LÝ DO DẪN ĐẾN VỠ NỢ
Mình đã viết về đội ngũ trong dự án mới và chúng mình đã có những buổi gặp gỡ đầu tiên để cùng nhau nghiên cứu và đưa ra ý tưởng mới.
Đầu tiên, chúng mình tiếp cận kinh doanh bằng bài toán bán đinh của công ty sản xuất.
Có 3 nhóm và công việc của mỗi nhóm là làm sao cho công ty của mình có giá trị cao nhất trong một chu kỳ kinh doanh là 24 tháng.
Nhưng đã có nhóm hết tiền (phá sản) trước 24 tháng và mình nhận ra rằng khoản nợ của công ty cũng là một chỉ số đáng quan tâm cho nhà đầu tư. Khoản nợ của công ty có thể giúp nhà đầu tư nhận ra đó có phải là một cơ hội đầu tư mang rủi ro hay không?
Công ty phá sản hay hết tiền đến nhanh đến mức chính những nhà quản lý còn chưa nhìn nhận ra. Nhà đầu tư sẽ rất bất ngờ vì điều đó vì việc công ty mở rộng kinh doanh thường làm ta nghĩ rằng đó là một tín hiệu tốt.
Nợ có từ đâu?  
Năm 25 tuổi bạn thấy bạn bè mua nhà và ô tô. Đó có thể là số tiền
1. Kiếm được và tiết kiệm
2. Vay ngân hàng
3. Tiết kiệm một phần và vay ngân hàng một phần
Phần lớn chúng ta sẽ cần vay tiền để mua, sẽ phải mất một thời gian khá dài và thậm chí là không biết đến bao giờ chúng ta mới tiết kiệm đủ tiền để mua.
Các doanh nghiệp cũng vậy, khi mở rộng thêm sản xuất sẽ cần xây dựng thêm nhà xưởng hay mở thêm nhà phân phối.
Lúc này họ không thể tích góp lợi nhuận trong nhiều năm rồi mới làm việc đó, nếu vậy cơ hội sẽ qua đi và thậm chí sẽ không còn giữ được tình hình kinh doanh như trước (trường hợp có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh).
Thường lợi nhuận của doanh nghiệp dùng:
1. Trả cổ tức cho cổ đông
2. Tái đầu tư, vận hành kinh doanh hiện tại
Phải tích góp lợi nhuận rất nhiều năm doanh nghiệp mới có thể đầu tư vào những tài sản cố định để mở rộng sản xuất (nếu doanh nghiệp không đi vay).
Gần như hầu hết doanh nghiệp đều có nợ và 100% các doanh nghiệp đều làm như thế.
Phần đông doanh nghiệp sẽ sử dụng vay tiền để mở rộng kinh doanh, đầu tư vào trang thiết bị. Khi đó doanh nghiệp có một khoản nợ là điều chấp nhận được nhưng...
Việc vay tiền đầu tư thêm hay mở rộng kinh doanh ngay cần phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và quan trọng nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian.
Vỡ nợ khi
Khi doanh nghiệp vay quá nhiều và phải để ra một phần lợi nhuận để trả lãi. Doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải trả gốc nhưng luôn phải đảm bảo trả lãi hàng tháng, nếu số tiền vay lớn thì doanh nghiệp sẽ không thể thanh toán nợ và cái kết cho doanh nghiệp là thông báo phá sản.
1. Phá sản khi bị cưỡng chế
Như việc bạn mất việc, kinh doanh thua lỗ không có nguồn thu, nhưng vẫn phải trả lãi cho số tiền đã vay để mua nhà và ô tô. Sau đó phải bán nhà, ô tô để trả hết số nợ đó.
Doanh nghiệp cũng rất dễ rơi vào trường hợp vay quá nhiều và lâm vào cảnh nợ chồng nợ chất. Khi bị chủ nợ đòi nếu không có khả năng trả nợ doanh nghiệp sẽ phải phá sản.
2. Chủ động phá sản
Lợi ích của việc phá sản lớn hơn chi phí của việc trả nợ khi đó doanh nghiệp sẽ thông báo phá sản.
Tại sao cần quan tâm đến số nợ
Doanh nghiệp vay tiền đầu tư mở rộng kinh doanh nhưng nếu nền kinh tế gặp khó khăn (dịch covid) khách hàng mua ít hơn tại các cửa hàng.
Vay số tiền quá lớn và vượt quá khả năng trả nợ, rất có thể các doanh nghiệp sẽ phải thoát nợ như các hộ gia đình là bán tài sản để thanh toán nợ hoặc vay tiền chủ nợ khác hay họ bán một phần doanh nghiệp để thanh toán nợ.
Nhưng đời đâu như mơ, lúc khó lại càng khó vì:
1. Lúc này sẽ không có ngân hàng nào cho bạn vay
2. Doanh nghiệp đang hoạt động và bạn không thể bán tài sản
3. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì sẽ không ai mua doanh nghiệp của bạn
Và để thoát nợ doanh nghiệp buộc phải thông báo phá sản. Lúc này nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là mất hết với lựa chọn của mình nếu không nhìn ra nguy hiểm của số nợ mang lại.
Nợ chấp nhận được
Hiệu quả của việc vay cao hơn chi phí và tình trạng tín dụng của doanh nghiệp đủ để trả nợ.
1. Tài sản của doanh nghiệp đủ để trả nợ
2. Tín dụng cao để đáo hạn
Việc của nhà đầu tư là chọn ra những cơ hội đầu tư tốt mà khi đó doanh nghiệp có một số nợ chấp nhận được ( rủi ro với cơ hội đầu tư không lớn).
Nếu Lợi nhuận/vốn lưu động < Lãi ngân hàng => Nên trả bớt gốc
Nếu vốn lưu động < nợ => Nên trả bớt gốc
Nếu Lợi nhuận/ vốn lưu động > Lãi ngân hàng => Chỉ trả lãi
Nếu vốn lưu động > nợ => Chỉ trả lãi