LAW OF ATTRACTION là ảo tưởng ?
Law of attraction, một số phản biện và góc nhìn mới
"Law of attraction" hay còn được gọi là "định luật hấp dẫn' xuất hiện và nổi tiếng ở trong bộ ba "Secret".
Định luật này cho rằng chỉ cần ta suy nghĩ về một điều mình muốn, vũ trụ sẽ tự động có cơ chế để mang chúng đến với ta. Mà trong nguyên văn của cuốn sách, sức mạnh này được so sánh như bạn có "magnetic" (từ tính). Và đồng thời, khi bạn nghĩ về những điều không muốn, vũ trụ cũng sẽ tự khắc mang đó cho bạn. Vì vậy tác giả đã chia suy nghĩ con người thành 2 loại. Một là suy nghĩ tích cực, hai là suy nghĩ tiêu cực. Chúng được phân biệt bằng cách điều bạn nghĩ là thứ bạn muốn hay không muốn.
Trong quyển sách này sẽ là một loạt sự "lặp lại" của một nhận định thiếu khoa học thậm chí là ngụy khoa học. Đó là kiểu bạn muốn có người yêu, hãy nghĩ về chàng trai cô gái mà bạn muốn, vũ trụ sẽ mang họ đến. Và kèm theo đó là một loạt những dẫn chứng mà tôi không hiểu là dẫn chứng hay không. Thông thường, nó sẽ bắt đầu bằng tôi có quen một người phụ nữ này, cô ấy.... Tất cả chỉ là sự mơ hồ. Nếu không có ý định đọc để viết bài này thì có lẽ tôi đã bỏ ngang cuốn sách trong 100 trang đầu tiên.
Bỏ qua tất thảy vấn đề như cách lập luận, hành văn hay những dẫn chứng khoa học, bộ sách còn có lỗ hổng cực lớn khi đưa ra thuyết "định luật hấp dẫn". Nếu xem thuyết này là một thái độ sống thì tôi nghĩ nó mang lại được nhiều giá trị tích cực thế nhưng tôi không bao giờ muốn các bạn nghĩ rằng chỉ cần nghĩ về một điều thì ta sẽ có được nó. Tôi gọi đây là "tích cực độc hại" và thật bất ngờ khi có rất nhiều người mến mộ định luật này.
Xin kết thúc phần đánh giá sách ngắn gọn ở đây. Tôi muốn bàn sau hơn về việc liệu định luật tưởng chừng "ngụy khoa học" đó có thể diễn ra không?
Thật dễ dàng để nhận ra rằng lý thuyết này chắc chắn không thể diễn ra bởi đơn giản một điều bạn không thể có điều gì nếu chỉ ngồi đó và nghĩ ngợi về nó. Thế nhưng đằng sau thuyết này có liên hệ rất nhiều tới thuyết trong tâm lý học. Đó là sự gần gũi về mặt tinh thần 'Mental proximity".
Thuyết này đề ra rằng những hình ảnh ám ảnh trong đầu bạn sẽ ảnh hưởng tới hầu hết ý thức, cách nhìn thế giới của bạn. Nếu như bạn rất muốn tiền và hình ảnh giàu có cứ bám lấy trong suy nghĩ bạn thì rất có khả năng bạn sẽ nhạy cảm hơn với các cơ hội kinh doanh. Trong mắt bạn thì ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là một dạng đầu tư, bạn thay vì say mê trước vẻ đẹp của công ty thì lại chú tâm vào những báo cáo tài chính.
Khi bạn bị ám ảnh bởi những hình ảnh như thế nào, bạn sẽ thấy nhìn sự vật, sự việc theo xu hướng liên kết chúng lại sao cho liên quan đến hình ảnh trong đầu. Và bạn thấy những thứ tương tự rõ nét hơn.
Điều này dễ dàng nhất khi ta lần đầu mang mắt kính, ta sẽ để ý đến những người đeo mắt kính hơn trong khi trước đây, ta hoàn toàn ngó lơ nó. Vì não bạn là cổ máy thông tin và luôn tìm cách để liên kết hình ảnh cuộc sống với hình ảnh trong đầu. Bạn không thể làm theo lời "Đừng nghĩ về con trâu" vì chắc chắn bạn sẽ nghĩ về chúng. Thế nên những nhà dạy về kĩ năng đều khuyên rằng ta nên nghĩ về điều ta muốn. Bởi vì nó giúp kích hoạt cơ chế mà não ta tạm lờ đi những gì đối nghịch lại nó và làm tô đậm hơn ước muốn. "Khi trượt tuyết, khi nghĩ đến những con đường, ta sẽ thấy đường trượt mênh mông còn khi nghĩ đến chướng ngại vật thì ta chỉ thấy những cái cây trước mắt".
Bạn thấy lý thuyết "Mental proximity" có vẻ dễ chấp nhận hơn. Bởi nó không phủ nhận việc ta cần nỗ lực rất nhiều để đạt được điều mình muốn. Thế nên ta có thể kết luận rằng "law of attraction" sẽ không diễn ra nếu thiếu "law of action". Ta luôn phải bắt tay vào hành động thay vì cứ nghĩ và mong chờ rằng thành quả sẽ đến với mình.
Tôi không phủ nhận việc cuốn sách hướng ta tới sự tích cực thế nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với kiểu tích cực "hời hợt" ấy. Rõ ràng, "Mental proximity" vẫn xoay quanh việc chính bạn giúp bạn, chính não bộ bạn đã chắt lọc thông tin bạn muốn chứ không phải vũ trụ nào đó thúc đẩy bạn tiến lên.
Cảm ơn nhé !
Silent B
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất