ghép với nhau tạo thành Déjà Vu.
Sự phổ biến của đa vũ trụ
Từ khi được nhà vật lý học Hugh Everett công bố vào năm 1957, đa vũ trụ vẫn luôn là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà khoa học, văn học, và cả điện ảnh.
Những năm giữa cuối thế kỷ XX trở lại đây là một giai đoạn bùng nổ của các tác phẩm về đa vũ trụ. Tiêu biểu chính là các loạt truyện tranh comic của Marvel và DC. Họ tận dụng triệt để khái niệm đa vũ trụ trên truyện tranh để tạo nên những đầu truyện cực kỳ ăn khách vào những năm cuối thế kỷ XX. Sang đầu thế kỷ XXI, họ lại làm khuynh đảo thị trường điện ảnh thế giới khi đưa đa vũ trụ Marvel và DC lên màn ảnh rộng, và sức hút của nó là không thể bàn cãi.
Sắp tới đây Marvel Studios sắp ra mắt bộ phim Spiderman - No Way Home được lấy cảm hứng từ chính đa vũ trụ Marvel. Tuy cơ hội để cả bộ ba Spidermans có thể gặp nhau trong một bộ phim thì rất khó xảy ra. Nhưng bản thân tôi cũng đang rất nóng lòng được trải nghiệm bộ phim để xem Marvel Studios sẽ khai thác đề tài này như thế nào trong bộ phim mới nhất của mình.
<i>Bộ ba Spiderman qua từng thời kỳ</i>
Bộ ba Spiderman qua từng thời kỳ
Ngoài DC và Marvel, vẫn có rất nhiều cái tên sử dụng đa vũ trụ làm nền tảng để vẽ lên những bộ phim đáng xem. Có thể kể đến những cái tên như: Coherence movie (2014), Parallels (2015), Dark (2017), The Gateway (2018), Parallel (2018),... Và còn rất nhiều mà tôi không thể kể hết ở đây được.
Đặc điểm chung của những tác phẩm liên quan đến chủ đề đa vũ trụ luôn là sự bí ẩn, đó là chìa khóa để hấp dẫn người xem. Đó là lý do mà các studios luôn yêu thích đề tài này trong sản xuất.
Con người luôn có nỗi sợ với những gì họ không hiểu rõ. Nhưng một số nhà khoa học vẫn tin và theo đuổi những chứng cứ rõ ràng hơn về đa vũ trụ, và đó không hẳn là một điều viễn vong.
Có một người phát biểu rằng sẽ có một cái hộp giúp chúng ta trò chuyện trực tiếp với một người ở xa chúng ta hàng nghìn km. Vậy phản ứng của xã hội sẽ như thế nào? Nếu xét 2 trường hợp:
Người đó sống vào thế kỷ thứ X
Và người đó sống ở thế kỷ XXI.