Học Luật để làm gì hay cụ thể hơn: Học xong Cử nhân Luật có thể làm việc gì?
Bài viết gửi cho các bạn trẻ muốn biết cơ hội đối với ngành học này là gì. Mình sẽ bỏ qua những nỗi khổ mà hầu hết bất kì sinh viên Luật nào cũng phải trải qua như: Ship pháp lý, Thực tập vì kinh nghiệm - Không lương, Không trợ cấp...
Thông qua bài viết, hy vọng các em chuẩn bị vào ngành sẽ có sự chuẩn bị cho tương lai của mình. Còn những em đang kết thúc những ngày ấp áp của thời sinh viên sẽ sẵn sàng cho đoạn đường sắp tới hoặc chuẩn bị cho một sự bùng nổ.

Không chỉ ngành Luật mà ở bất kì ngành nào, bạn cũng có sự lựa chọn.Tôi bảo vậy
Hai lựa chọn trong ngành Luật cơ bản chia làm 2 nhóm chính: Đó là nghiệp nghiên cứu học thuật và ứng dụng thực tiễn.
Nghiên cứu học thuật:
Tất nhiên, hầu hết mọi người đều nghĩ Luật là đối mặt với những chồng sách dày cộp, là những ngày lang thang ở thư viện hay những đêm làm nghiên cứu đến thâm cả 2 mắt. Các bạn theo sự nghiệp nhiên cứu này sau này có thể phát triển lên học Cao học để đạt các chức danh Thạc sĩ, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học. Theo như đánh giá chung của mình, mọi người thường có xu hướng học chéo: Kiểu như học cử nhân ở ĐH Luật HN xong sẽ qua Khoa Luật học lên Cao học, cũng là trải nghiệm mới để thử thách bản thân.Để chuẩn bị cho Lựa chọn này, áp lực rất lớn với các bạn vào những năm đầu - năm bản lề. Và rồi từ đây cũng chia làm các nhóm phương pháp nhiên cứu sâu hơn:
Học thuật chuyên sâu - Nghiên cứu độc lập:
Các bạn cần tạo ấn tượng tốt với thầy cô, chăm chỉ viết báo cáo nhiên cứu khoa học. Và đặc biệt, không được bỏ sót bất kì hội thảo nào. Bởi lẽ, những hội thảo đều có tính chuyên sâu và đặc sệt hàm lượng Luật học trong đó.
Học có bè, nghỉ hè có bạn:
Hãy tham gia vào các Câu lạc bộ - đặc biệt là những câu lạc bộ học thuật để trao dồi kinh nghiệm. Chịu khó tham gia các cuộc thi trong giới Sinh viên Luật để nâng cao khả năng tìm hiểu đề tài, phát triển kỹ năng,...
Vừa học vừa làm:
Với những người kiểu như mình, không thể vùi đầu vào sách vở hay ngấu nghiến từng tờ Tạp chí Luật khoa. Mình chọn cách đi làm sớm: Vừa là để tạo những trải nghiệm mới mẻ cho bản thân, vừa là để có thêm tài chính cho nhu cầu của bản thân.Và tiếp đó, mình học lên Luật sư ở Học viện Tư Pháp theo đúng quy trình. Tất nhiên là vẫn có sự lựa chọn khác cho các bạn
Học Luật sư:
Để nghiêm túc tham gia vào ngành Luật và trở thành một Luật sư, nhất thiết bạn phải học Luật sư để được cộng nhận trình độ. Sau hơn 1 năm đào tạo tại Học viện, bạn sẽ tham gia thử thách tập sự một thời gian, trước khi nhận thẻ hành nghề và dõng dạc thêm chữ LS trước tên Facebook. Review một chút thì học ở HVTP sẽ rất khác học ở môi trường Cử nhân. Bởi học ở đây là các bạn được tiếp xúc với những hồ sơ thật sư, lắng nghe cách các thầy phân tích, mang từng chiết lý vào hơi thở của cuộc sống.
Làm việc tại một Công ty Luật, Văn phòng Luật
Tuy nghiên, khi mà bạn cảm thấy đã tích lũy đủ kiến thức, muốn dốc sức cho nghề nghiệp của mình hơn thì cũng có thể tiếp tục đi làm, chuyển sang một công ty mới ở vị trí full-time hoặc thâm chí là mở Văn phòng riêng. Nhưng rồi chốt lại, sau đó bạn cũng vẫn cần bằng Luật sư. Vì trong ngành, bằng cử nhân thôi là chưa đủ để cộng nhận năng lực.
---------------------------------------------------
Ngoài những con đường trên, có một số thứ mà mình nghĩ bất kể bạn chọn con đường nào thì cũng phải đá qua:
1) Học Ngoại ngữ: Về cơ bản là tiếng anh chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, một số bạn theo hướng nghiên cứu có thể học Tiếng Pháp để tiếp cận với nền pháp lý lâu đời, là nền tảng của nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Hay tiến Nhật bản, nổi tiếng với các quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên.
2) Học Office - tin học văn phòng: Dù làm việc ở môi trường nào thì các bạn cũng phải biết các thao tác cơ bản của Word, Excel và đặc biệt là Power Point cho một bài tập nhóm hoàn hảo.
3) Học thiết kế đồ họa: Tuy nhiều người không đánh giá cao nhưng mình cảm thấy, nếu nắm được một số tư duy cơ bản về thiết kế sẽ làm cho các bài viết của mình cuốn hút hơn người đọc. Từ đó, mang lại sự cởi mở với những khách hàng tương lai :)
Tất nhiên vẫn có những cá nhân xuất sắc, bỏ quả một trong số những giai đoạn trên, hoặc tham gia phát triển bản thân ở những mảng khác. Nhưng đó đều là lựa chọn của môi người, trên đây là những lựa chọn mà tôi có thể làm hoặc không và cách mà tôi đã chọn lựa.
Chúc các bạn thoải mái trên con đường Luật học của mình
Đọc thêm:

Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

tyrom0706
tôi muốn bạn làm 1 bài viết về ngành công tố viên
- Báo cáo

Phan Thành Long
Việt Nam không có công tố viên bạn nhé, chỉ có ngành kiểm sát viên thôi.
Trong đó nhiệm vụ của kiểm sát viên thực hành quyền kiểm tra giám sát trật tự tư pháp do quốc hội trao và chức năng tư pháp : công tố. Trong đó mảng công tố chỉ là khoảng 30% công việc của ông kiểm sát viên, mảng nặng nhất của kiểm sát viên là kiểm tra giám sát trật tự tư pháp.
- Báo cáo

nemesis
Việt Nam từng có Viện Công tố trong giai đoạn 1958 - 1960, từ đó tới nay chuyển mô hình thành Viện Kiểm sát.
- Báo cáo

Phan Thành Long
Ở Pháp có 2 loại thẩm phán, thẩm phán giám sát và thẩm phán xét xử ( sẽ có điều chỉnh theo pháp luật cụ thể, mình đang nói lý thuyết).
Trong đó ông thẩm phán xét xử sẽ chịu trách nhiệm xét xử vụ án, nghĩa là từ khi hồ sơ vụ án đã hoàn thành giai đoạn điều tra tội phạm, được chuyển sang viện công tố và đầy đủ bằng cứ để đệ trình lên tòa xét xử xem xét.
Ông thẩm phán giám sát sẽ chịu trách nhiệm từ khi vụ việc được tiếp nhận bởi một cơ quan tư pháp ( tòa án, công an, kiểm lâm... ) đến khi hồ sơ được hoàn thành đầy đủ và đệ trình lên tòa án để xét xử. Sau khi tòa xét xử xong thì thẩm phán giám sát sẽ chịu trách nhiệm xem xét quá trình thi hành án, xử lý hậu thi hành án.
Các vụ án thì cũng không chỉ riêng hình sự mới có công tố, mà dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế đều có quá trình tranh tụng và buộc trách nhiệm, đều có nguyên đơn và bị đơn, người bị hại, đương sự thứ 3... bla bla...
Ở Việt Nam vai trò của thẩm phán giám sát được trao cho kiểm sát viên. Vì vậy hầu hết các vụ án đều có sự hiện diện của kiểm sát viên. Khác biệt duy nhất là bên cạnh chức năng kiểm sát thì ông kiểm sát viên Việt Nam được mang thêm cái vai của viện công tố - tố giác tội phạm công hay đại diện cho cơ quan nhà nước tham gia tố tụng tội phạm, nghĩa là buộc tội tội phạm đó ạ.
- Báo cáo

tyrom0706
nó chỉ là comment nhưng với tôi là cả 1 bài viết rồi đấy:)))
- Báo cáo

Phan Thành Long
Cái này nó là kiểu 101 của giáo trình sinh viên luật, ai học Luật cũng biết, chả có tính học thuật nào bạn ạ.
- Báo cáo

Phan Thành Long
Như đã nói ở trên, ông kiểm sát viên Việt Nam được trao hai vai trò: 1 là người giám sát hành pháp tư pháp bởi quốc hội; 2: người thay mặt nhà nước tố giác tội pham trước tòa vì vậy ông Kiểm sát viên gánh trên vai cái quyền lực nhà nước rất to và đó là lý do mà nguyên bản của cơ quan này là một nhánh của quyền lực nhà nước, gắn trên mình sao và vạch như quân đội, công an và các lực lượng vũ trang/bán vũ trang khác. Đó cũng là lý do mà thẩm phán thì mặc đồ tây tóc giả còn Kiểm sát viên mang quân phục đeo cầu vai sĩ quan.
- Báo cáo

Kiểm sát viên
Chờ nhé 😎
- Báo cáo

BadmAn
Cảm ơn bạn, về vấn đề học thuật mình sẽ dành thời gian viết về đề tài này. Tuy nhiên, về thực tiễn, do mô hình tố tụng ở Việt Nam theo hệ thống pháp luật XHCN nên chức dành này sẽ không có tên là Công tố viên ở Việt Nam bạn nhé.
Thân.
- Báo cáo