Lắng nghe, thông cảm rồi mới đến thấu hiểu
Học cách lắng nghe để biết thông cảm và thấu cảm nhiều hơn
tôi không hiểu sao phải cố tỏ mình ra ổn khi thực lòng thì tôi không ổn. có lẽ tôi sợ rằng nếu tôi nói không ổn, người ta sẽ lập tức phủ nhận thứ cảm xúc đó của tôi bằng những câu như:
- không sao đâu
- có gì mà phải lo
- sẽ ổn thôi mà
- chuyện chỉ có thế thôi mà
trong bài học về quản trị cảm xúc, tôi học được rằng nếu muốn làm chủ cảm xúc, con người phải phải biết chấp nhận những gì đang xảy ra bên trong mình trước tiên. hãy đặt cho mình những câu hỏi như:
- cậu đang cảm thấy như thế nào?
- cậu có thể gọi tên cảm xúc đó không?
- cậu có muốn khóc không?
chị Phố đã có lần gửi cho chúng tôi hẳn một danh sách cảm xúc. chúng đều có tên, hoặc đều có thể được miêu tả theo một cách nào đó. và chỉ có chính bạn mới đọc được chính xác những dòng chảy hỗn loạn trong tâm trí mà thôi. làm ơn đừng bốc 1 tụ bài chỉ để biết mình đang buồn hay vui hay lo lắng hay hồ hởi.

có rất nhiều cách để gọi tên cảm xúc
vậy, khi đã chấp nhận được cảm xúc của mình thì làm gì? hãy thể hiện nó: mệt mỏi thì thở dài, vui thì cười phớ lớ, tức giận thì hét thật to, đau đớn thì gào khóc.
cả 2 quá trình chấp nhận và thể hiện cảm xúc ở trên chúng ta hoàn toàn có thể làm môt mình hoặc làm với người khác - miễn rằng ta thấy thoải mái người người đó.
mỗi một lần kể ra câu chuyện của bản thân là một lần cảm xúc được chấp nhận và được giải toả. tôi cho rằng cảm xúc tại một thời điểm nhất định có khối lượng nhất định. không ai mãi buồn hay mãi vui vì một sự tình. nghĩa là càng được giải toả, bạn càng nhanh chóng vượt qua được sự kiểm soát của cảm xúc. chợt nhớ lại một đoạn trích tôi rất tâm đắc trong cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: "Khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn."
chia sẻ cảm xúc là một chuyện tốt, song ở thời đại này không mấy ai tự tin làm việc đó mà không có chút do dự, e dè hay sợ sệt. thật buồn khi biết rằng thế kỷ 21 - thế kỷ của văn minh và tiến bộ tột bậc - lại là lúc con người khó hạnh phúc nhất (đâu đó trong cuốn Sapiens). tôi nghĩ người ta không chỉ kém ở khoản chấp nhận cảm xúc của bản thân mà còn không biết cách chấp nhận cảm xúc của người khác. có lần tôi rất áp lực chuyện thi cử, tôi lo đề quá khó, lo mình sẽ làm không tốt, lo gia đình thất vọng, lo bạn bè cười chê. thế là tôi kể ra với một vài người, và những gì tôi nhận lại là:
- mày giỏi thế mà còn lo à?
- có gì đâu, chỉ là một kỳ thi thôi mà
- lo mà học đi, kêu ca ích gì
- ....
dù biết rằng không ai có ý xấu, ai cũng thương tôi, nhưng sự đáp trả sai cách chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa. khi nhận được những phản hồi đó, tôi không những không bình tâm mà còn thêm lo lắng:
- mọi người đánh giá mình cao quá rồi, họ sẽ còn kỳ vọng cao hơn, nếu mình không làm tốt thì sao...
- phải chăng do mình đã không đủ cố gắng, nước đến chân mới nhảy, chuẩn bị chưa kỹ càng nên bây giờ mới tự ti như thế không???
trước một kỳ thi, tôi cho rằng đó là những suy nghĩ mang đến ảnh hưởng tiêu cực chứ không mảy may tốt đẹp gì.
có cách nào để chúng ta biết chấp nhận cảm xúc của người khác hơn hay không? từ chiêm nghiệm của bản thân, tôi có vài gợi ý cho bạn:
- lắng nghe: giữ cho hành động lắng nghe ở trạng thái đơn thuần nhất của nó - nghe trong im lặng. khi lắng nghe, bạn biết được đối phương đang gặp phải chuyện gì, họ đang cảm thấy thế nào. tất cả dừng lại ở việc "nhận biết", đừng vội tìm kiếm một giải pháp hay lời khuyên nào cho đối phương.
- thông cảm: thông cảm chứ không phải thấu cảm nhé. có thể bạn không thể hiểu được cảm xúc của đối phương, song hãy thông cảm cho họ vì có thể họ đang gặp một khó khăn nào đó mà ta không biết, hoặc ta chưa từng ở trường hợp tương tự nên không hiểu được. mấu chốt của sự thông cảm đó là bạn không "phủ nhận" cảm xúc của ng khác, không cho rằng cảm xúc của họ là vớ vẩn hay đổ lỗi cho họ.
- thấu cảm: cái này rất khó. thật tuyệt nếu bạn có trái tim dễ thấu cảm và dễ dàng hiểu được cảm xúc của người khác. nếu hiểu được, bạn có thể chia sẻ lại cảm xúc của mình để đối phương cảm thấy "được đồng cảm". nhưng đừng dùng những câu như: tao cũng từng như thế, nhưng có tệ đến thế đâu hay "'mày cứ làm quá, tao cùng từng thế mà có sao đâu". nếu không hiểu được mà vẫn muốn thấu cảm thì sao? bạn có thể thử đặt một vài câu hỏi để người kia kể chi tiết hơn về hoàn cảnh của họ. hành động này không chỉ khiến đối phương cảm thấy đang được quan tâm mà còn giúp bạn dễ nắm bắt cảm xúc của người đó hơn. khi không có sự thấu cảm bẩm sinh, chúng ta chỉ có thể rèn luyện bằng cách lắng nghe thật tập trung đồng thời
yea, tôi học lỏm mấy thứ này trong workshop của bác Đặng Hoàng Giang. lí thuyết là thế nhưng thực hành không dễ. chỉ mong chúng ta đều bắt đầu bằng sự chân thành lắng nghe để lời nói không làm một người đang buồn trở nên buồn hơn.

Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này