DỊCH: Việt Nam đã mất đi sự ủng hộ của công chúng - Cuộc chiến với COVID-19 tiếp diễn
Sự đồng lòng và lãnh đạo cởi mở sẽ góp phần giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch....
Sự đồng lòng và lãnh đạo cởi mở sẽ góp phần giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, mọi cấp điều hành và mọi ngóc ngách của xã hội. Theo đó, nhiều phản hồi chính sách đã được đón nhận một cách cầu thị, hợp tác. Tuy nhiên, đại dịch cũng đã làm nổi bật những thách thức trong điều hành, đòi hỏi phải cải cách để chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Thành công ban đầu của Việt Nam và cuộc chiến chống COVID-19 cam go hiện tại là một minh chứng rõ rệt.
Trong đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên trên toàn cầu (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020), hầu hết các chính phủ đã mất cảnh giác trước sự lây lan nhanh chóng và nghiêm trọng của virus, phản ứng dựa vào thông tin không đầy đủ và các kinh nghiệm thường có vẻ lỗi thời. Một số quốc gia, như Iran, Italy và Hàn Quốc, đã phải vật lộn đáng kể với việc khống chế dịch bệnh. Một số nước khác, như Việt Nam và Đài Loan, dường như đã áp dụng chiến lược đúng đắn từ ban đầu.
Tuy nhiên, những kinh nghiệm ban đầu của Việt Nam đã không mang lại kết quả khả quan trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại. Biến thể Delta vốn rất dễ lây lan đã thử thách và cuối cùng đã phá vỡ hệ thống phòng thủ đại dịch của đất nước - vốn trước đó đã có hiệu quả. Minh chứng rõ rang nhất xảy ra ở trung tâm kinh tế của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi số ca tử vong vẫn ở mức cao sau hơn 2 tháng phong tỏa.
Có rất nhiều lời giải thích cho những thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh gần đây của Việt Nam, và lời giải thích thực sự có thể là sự kết hợp của những yếu tố này. Một cách hợp lý là xã hội Việt Nam rơi vào trạng thái tự mãn sau những thành công ban đầu, họ tin rằng các phương pháp ngăn chặn biến thể ban đầu của virus sẽ tiếp tục hiệu quả với biến thể Delta mới xuất hiện. Nhập khẩu vaccine đã không đạt tốc độ cần thiết, một phần do niềm tin vào sự phát triển của vaccine sản xuất trong nước (cho đến nay vẫn chưa được phân phối). Hơn nữa, khả năng cách ly và điều trị của các bệnh viện đối với toàn bộ các ca bệnh đã bị tê liệt do phải ưu tiên chữa trị các ca bệnh nặng có mức độ nặng hơn - một xu hướng được quan sát thấy ở hầu hết các quốc gia có số ca bệnh tăng đột biến gần đây.
Sẽ dễ hiểu khi đánh giá những thất bại này thông qua lăng kính của mô hình quản trị hợp tác. Trong mô hình này, nhà nước đóng vai trò là người hỗ trợ bằng cách tổng hòa các quan điểm của công chúng, hiểu biết của chuyên gia, những hạn chế và năng lực thực tế của chính phủ. Những người tham gia đại diện cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội được mời để chia sẻ quan điểm của họ nhằm theo đuổi những lợi ích chung.
Đại dịch COVID-19 không chỉ nhấn mạnh yêu cầu có nhiều tiếng nói khác nhau trong quá trình hoạch định chính sách (bao gồm các chuyên gia, chính trị gia, tổ chức dân sự và công chúng) mà còn cả tầm quan trọng của tính chính danh và sự ủng hộ của công chúng. Hầu hết các chiến lược ngăn chặn đại dịch bao gồm sự tham gia của công chúng ở cấp độ cá nhân: đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và thực hành vệ sinh đúng cách. Để ảnh hưởng đến những thay đổi hành vi như vậy, tính chính danh của các chính sách là điều cần thiết. Một cách để đạt được tính chính danh này là chính phủ thực hiện lãnh đạo theo phương châm hỗ trợ và kết nối các cộng đồng, khu vực kinh tế - xã hội và để công chúng tham gia vào quá trình hoạch định chính sách.
Đánh giá phương pháp tiếp cận quản trị hợp tác của
Việt Nam trong ứng phó với COVID-19
Khi làn sóng đại dịch lớn đầu tiên của Việt Nam tiếp tục, cách tiếp cận từng hiệu quả trước đây của chính phủ dường như đã không còn hiệu nghiệm, trong khi tính nhất quán chính sách giảm dần. Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do sụp đổ chuỗi cung ứng. Các nhóm dễ bị tổn thương phải đối mặt với sự bấp bênh về sức khỏe và kinh tế ngày càng cao. Các nhóm tình nguyện và các tổ chức xã hội dân sự đã rất vất vả để hỗ trợ các nhóm yếu thế. Các biện pháp ứng phó của chính phủ thường thiếu sức thuyết phục trong mắt các nhà khoa học, bác sĩ và chuyên gia.
Các biện pháp chống dịch được triển khai mà không có sự tham kiến, phối hợp đã thất bại trong việc phản ánh tiếng nói của các cộng đồng, khu vực khác nhau. Khi quyền lực giữa các cộng đồng này mất cân bằng, sự mâu thuẫn chính sách nảy sinh và xuất hiện các phản ứng dây chuyền. Số ca nhiễm tăng lên khi người dân phản ứng lại các quy tắc hạn chế, năng lực chăm sóc y tế suy giảm và sự tác động tiêu cực đến các nhóm người yếu thế. Cuối cùng, sự hỗn độn trong việc đưa ra thông điệp ở cấp làm chính sách làm gia tăng khoảng cách về lòng tin giữa chính phủ và người dân.
Trong một ví dụ, vào ngày 10 tháng 7, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp gỡ các nhà khoa học trong một động thái nhằm cho thấy sự tín nhiệm của chính quyền dành cho khoa học khi đưa ra chính sách. Tuy nhiên, động thái này cũng đặt ra câu hỏi về việc tại sao các cuộc tham vấn tương tự không được tổ chức sớm hơn cho tất cả các bên liên quan. Thiếu sự phối hợp và cộng tác sớm, đặc biệt trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng chưa được hiểu rõ nhưng diễn biến nhanh chóng, có thể dẫn đến các chính sách không rõ ràng và ít được lưu tâm. Sau khi mất cơ hội thể hiện một sự lãnh đạo mang tính kiến tạo, chính phủ bị bỏ lại với những lựa chọn khắc nghiệt hơn như là kiểm duyệt thông tin, trong khi tìm cách duy trì hình ảnh của mình bằng cách tỏ ra quyết đoán.
Vòng luẩn quẩn này lại càng làm xói mòn lòng tin. Nếu công chúng tin tưởng vào chính phủ và các chuyên gia, những thông tin tiêu cực thậm chí cũng ít có khả năng khơi dậy sự hoảng loạn và đồn đoán. Mặt khác, sự thiếu tin tưởng gây ra bởi chiến lược kiểm soát thông tin có thể khiến công chúng tin vào những lời đồn xác nhận thành kiến của họ hoặc luôn ở trong trạng thái nghi ngờ. Chính phủ phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Hợp tác để đi tiếp
Những thời khắc khủng hoảng là cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác. Chính phủ Việt Nam nên tiếp cận COVID-19 theo cách này bằng cách thành lập một diễn đàn chính thức gồm các đại diện từ tất cả các thành phần cộng đồng. Những người tham gia nên bao gồm các chuyên gia, trí thức, truyền thông, nhà hoạt động xã hội, và đại diện của doanh nghiệp, tôn giáo và các cộng đồng khác. Các hoạt động hợp tác cần được phát triển, thực hiện và báo cáo công khai để củng cố lòng tin vào hệ thống hoạch định chính sách. Ngoài ra, các sáng kiến chính sách không nên chỉ đề cập đến nội dung về những gì cần thiết để chống lại dịch bệnh (ví dụ: nguồn lực cho ngành y tế và các tổ chức xã hội dân sự) mà còn cả các quy trình đưa ra quyết định khi tình hình thực tế biến đổi. Cách tiếp cận này bao gồm việc cung cấp thông tin công khai một cách nhất quán về cả bản chất dịch tễ học và quản trị.
Về lâu dài, chính phủ cần phải nỗ lực ở hai vấn đề. Đầu tiên, họ nên nắm lấy vai trò lãnh đạo kiến tạo, hỗ trợ, đặc biệt là ở những nơi mà hệ thống hỗ trợ đang thiếu. Với vai trò này, chính phủ phải tìm cách phát triển lòng tin không chỉ giữa nhà nước và xã hội mà còn giữa các nhóm thành phần trong xã hội; điều này rất quan trọng vì trong nhiều trường hợp, năng lực ứng phó còn bao gồm năng lực của các tổ chức dân sự. Để phát huy sức mạnh của họ và có được tính chính danh, lòng tin của công chúng, chính phủ với vai trò kiến tạo phải thể hiện khả năng chịu trách nhiệm, sự công khai và sự minh bạch.
Thứ hai, chính phủ nên chính thức công nhận và hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này thường có sự kết nối, am tường tốt hơn hơn so với chính phủ đối với lợi ích và nhu cầu của các nhóm cấu thành, bao gồm cả những cá nhân bị thiệt thòi về kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, các chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc do ĐCSVN bảo trợ phải nỗ lực tốt hơn nữa để phục vụ các cá nhân dễ bị tổn thương bằng cách trợ giúp và làm việc với các tổ chức tự nguyện, tôn giáo và xã hội dân sự. Cuộc khủng hoảng COVID-19 không phải là dịp để từ bỏ việc tăng cường nền tảng về tham gia và hợp tác nhằm củng cố quan hệ nhà nước - xã hội.
AUTHORS
GUEST AUTHOR
Le Vinh Trien
Le Vinh Trien is a lecturer at the School of Government, Ho Chi Minh City University of Economics.
GUEST AUTHOR
Kris Hartley
Kris Hartley is an assistant professor in Public Policy at the Education University of Hong Kong.
Nguồn nội dung bài viết:
Nguồn ảnh minh họa: Internet.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất