I. Lời nói đầu:
- Từ thuở xa xưa khi nền văn minh nhân loại vừa chớm phát triển nhân loại đã tìm hiểu bí ẩn về vũ trụ này, lúc đó nên văn minh nhân loại đã chia các vật chất có trên trái đất này thành các nguyên tố: đất, lửa, nước, khí. Còn nền văn minh phương đông thì chia các nguyên tố thành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tuy nhiên khi nên công nghệ khoa học phát triển những gì ta có rất đơn giản tất cả chỉ là các nguyên tử có hạt nhân bên trong. Trong thiên văn thời kỳ trung cổ cũng đã từng chia bao trời của chúng ta thành nhiều thành phần với trái đất làm trung tâm mọi thứ, tuy nhiên với cách làm đó luôn có những hành tinh có hành vi kì lạ, nó di chuyển một cách khó hiểu. Sau này khi thiên văn học phát triển thì tất cả mọi thứ lại một lần nữa trở nên rất đơn giản khi để mặt trời vào trung tâm và tất cả quay xung quanh
nó. Với nền tảng khoa học phát triển ngày nay chúng ta có thể thấy rằng lực hấp dẫn và 3 lực khác đang không thể thống nhất lại với nhau, liệu rằng có vấn đề gì sai sót ở đây chăng? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần phải điều tra kĩ lưỡng mọi thứ và Để tìm về với sự khôi nguyên thuần túy nhất của lực hấp dẫn tôi đề nghị quý khách trước khi đi lên chuyến hành trình này hãy cởi bỏ tất cả hành trang mà bản thân mình đã mang theo. Cởi bỏ những nhận thức về lực hấp dẫn,cởi bỏ những hiểu biết về hố đen, cũng cởi bỏ những big bang và những thứ quá đồ sộ trước khi chúng ta khởi hành
- Mặc dù tôi chỉ là 1 tài xế xe ôm như bao con người khác trên mảnh đất hình chữ s này, tôi chỉ là một con người tầm thường và bất tài. Nhưng hôm nay tôi cũng xin mạo muội được tiếp lửa cùng 2 bậc tiền bối tiếp tục xây dựng câu chuyện về lực hấp dẫn thứ mà đã hấp
dẫn tôi từ thuở bé thơ, khiến cho tôi có thể quên ăn quên ngủ khi đọc về nó.
- Lời đầu tiên cho phép tôi được nói rằng
2 bậc thầy thiên tài về vật lý đã có một số vấn đề nhỏ khi mô tả về
lực hấp dẫn và chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem những vấn đề đó là gì nhé.
II. Phương pháp kết nối của năng lượng và các chứng cứ về những vấn đề còn tồn tại:
- Trong lý thuyết của Einstein các bạn được dạy rằng mặt trời có một lực hấp dẫn cực kỳ lớn tới nỗi có thể uống cong không thời gian khiến cho các hành tinh quay quanh mặt trời. Nhưng trong bài viết này tôi muốn cho các bạn xem từ một góc nhìn hoàn toàn khác về lực hấp dẫn
- Trong bài viết này thông qua một góc nhìn hoàn toàn khác về một số nghịch lý trong thuyết tương đối rộng và hẹp gặp phải từ đó chúng ta sẽ từ mở khóa những góc nhìn hoàn toàn mới về năng lực
của lực hấp dẫn nhé
1. Thuyết tương đối hẹp:
- Thuyết tương đối hẹp mô tả rằng các vật chất có vận tốc giống nhau
sẽ có 1 khung thời gian giống nhau và hoàn toàn độc lập về không - thời gian.
- Ví dụ: 1 con ruồi có thể bay tự do trong chiếc xe hơi mà không gặp
khó khăn gì mặc dù chiếc xe đang chạy với tốc độ cao. Vấn đề khi nghe sơ qua thì mọi thứ đều rất ổn cho đến khi tôi phát hiện ra hiện tượng này có 1 đại lượng không đồng nhất đó chính là áp suất.
- Qua thí nghiệm này chúng ta thấy rằng hiện tượng được nhắc tới trong thuyết tương đối hẹp của Einstein chỉ hoạt động trong môi trường áp suất kín, mỗi khi áp suất bị thay đổi thì đại lượng không - thời gian của Einstein lại thay đổi theo môi trường chung của một không gian đồng nhất hơn, điều gì đang diễn ra?
2. Nghịch lý tàu messenger:
- Tàu messenger được phóng vào tháng 8 năm 2004 để thăm dò sao thủy nhưng đến tận năm 2011 tàu messenger mới chính thức đi vào quỹ đạo của sao thủy.
- Theo lý thuyết của Einstein thì các vật chất càng ở gần mặt trời thì càng bị hút vào trung tâm của mặt trời nhanh hơn theo đường xoắn ốc, tuy nhiên khi nhân loại cố gắng đưa messenger vào quỹ đạo của sao thủy lại gặp phải sự cản trở rất lớn và mất 6 năm bay nhiều vòng quanh sao kim, trái đất và sao thủy tàu messenger mới tới đích
- Ở mặt khác các tàu vũ trụ của chúng ta khi khám phá sao hỏa chỉ mất sáu tháng cho hành trình đến đó. Nếu xét về quãng đường từ trái đất đến sao hỏa và từ trái đất tới sao thủy có quãng đường gần bằng nhau. Nhưng tại sao chúng ta lại cần số thời gian gấp 10 lần để tiếp cận được sao thủy
- Điều đó cho ta thấy được rằng có một nghịch lý ở đây. Nếu không
thời gian của Einstein bị uốn cong như mô tả thì quãng đường từ chúng ta tới sao thủy là một quãng đường có gia tốc đồng phương với lực hấp dẫn của mặt trời (vật thể có lực hấp dẫn mạnh nhất trong hệ mặt trời) và ngược lại quãng đường tới sao hỏa là một quãng đường
có gia tốc nghịch phương với lực hấp dẫn của mặt trời. Như vậy quãng đường từ trái đất tới sao thủy phải dễ dàng hơn so với việc đi sao hỏa. Và lý do tại sao tồn tại nghịch lý này?
3. Về vấn đề kiểm tra lý thuyết tương đối rộng và những thiếu sót:
- Vào năm 1919 một đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi Arthur Eddington đã xác nhận tiên đoán của thuyết tương đối tổng quát về sự lệch ánh sáng khi nó đi gần Mặt trời bằng cách theo
dõi nhật thực vào tháng 5 năm ấy. Kết quả khiến cho Einstein trở nên nổi tiếng và thuyết tương đối rộng của ông vẫn được xem là lý thuyết chuẩn miêu tả về vũ trụ cho tới ngày nay. Tuy nhiên, theo nhiều
tìm hiểu của tôi thì lần kiểm chứng này rất có thể họ đã mắc phải một số vấn đề
- Đoàn thám hiểm đã thực hiện khảo sát thực tế dựa trên tiên đoán của
thuyết tương đối rộng. Rằng không thời gian bị uốn cong bởi trọng lực của mặt trời, điều đó dẫn tới việc ánh sáng của các ngôi sao phía sau mặt trời sẽ bị uốn cong theo
Lý thuyết được kiểm chứng năm 1919 các ngôi sao đằng sau mặt trời bị bóp méo dịch chuyển xa hơn hơn so với thực tế vị trí của các ngôi sao
- Nhưng theo kiến thức hiện nay của nhân loại, chúng ta biết được rằng bản thân mặt trời luôn phóng ra hàng tỷ tấn vật chất mỗi phút. Như vậy có một thực tế là vùng xung quanh mặt trời không hề trống rỗng, mà vùng này được bao phủ bởi một áp suất thoát ly cực lớn
(tương tự như hơi nước bốc hơi thoát ra khỏi bề mặt). Chúng ta dễ dàng quan sát thấy hiện tượng áp suất thoát ly bẻ cong ánh sáng trên sa mạc khiến cho mọi hình ảnh sau lưng lớp không khí này bị méo mó. Từ những điều tôi vừa nói trên cho chúng ta một cái nhìn khác là ánh sáng các ngôi sao đằng sau mặt trời bị uốn cong rất có thể liên quan tới một lượng khí khổng lồ nóng tới hàng triệu độ đang làm méo
mó và sai lệch.
Hơi nóng bốc lên cao thường tạo ra một lớp khí khiến cho hình ảnh bị sai lệch méo mó
- Như chúng ta biết
với m là khối lượng và v là vận tốc của không
khí. Với khu vực không khí xung quanh mặt trời đạt tới nhiệt độ trên 2 triệu độ
vì vậy mà vận tốc thoát ly của không khí (khí quyển mặt trời) là rất lớn nó sẽ
gây méo mó ánh sáng khi đi qua vùng này, rất có thể nó sẽ uốn cong luôn ánh
sang khi đi quá gần nó như hiện tượng ánh sang bị nhập nhèo khi đi qua nó
4. Địa hình:
- Ta giả thuyết rằng định luật về không – thời gian của ngài Einstein là hợp lý, thì không – thời gian sẽ như một tấm màn bị uốn cong và trái đất của chúng ta đang tự xoay tròn trong quá trình rơi vào mặt trời. Vậy tấm màn không thời gian (ta đặt là màn N) sẽ tác động một lực ma sát F theo hướng ngược lại lên trái đất theo định luật bảo toàn năng lượng như cách mà các vật thể tròn lăn xuống dốc, như hình
Như vậy kết quả lăn tròn từ tây sang đông trên một mặt phẳng N sẽ gây ra một hiệu ứng áp lực lên bề mặt trái đất một lực từ đông sang tây ( Vì trái đất xoay theo chiều từ tây sang đông)
Nhưng chúng ta hãy nhìn tổng quan mô hình địa cầu nhé:
Trái đất thật sự của chúng ta đang chịu một lực
ảnh hưởng từ tây sang đông với mô hình chủ yếu là các dải núi non sẽ nằm về hướng tây của các mảng kiến tạo lục địa. Như vậy chúng ta đang nhìn thấy một mô hình đã có sự mâu thuẫn so với những gì mà giả thuyết không – thời gian của ngài Einstein đã viết trước đây
Mô hình hiện tại cho chúng ta thấy được có hơn 70% núi và cao nguyên đang nằm ở hướng tây so với mảng kiến tạo lục địa. Tất cả núi
từ những dải đất nhỏ như thành phố biển vũng tàu, đến mô hình cấp quốc gia và lớn nhất là các mảng kiến tạo lục địa đều có mô hình hoạt động tương tự như nhau. Núi cao và sát bờ biển sẽ nằm ở hướng tây và đông bằng thì nằm về hướng đông, tại sao?
5. Các vấn đề về các ngôi sao chổi và các hành tinh đang vận hành:
- Các ngôi sao chổi như halley khi đi qua qũy đạo của địa cầu sẽ có vấn đề như sau, khi các sao chổi vượt qua điểm L1 để tiến tới quỹ đạo L2, thì xuất hiện sự tăng tốc bất thường như hình vẽ bên dưới
- Theo các nhà vật lý học khác đó là do sao chổi mất đi 1 phần khối lượng tan ra thành tinh thể bang bắn đi, và dẫn tới lực quán tính gia tăng. Tuy nhiên tôi lại rất nghi ngờ về cách giải thích này đang có vấn
đề. Vì ngôi sao chổi khi mất đi 1 đại lượng M nhất định thì bản thân nó sẽ phải giảm đi quán tính vốn có, vì quán tính có liên quan tới khối lượng nên động năng quán tính không thể truyền lại cho vật chất còn lại nên sẽ giảm chứ không phải tăng vận tốc. Muốn kiểm chứng vấn đề này thì chúng ta có thể thử với một thí nghiệm về lực đối với một quả cầu chứa cát đang lăng xuống dốc, ở thí nghiệm lần đầu sẽ cho quả cầu lăng bình thường, lần thí nghiệm hai thì cho quả cầu mất dần cát bên trong để đo xem liệu quả cầu này có đồng thời mất đi quán tính vốn có của nó hay không
- Mở rộng ra khi chúng ta quan sát hành tinh của chúng ta đang di chuyển mặc dù nó không mất đi một phần khối lượng quá lớn như sao chổi nhưng khi từ vị trí L1 di chuyển về L2 cũng đồng thời xảy ra hiện tượng tương tự như vậy. Khi phân chia các chu kì đó theo tháng chúng ta sẽ thấy từ vị trí L4 hành tinh của chúng ta dịch chuyển về vị trí L1 tương ứng với các tháng 10, 11, 12. Tổng các tháng này có số ngày là 92. Tuy nhiên khi từ vị trí L1 di chuyển về vị trí L2 tương ứng với các tháng 1, 2, 3 trong năm lại có số ngày là 90,25 ngày. Hành tinh của chúng ta đã di chuyển nhanh hơn 1,75 ngày so với khi được mặt trời hút. Đây là một trong những vấn đề nan giải vì theo lý thuyết về quán tính thông thường thì khi hành tinh chúng ta sử dụng lực quán tính để
thoát khỏi lực hút của mặt trời lẽ ra phải mất đi động năng mà nó vốn có, nhưng đằng này hành tinh của chúng ta lại đang tăng tốc. Cụ thể nhất là vào thời điểm tháng 2 hằng năm chúng ta chỉ có 28,25 ngày so với bình thường.
6. Các vấn đề về đồng hồ nguyên tử và thuyết tương đối tổng quát:
- Lý thuyết tương đối tổng quát của Eintesin nói rằng khi vật chất đạt vận tốc càng cao thì không thời gian xung quanh vật chất đó sẽ trôi càng chậm lại. Ví dụ điển hình nhất của lý thuyết này chính là câu chuyện hai anh em sinh đôi: Khi một trong hai người này trở thành phi hành gia tham gia vào một chuyến du hành vũ trụ với một chiếc tàu vũ trụ có vận tốc đạt gần bằng vận tốc ánh sáng. Sau một khoảng thời gian khi người anh trở về trái đất người anh em đã tham gia du hành vũ trụ chỉ mới trải qua khoảng thời gian một năm nhưng thời gian ở trái đất đã trải qua 60 năm và người anh em ở lại trên trái đất năm nay đã 80 tuổi.
- Cho đến nay ta được biết rằng đồng hồ nguyên tử có thước đo chính xác khi dùng nguyên tố Cs làm vật liệu đo. (Mỗi giây Cs tạo ra chu kỳ bức xạ là: 9,192,631,770). Như vậy khi người anh em cầm một chiếc đồng hồ lượng tử cùng du hành trên phi thuyền đó thì mỗi giây chiếc
đồng hồ này trôi qua sẽ bằng với vận tốc 60 giây một chiếc đồng hồ còn lại đang đặt tại trái đất. Từ đó ta suy ra rằng chiếc đồng hồ lượng tử của phi hành gia sẽ đồng thời phải trôi qua chậm hơn so với chiếc đồng hồ tương tự đang đặt tại trái đất. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không đúng khi ta so sánh giữa chiếc đồng hồ lượng tử trên các vệ tinh quay xung quanh trái đất của chúng ta (cụ thể các đồng hồ lượng tử này luôn trôi nhanh hơn 38 micro giây mỗi ngày so với các đồng hồ lượng tử được đặt tại mặt đất). Nghĩa là hệ quả này ngược lại hoàn toàn so với lý thuyết không thời gian bị uốn cong của Einstein
https://spaceplace.nasa.gov/time-travel/en/#:~:text=Here's%20how%3A%20Einstein's%20theory%20also,than%20clocks%20on%20the%20ground.
III. Những gì chưa biết:
- Nếu bạn tin tưởng tôi và những gì tôi đang viết về những bí ẩn của vũ trụ này, thì xin mời bạn hãy bước lên chuyến xe ôm này của tôi. Trên chuyến hành trình này tôi sẽ dẫn bạn đi một vòng quay vũ trụ đầy huyền bí này. Từ những con quái vật kinh khủng nhất vũ trụ - Hố Đen, đến những nơi xa xăm nóng bỏng nhất nơi lõi của các ngôi sao đang hoạt động và tạo ra hàng tỷ tỷ tia sáng chiếu rọi khắp nơi. Và sau cùng chúng ta sẽ có chuyến du hành tới những không gian bé nhỏ nhất đã và đang tạo nên chúng ta (nhân loại) nơi sự sống bắt đầu. Đã có một quy luật tự nhiên nào đó đã chi phối tất cả vạn vật để sự sống được bắt đầu, có thể nói đó là sức mạnh của tạo hóa, sức mạnh của chúa trời. Mời các bạn đón đọc:
- Phần 1: Lực hấp dẫn và cách hoạt động của nó
Lực hấp dẫn thực sự là bí ẩn kỳ lạ nhất mà nhân loại từng biết đến nó được bắt đầu bởi Isaac newton với một cơ duyên kỳ lạ khi ông ấy ngồi đọc sách dưới gốc cây táo. Trong phần này khi tôi nói về lực hấp dẫn một cái nhìn khác hơn về nó, liệu nó có tốt hơn những gì Newton và Einstein đã miêu tả chăng?
- Phần 2: khoảng khắc bắt đầu và năng lượng của người sáng tạo
Các bạn có thực sự tin vào chúa trời không? Đối với bản thân tôi điều này cũng vô cùng khó giải thích, nhưng dường như ở ngoài đó một nơi xa xôi nào đó chúa trời thực sự đã tồn tại chăng? Có một cơ duyên kỳ
lạ dẫn tới việc tôi tự tìm hiểu về vũ trụ và mọi thứ theo một cách hoàn toàn khác biệt (đẻ ngược). Có phải chúa muốn thông qua tôi muốn nói với các bạn điều gì chăng? Mời bạn theo dõi phần này để cùng nhau tìm hiểu vũ trụ thực sự và năng lực sáng tạo mọi thứ của chúa trời. Và tôi tạm gọi nó là năng lượng của NGƯỜI SÁNG TẠO
- Phần 3: Ba nguyên tắc của một vũ trụ liên hoàn:
Phần này sẽ tôi sẽ giúp bạn hiểu và tái thống nhất bộ tứ lực của vũ trụ (lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu), cũng từ đó tìm ra cách thống nhất 3 nghành vật lý khá hiện nay là: vật
lý cơ học, vật lý lượng tử và vật lý thiên văn trở thành một hệ thống vật lý thống nhất. Từ đó chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi liệu Đa vũ trụ có thực sự tồn tại hay không?
Ký tên
Anh Xe Ôm
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất