Là một đứa overthinking, cảm xúc tiêu cực là điều mình thường nhận được khi cứ tự hỏi hoài mà không biết phải làm gì mới đúng. Sau một hồi hỏi người này người kia và tự đúc kết từ bản thân, dưới đây là một vài cách mình nhận ra để có thể làm gì đấy khi không biết phải làm gì.

1. Nghĩ về điều mình muốn 

Điều mình muốn làm là gì? Nếu không nghĩ ra được, thì ai là người mình ngưỡng mộ? Vì sao mình ngưỡng mộ họ? Có khía cạnh nào mình muốn trở nên giống họ? Làm điều đấy như thế nào? 
Sau khi có được ít nhất những điều mà mình muốn thử đạt được thì bạn có thể ib chính những người ấy, stalk các trang Facebook, Blog của họ để biết mình có thể học được gì. 
Điều quan trọng ở đây, theo mình, là cho phép bản thân thử. Như một người anh từng khuyên mình thì giống như một nghiên cứu khoa học vậy, nếu thử mà sai thì có nghĩa là mình đã thành công vì biết được cách đấy không work. 
Một lời khuyên nữa mà mình khá thích, vì mình cũng là người có nhiều nỗi sợ trước khi làm bất cứ điều gì mới, đó là điều gì bạn càng sợ thì có nghĩa là nó càng quan trọng với bạn. Và đừng nên bỏ qua những điều quan trọng với mình. 

2. Làm điều mình muốn qua các mục tiêu cụ thể 

Sau khi biết được đâu là những điều bạn nghĩ là muốn thử, hãy lên các mục tiêu cho bản thân để đạt được điều ấy. 
Có một nguyên tắc SMART khi đặt mục tiêu là Specific, Measurable, Achievable, Relevant, và Time-Based > Cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có cột mốc thời gian. 
Cá nhân mình thường không giỏi đặt các mục tiêu nếu nó cần keep track rất chi tiết (theo tuần, theo ngày) vì khả năng cao là mình sẽ không làm theo được. 
Nên mục tiêu của mình, nếu kéo dài lâu, thì thường là những thứ dễ đo lường, không tốn công quá. Ví dụ như tiết kiệm được 1 khoản tiền, đi du lịch 5 địa điểm, học được 3 khóa học…, trong năm 2024. 
Với những thứ khó đo lường hơn, như những giả định mà mình muốn kiểm chứng, thì mình thường đặt mục tiêu theo tháng hoặc tuần.
Ví dụ năm nay mình thử xem có thật mình “muốn sống với nghề viết” hay không, thì mình tham gia khóa học liên quan để khởi động việc viết lại. Hay một điều nữa là “mình muốn làm các hoạt động xã hội” thì mình tham gia các cộng đồng tình nguyện, hỏi những anh chị làm trong NGO để biết cơ hội của mình đến đâu. 
Những hoạt động này mình sẽ đặt mục tiêu trong tháng hoặc tuần này phải làm được. Vì các mục tiêu trong ngắn hạn dễ đo lường hơn, đủ ngắn để mình reflect lại bản thân nhanh chóng hơn, và không quá dài để khiến mình thấy bị ngợp hay nản. 
Một điều lưu ý (mà mình học được từ thầy Hiếu TV) là chỉ nên đặt những mục tiêu có thể kiểm soát được. Ví dụ như thay vì có được 100 follower cho kênh Tiktok thì nên đặt mục tiêu mỗi ngày làm được 1 video. Vì mục tiêu này dễ keep track hơn, mình cũng sẽ có động lực liên tục để reflect bản thân (xem lại video mình làm ngày trước cần cải thiện ở đâu). 

3. Theo dõi cảm xúc của mình để hiểu mình hơn 

Một điều mình tự nhận là cảm xúc của bản thân lên xuống khá thất thường, và những lúc lỡ buồn thì mình hay có xu hướng làm bản thân buồn hơn nữa :))) 1 ngày mà tiêu cực quá là coi như xong, không làm được gì. 
Một lời khuyên mình nhận được cho tình trạng này là hãy kiểm tra cảm xúc của mình theo từng hoạt động trong ngày - màu xanh là tốt, vàng là trung bình, đỏ là tệ,... kiểu kiểu vậy. 
Điều này khiến mình nhận ra được đâu là những việc khiến mình thấy tệ, việc nào khiến mình thấy thích. Từ đó, mình có thể điều chỉnh bằng cách như: 
- Đảm bảo mọi ngày đều có những task làm mình thấy thích 
- Cố gắng khiến những yếu tố khác (như môi trường làm việc, đồng nghiệp) giúp mình thấy tốt hơn
- Hiểu được vì sao những task còn lại khiến mình thấy tệ
Ví dụ như mình thấy rất bí bách khi làm việc trong văn phòng cả ngày, thì mình sẽ cố gắng dành ra đâu đấy 5 phút mỗi buổi để đi xuống dưới sảnh công ty và nhìn trời (tưởng không helpful lắm nhưng thật sự mình thấy khá ổn hơn nhiều). 
Hoặc khi mình nhận ra vấn đề của bản thân là không hình dung được công việc đóng góp đến bức tranh chung như thế nào, thì mình sẽ nhờ những anh chị có kinh nghiệm hơn góp ý trước cho plan của mình,…
Những điều này được đặt trong bối cảnh khi mình đi làm. Nhưng mình nghĩ nó cũng có ích khi bạn đi học hay tham gia bất cứ hoạt động nào. 
—-
Tóm lại thì đây là những điều mình làm khi không biết phải làm gì:
1. Tìm hiểu những giả định “muốn” của bản thân
2. Test những giả định ấy bằng các mục tiêu cụ thể
3. Theo dõi cảm xúc của mình qua hành động hàng ngày 
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Hy vọng nó giúp ích bạn phần nào. 
—-
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net