Sự thật thì xã hội không bao giờ yêu thương hay chấp nhận “bạn”, xã hội chỉ yêu thương và chấp nhận “những vỏ bọc” mà bạn khoác lên người mà thôi. Kỳ vọng của xã hội sự thật là, không có cách tiếp cận cuộc sống nào phù hợp với tất cả mọi người, và điều quan trọng là bạn phải nắm bắt tốc độ thời gian của bản thân.
Bậc hiền trí vĩ đại của Ấn độ, Mahatma Gandh cũng đã từng nói:
Mahatma Gandh
Mahatma Gandh
Hãy sống như bạn sẽ chết ngày mai. Hãy học như bạn sẽ sống mãi mãi.
Một người biết mình đang đi dần đến cái chết thường sống cho thật trọn vẹn trong những ngày còn lại. Họ sống thật chậm để nhìn cuộc đời, để nhìn người thân lần sau cuối. Đối với họ, mỗi giây được sử dụng một cách cẩn trọng, không bao giờ họ đánh mất một giây phút nào cho việc làm vô ích.
Còn chúng ta thì mặc nhiên sử dụng thời gian một cách hoang phí. Ta đã sống hết mình với chính thời điểm hiện tại hay chưa? Từng bước chân ta đã đi hối hả, chạy theo thời gian của xã hội mà quên mất là mỗi chúng ta được sinh ra đều có một sứ mệnh của riêng mình. Vậy tại sao bạn không nên chạy theo thời gian của xã hội và làm thế nào để nuôi dưỡng một con đường đích thực và viên mãn hơn?

I. Thuật ngữ về "kỳ vọng của xã hội"

Kỳ vọng xã hội đề cập đến các tiêu chuẩn, giá trị hình thành kỳ vọng dựa trên các yếu tố xã hội và tâm lý. Những kỳ vọng này có thể bao gồm ý tưởng về cách các cá nhân nên cư xử, họ nên phấn đấu vì mục tiêu gì và họ nên sử dụng thời gian như thế nào.
Thời gian của xã hội - Nguồn: Báo dân trí
Thời gian của xã hội - Nguồn: Báo dân trí
Thực tế thì xã hội đưa ra những kỳ vọng dành mỗi cá nhân theo một "tư duy cố định" như là: cần phải theo đuổi một số nghề nghiệp, con gái phải kết hôn ở độ tuổi 25-28 tuổi và phải sinh con dưới 30 tuổi, con trai phải có sự nghiệp trước 30 tuổi,.....
Những kỳ vọng này đều có khoa học, chỉ đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho chúng ta: giả sử lời khuyên về việc con gái nên sinh con trước 30 tuổi vì thời điểm có thai phù hợp nhất của phụ nữ là 20-30 tuổi, tức là thai dễ và ít sẩy thai. Mặc dù một số kỳ vọng này có thể hữu ích nhưng đồng thời chúng cũng có thể tạo ra áp lực và căng thẳng. Chúng ta dường như phải tuân theo chúng để được chấp nhận hoặc thành công trong xã hội.

II. Hậu quả của việc chạy theo thời gian của xã hội

1. Áp lực phải phù hợp với kỳ vọng của xã hội

Xã hội, gia đình, bạn bè,... đều có một quy chuẩn xã hội nhất định. Giả sử như: Khi đi học, chúng ta học một cách "vẹt" để dành 12 năm học sinh giỏi, xuất sắc. Khi lớn hơn một chút, bạn được định hướng học đại học, cao đẳng vớ đại một ngành nghề "hot", và sau khi ra trường thì phải có ngay việc làm để ổn định tài chính, sau đó là lập gia đình, sinh con. Thật khó! Khi chúng ta phải theo một lối mòn của tất cả mọi người.
Steve Jobs - nhà sáng lập và CEO của Apple:
Sống cuộc đời của mình - Steve Jobs
Sống cuộc đời của mình - Steve Jobs
"Sống cuộc đời của mình theo mong muốn của người khác là lãng phí cuộc đời của bạn"
Vậy nên, chúng ta - mỗi người đều là một cá thể đặc biệt, hãy sống như thể mình chỉ sống được ngày hôm nay. Chọn một công việc yêu thích của bản thân mà không phải chạy theo thời gian của xã hội. Không vì ưu tiên những kỳ vọng bên ngoài hơn nhu cầu và mong muốn của chính mình, có thể vô tình tạo áp lực phải tuân thủ, thay đổi để phù hợp các tiêu chuẩn của xã hội.

2. Tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần

Những áp lực từ xã hội, chúng tác động bất lợi cho sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ và quá trình ra quyết định của chúng ta, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta.
Chúng ta đã phải trải qua khoảng thời gian 2020-2022 nhìn thấy cảnh tượng dịch bệnh lan rộng, người đến với thế giới bên kia là không thể đếm hết. Có một đoạn chia sẻ như thế này trên mạng:
"Bạn thích gì thì cứ làm đi, bởi vì đâu ai sống hai lần trong một cuộc đời. Nếu công việc không yêu thích thì cứ nghỉ, đã không thể có một tình yêu trọn vẹn mà đến công việc cũng chán nản thì còn gì là cuộc sống. Chẳng ai sống hai lần để chọn đi chọn lại. Cũng không ai sống thay mình mà cứ sợ những dèm pha, chỉ trích".
Bởi lẽ, có rất nhiều người cận kệ đến cái chết, họ đau xót cho chính cuộc sống của họ, vì quá chạy theo đồng tiền, xã hội mà đã không trân trọng cuộc sống riêng của bản thân. Họ mất trong sự tiếc nuối, dường như là sự bỏ lỡ cả đời.
Đây là bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội với dòng trạng thái: "Cô ấy muốn được nhìn bình minh lần cuối..."
Cô ấy muốn được nhìn bình minh lần cuối - Nguồn: Sưu tầm
Cô ấy muốn được nhìn bình minh lần cuối - Nguồn: Sưu tầm
Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời. Không để ý những lời dèm pha ngoài kia, hay sống vì sở thích của người khác. Chọn sống vì bản thân mình, vì vốn cuộc sống là để " hạnh phúc".

3. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân

Bằng cách liên tục so sánh bản thân với người khác và cảm thấy như mình không được đánh giá đúng mức, chúng ta đã hạn chế tiềm năng của mình và bỏ lỡ cơ hội phát triển và khám phá bản thân.
"Don’t compare yourself with anyone in this world … If you do so, you are insulting yourself". - Bill Gates
Đừng so sánh bản thân với người khác - Bill Gates
Đừng so sánh bản thân với người khác - Bill Gates
Đối với nhiều người, họ luôn ganh tỵ vì sự giàu có của người khác, có lẽ họ không biết mục đích sống của họ là gì, vì vậy họ nhìn người khác thực hiện điều đó và nghĩ rằng: "Mình nên làm giống họ".
Điều này, có thể bắt nguồn từ cách họ được nuôi dưỡng. Việc chú trọng sự thành công khá lớn trong gia đình, xã hội cũng là một yếu tố quan trọng bởi người thân mong đợi họ thực hiện những điều mà người đi trước chưa làm được. Quá nhiều đứa trẻ đang lớn dần trong tư tưởng đó, và một trong chúng ta cũng đã và đang sống trong một thế giới "được vẽ lên từ những kẻ khác".

4. Tác động đến quá trình ra quyết định

Chúng ta khi còn bé đều có ấp ủ, sở thích, ước mơ riêng của bản thân nhưng khi lớn lên lại phải chạy theo kỳ vọng của gia đình, xã hội mà phải gạt bỏ đi những kỳ vọng riêng của bản thân. Mọi người yêu thích sự ổn định, làm việc gì cũng được miễn là 1 tháng cầm bấy nhiêu lương để chi trả các hóa đơn sinh hoạt, rồi sau đó lại theo vòng lặp đi làm, nhân lương và chi trả.
Dẫn chứng từ cuốn sách:" RICH DAD POOR DAD " - Robert Kiyosaki
Con đừng mù quáng chạy theo "Tư duy cố định" của xã hội
Người cha giàu - nếu ta cho con một việc làm cố định như: " Giám đốc" thì con nhất định sẽ dựa vào đó mà chậm lại cả đời, cơ hội phát triển bản thân trở nên thu hẹp. Hoặc một điển hình khác như:
Lionel Andrés Messi - một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới với nhiều danh hiệu cao quý. Những ngày đầu gia nhập La Masia, Messi thường bị bạn bè trêu là “thiểu năng” trong phòng thay đồ, bởi quá nhút nhát và e thẹn trong giao tiếp. Trung vệ Gerard Pique từng thi đấu cùng Messi cũng từng nhận xét về anh:
"Chúng tôi đã từng nghĩ cậu ấy bị câm. Cậu ấy thường ngồi trên ghế và chẳng nói câu gì trong cả tháng đầu tiên. Khi được tới Thụy Sỹ để tham gia một vài trận đấu, đó là lần đầu chúng tôi thấy cậu ấy bắt đầu cười nói vui vẻ"
Mặc dù, phải đối mặt với những lời dèm pha, nhận xét từ người khác mà không vì thế cậu ấy chọn sống theo cách mà người khác nhận xét về cậu ấy. Messi đã lựa chọn đam mê bóng đá của mình mặc dù phải đối mặt với những cơn đau về bệnh được chuẩn đoán lúc 11 tuổi - bác sĩ Diego Schwartzstein chẩn đoán anh bị thiếu hụt hormone tăng trưởng hiếm gặp. Tóm lại, điều quan trọng là các cá nhân phải xem xét các giá trị và mục tiêu của chính bản thân khi quyết định có tuân theo những kỳ vọng của xã hội hay không.

III. Nắm bắt "thời gian của riêng bạn"

1. Nhận biết và chấp nhận nhịp điệu "độc đáo" của bạn

Điều cần thiết là phải nhận ra và chấp nhận nhịp điệu độc đáo của bạn, có nghĩa là buông bỏ những kỳ vọng bên ngoài và tập trung vào những gì thực sự quan trọng với bạn. Học cách nói không với những thứ không phù hợp với mục tiêu và ưu tiên của bạn. Một số mẹo để luôn đúng với tốc độ của riêng bạn bao gồm:
Đặt mục tiêu thực tế cuộc sống: Về bản chất, đề ra mục tiêu cụ thể sẽ thúc đẩy bạn nỗ lực hết mình, đưa ra quyết định điều gì sẽ " truyền cảm hứng cho bạn", bạn kiểm soát tốt hơn tương lai của mình.
Lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh: Học tập là thứ luôn làm bạn thích thú, học tập từ đồng nghiệp, bạn bè có thể giúp bạn cảm thấy như đang bước vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ, đầy phức tạp nhưng đẹp đẽ.
Vẻ đẹp không qua vẻ bề ngoài: Một tâm hồn đã trải qua thử thách, khó khăn và đau khổ, đó chính là vẻ đẹp thực sự - vẻ đẹp được nuôi dưỡng từ sai sót của quá khứ hay trải nghiệm của tương lai, cũng như suy nghĩ và mục đích sống của họ là gì.
Học hỏi và mở mang đầu óc: Đối với tôi, học tập cũng là một thứ mang lại những năng lượng tích cực. Tôi học qua những cuốn sách, học qua từng trải nghiệm "video" của người khác,...thích mở mang đầu óc của mình với những dữ kiện, kinh nghiệm từ những người đi trước. Bạn đừng quá lo lắng nếu bạn nhận thấy tính cách bản thân quá khác biệt và bạn đang đi ngược lại số đông, khi bạn gặp một người có sở thích học hỏi và mở rộng tâm trí giống như mình, mối quan hệ giữa hai bạn sẽ gắn kết hơn những gì bạn từng nghĩ đến.
Tự chăm sóc bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác: Chúng ta luôn thiếu thời gian cho mọi việc, luôn cố gắng hết sức, cho đi thật nhiều mà không biết bản thân mình đang mệt mỏi, kiệt sức, căng thẳng và quá tải. Bạn nên chậm lại, lắng nghe cơ thể bạn cần gì, có thể cùng chia sẻ, nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè,...

2. Vượt qua áp lực và kỳ vọng của xã hội

Đơn giản hóa sự lựa chọn của bạn: Đừng quá chăm chỉ làm nhiều mục tiêu cùng một lúc, đơn giản hóa chúng, lọc những mục tiêu mang về giá trị cho bạn nhiều nhất: công việc yêu thích,....Bằng cách đó, bạn có thể nuôi dưỡng cảm giác bình an nội tâm và đạt được tiềm năng đầy đủ của mình. Như cựu tổng thống Barack Obama:
"Thành công chỉ đến khi các bạn yêu công việc. Tôi không hề nghĩ mình sẽ trở thành tổng thống, khi còn trẻ tôi chỉ muốn giúp đỡ người nghèo."
Thành công chỉ đến khi các bạn yêu công việc - Barack Obama
Thành công chỉ đến khi các bạn yêu công việc - Barack Obama
Cựu tổng thống Barack Obama, ông làm công việc yêu thích của mình như giúp đỡ người dân, không quá đặt nặng phải trở thành ai quá lớn lao. Đừng đặt nặng quá bạn sẽ phải đạt được mục tiêu, bạn chọn công việc yêu thích, làm với cả tâm huyết, trải nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau, chỉ cần bạn " hạnh phúc" thì bạn đã thật sự là thành công với cuộc sống của bạn.

3. Tác động tích cực đến sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp

Thời gian là một cấu trúc văn hóa, và các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội tạo ra ảo tưởng về thời gian. Khi nhận ra rằng nhịp sống của chúng ta không cố định mà là kết quả của điều kiện văn hóa, chúng ta có thể bắt đầu thách thức những giả định này và đưa ra lựa chọn phù hợp với các giá trị và ưu tiên của mình. Bằng cách đó, chúng ta có thể nuôi dưỡng một cuộc sống có ý nghĩa và viên mãn hơn.
Nhiều cá nhân thành công đã đạt được mục tiêu của họ bằng cách làm theo tốc độ của riêng họ, thay vì tuân theo kỳ vọng của xã hội. Ví dụ, Albert Einstein không biết nói cho đến khi ông bốn tuổi và được coi là một người học chậm, nhưng ông đã trở thành một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại.
Mỗi con người đều là một thiên tài - Albert Einstein
Mỗi con người đều là một thiên tài - Albert Einstein
Oprah Winfrey đã bị sa thải khỏi công việc đầu tiên của mình với tư cách là một phóng viên truyền hình, nhưng bà đã kiên trì và tiếp tục trở thành một trong những nhân vật truyền thông thành công nhất trên thế giới.
Học tập theo lỗi lầm ở quá khứ - Oprah Winfrey
Học tập theo lỗi lầm ở quá khứ - Oprah Winfrey
Những cá nhân ấy, chính họ đã có thể vượt qua những trở ngại và đạt được thành công bằng cách sống thật với chính mình và nắm bắt tốc độ của riêng họ. Vậy, dù xã hội có chạy hối hả nhanh như thế nào, tôi khuyên bạn chậm lại một phút, nghĩ xem thật sự là mình thích gì và yêu công việc gì, bạn là phiên bản duy nhất của chính bạn ở thế giới này, đừng cầm bản đồ của người khác mà tìm đường cho chính cuộc sống của bạn.
Đây là nhận định của bản thân, đồng thời có tham khảo ở các trang báo uy tín: Báo tuổi trẻ, Báo dân trí, Cafef, Báo thanh niên....
Mong nhận được sự đóng góp của mọi người để mình cải thiện hơn ở bài viết tiếp theo.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
Thanh Thanh