Sau khoảng thời gian làm mình làm mẩy, làm tội làm tình ở nhà thì tôi quyết định tìm kiếm một công việc mới, với định hướng trở thành nhân viên bán hàng công nghệ.
Bầu trời hôm ấy buồn đến lạ.
Bầu trời hôm ấy buồn đến lạ.
Lang thang khắp hàng trăm các trang tuyển dụng và hàng chục lần gửi CV, cuối cùng tôi được hẹn phỏng vấn tại 1 công ty ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Với bản tính cẩn thận thì tôi có chuẩn bị ngay quyển bách khoa toàn thư biên soạn các câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Bản thân là người hướng nội mà càng chuẩn bị kĩ thì càng cho minh thêm sự tự tin và không bị bỡ ngỡ đúng không nào mọi người ?
Trước đó bạn phải phỏng vấn qua điện thoại nữa mới tới vòng tiếp theo.
Trước đó bạn phải phỏng vấn qua điện thoại nữa mới tới vòng tiếp theo.

HR là gì và điều họ thật sự cần.

_ HR là viết tắt của “human resources”, được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực hoặc quản trị nhân lực.
Bản chất của việc phỏng ấn theo mình chỉ tóm gọn ở từ HIỂU. HR hiểu công ty đang cần gì và tìm người phù hợp đó và lấp vào khoảng trống còn thiếu đó.
"Khi đi phỏng vấn, mình không phải đến để xin việc mà là THƯƠNG LƯỢNG công việc".
Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải HIỂU công ty qua HR và tìm được mẫu số chung cho cả hai. Bài viết dưới cũng khá hay mới về tư duy và một góc nhìn lạ nữa mà bạn có thể tham khảo:

Tự giới thiệu về bản thân.

_ Người xưa có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Hãy giới thiệu về bản thân của bạn là cách bắt đầu buổi phỏng vấn khơi mở các vấn đề về sau. Đây có lẻ là câu hỏi mà tôi thấy khó nhất khó trả lời khó vì nó quá chung chung và mơ hồ mà chằng có gì là rõ ràng cả. Lúc đó tôi cũng trả lời chỉ ở mức tạm ổn:
Em tên Nhật Linh, xung quanh vẫn gọi là Linh lém lỉnh. Vì em là cây viết sôi nổi cho các diễn đàn mạng xã hội Tinhte.com, hay Spiderum.... Em thích đọc và viết đặc biệt là sản xuất các nội dung content lém lỉnh, lúc trước em từng là pha chế trưởng tại 1 quán coffee nên cũng có kinh nghiệm về tư vấn, marketing và cách vận hành bộ máy...
Tương tự khi bạn ứng tuyển vị trí: viết content, MC sự kiện, chuyên viên kinh doanh, bán hàng... Họ cần đánh giá khả năng giao tiếp tốt, cô đọng và biết làm nổi bật vấn đề quan trọng trong một vài lời giới thiệu ban đầu.
Lỗi sai mà đa phần mọi người hay gặp phải:
+ Các câu trả lời mang tính cá nhân như tên, sở thích, cung hoàng đạo... muốn biết thì họ đọc trong CV rồi.
+ Giới thiệu bản thân qua loa, sơ sài, thiếu điểm nhấn. Thông tin fake, sai sự thật, dài dòng và lan man…
=> Thật ra, điều công ty muốn biết nhất là ứng viên có thể đảm nhiệm được vị trí này không, bao gồm: kỹ năng mà bạn giỏi nhất, lĩnh vực kiến thức mà bạn nghiên cứu sâu nhất, những điểm tích cực trong tính cách của bạn, những điều thành công nhất bạn từng làm, thành tựu chủ yếu... những điều này có thể liên quan hoặc không liên quan đến học vấn của bạn.

Điểm mạnh.

_ Trách trường hợp đặt boom nổ NTN liệt kê quá trời điểm mạnh như kiểu: em là người sáng tạo, mềm dẻo giỏi sáng kiến, trung thực... không liên quan. Thay vào đó bạn hãy nêu điểm mạnh của bản thân qua 1 câu truyện. 
Công thức R-E-R.
Cách này tôi tham khảo của anh Nguyễn Hữu Trí nha.
Cách này tôi tham khảo của anh Nguyễn Hữu Trí nha.
+ Role: vai trò trong dự án. Em thuộc team Sale hay Marketing... và nhiệm vụ của bạn. + Effort: nổ lực cụ thể. Tức là câu trả lời cho các bài toán khó bạn đối diện.
+ Result: kết quả mang lại. Thành quả sau những cố gắng minh chứng ở con số thì càng tốt. Như lúc đó tôi khá bập bẹ trả lời là:
Như bản thân em thì từng là pha chế trưởng tại Merry Coffee và tư vấn sản phẩm cà phê hạt, vai trò em là làm cho khách hàng biết, hiểu, thử và hài lòng về sản phẩm. Tất nhiên thì sau thời gian nổ lực thì quán em có được lượng khách hàng trung thành thường xuyên và tạo cơ hội cho em Upsell. Ngoài thời gian làm việc chính thì em chia sẻ bài viết lên các trang mxh đều và liên tục. Bài viết hay và nhận đc nhiều đề xuất, mà còn được độc giả nhận xét tích cực.

Điểm yếu.

_ Điểm mạnh thì bạn còn chém được chứ phần này thì sẽ khó hơn. Khó vì nó đòi hỏi bạn phải tự nhìn vào bản thân tức là tự soi sét chính mình. Mà điểm yếu là điểm cần thay đổi và ít ai muốn thấy sự thay đổi.
_ Riêng phần này mình thấy có 2 kiểu trả lời dể mất điểm như nhau:
1. Vừa đấm vừa xoa: câu chuyện sẽ là kiểu điểm yếu của em là quá cầu toán và say mê công việc nên thường làm tổn thương mọi người. Hoặc khi em hoàn thành một dự án, em cảm thấy rằng em có thể làm được tốt hơn cho công việc mặc dù em vẫn được công nhận.
2. Trả lời quá thật: trả lời ấp úng hoặc tệ hơn bản thân liệt kê ra chính các điểm yếu của mình. Hay hài hước hơn là điểm yếu nhất của em là em không có điểm yếu nào...

Mức lương mong muốn.

Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?
+ Lương quá thấp: tự đánh giá thấp bản thân và bạn chưa thật sự hiểu giá trị bản thân.
+ Lương quá cao: đó chính là bạn quá “tầm với” trèo cao té đau nên công ty đành lui về sau.
=> Tốt nhất là bạn nên đưa ra một con số chính xác, điều này chứng tỏ bạn đã nghiên cứu về mức lương trên thị trường, biết được với trình độ của bản thân sẽ xứng đáng với mức lương như thế nào. Và gian tiếp cho công ty biết rằng bạn không phải rải CV hàng loạt mà có đầu tư thời gian và công sức tìm hiểu về họ.

Vì sao bạn bỏ việc ở chỗ cũ ?

_ Tránh việc phê bình, nói xấu sếp hay đồng nghiệp cũ...: cho dù đó có là sự thật. Nếu trả lời thẳng là: Công ty cũ xxx không tốt, nên là em nghỉ việc. Thì có lẻ buổi phỏng vấn sẽ kết thúc ngay tại lúc đó.
_ Trách mình trước, trách người sau: tốt nhất là đem vấn đề quy về tự bản thân. Ví dụ như công việc cũ không còn đủ khả năng để học thêm nhiều điều, hoặc công việc cũ cùng kế hoạch sống của bản thân không hợp...

3 dạng câu hỏi mà các nhà tuyển dụng hay đặt ra.

 Câu chuyện kinh điển của nghề Sale nên biết để bán bách phát bách trúng.
Câu chuyện kinh điển của nghề Sale nên biết để bán bách phát bách trúng.
I. Là dạng câu hỏi tình huống: không đi trực tiếp vào chuyên môn hay hỏi cụ thể về một vấn đề. Đây là cách giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống cũng như thái độ, đặc điểm tính cách của ứng viên. Kinh điển bài toán bán cây bút của Sói già phố Wall: "Bạn hãy bán cây bút này cho tôi xem", hay sau khi xem CV làm Telesale của bạn thì họ sẽ hỏi là với anh là khách hàng thì em sẽ thuyết phục anh như thế nào. Dạng này đòi hỏi bạn phải dảo hoạt và đa biến cực nhanh.
Như lúc đó tôi được anh phỏng vấn hỏi là: "Em xử lý như thế nào khi khách hàng phàn nàn về sản phẩm?".
Đầu tiên thì em nghĩ là phải check ngay xem lỗi đó thuộc về bên nào. Nếu về phía công ty thì ngay lập tức nhận lỗi và đưa ra phương án bồi thường, có câu đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại mà.
II. Kĩ năng chuyên môn và bài toán khó hiện tại: là một trong các câu hỏi phỏng vấn bắt buộc đối với các ứng viên tham gia phỏng vấn.
Bạn có kinh nghiệm gì trong công việc này? Mô tả đôi nét về cách làm việc của bạn. Hoặc tháng tới bên công ty có plant đánh mạnh vào content Tiktok nếu là em sẽ triển khai như thế nào.
=> Theo tôi đây là điểu dể xơi nhất vì nó là dạng kiến thức và chỉ cần nền tảng bạn vững chắc là ổn thôi.
III. Đưa ra quan điểm của họ và muốn nghe bạn trình bày.
Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không có thể đi đường dài với nhau không.
Bạn cảm thấy đối tượng nào quan trọng hơn: khách hàng mới hay khách hàng thân thiết?
Em nghĩ cả hai đều quan trọng nhưng nếu phải lựa chọn một trong hai. Cá nhân em chọn khách thân thiết bởi chi phí có được khách hàng mới sẽ cao hơn khách hàng cũ. Thêm nữa khách thân thiết sẽ đi đường dài với thương hiệu và có thêm hiệu ứng Marketing truyền miệng.
:((
:((
Nói ra thì buồn nhưng tôi vừa nhận được email từ chối của họ sáng nay, nói sao nhỉ khá là hụt hẩn cũng mong là thất bại là mẹ thành công. Để tự nhận xét phần ứng xử của bản thân thì tôi thấy nó còn khá bình thường, vẫn cứ khuôn mẫu kiểu gì đó và chưa có những câu thật sự chí mạng khiến HR phải nhớ đến. Đó là lí do của chữ “bị” đầu tiêu đề bởi tôi thấy mình xử lí còn thụ động quá.
Và cũng như mọi bài viết trước nếu thấy hay, thích thú và đọng lại điều gì đó hãy để lại comment bên dưới nha.