TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CÓ GIẢI NOBEL VĂN HỌC?
Tôi viết bài này khi giải Nobel Văn Học 2018 đang bị hoãn do một vụ bê bối tình dục. Một quả phốt to đùng như thế tạo cảm hứng mạnh...
Tôi viết bài này khi giải Nobel Văn Học 2018 đang bị hoãn do một vụ bê bối tình dục. Một quả phốt to đùng như thế tạo cảm hứng mạnh mẽ cho tôi hoàn thiện nốt bài viết dang dở của tôi từ lâu.
Bài viết sẽ nằm trong chuỗi bài hỏi cực ngu của tôi. Và câu trả lời tất nhiên sẽ là quan điểm chủ quan dựa trên tham khảo một số nguồn nhất định. Nên rất cần sự phản biện của mọi người.
Đọc thêm:
1, Tại sao cần phải có giải Nobel Văn Học?
- Vì tiền. Lý do giải Nobel được các nhà khoa học chú ý ngay lúc mới ra mắt là vì giải thưởng kếch xù hấp dẫn của nó. Khác biệt hẳn với các giải thưởng thời bấy giờ: ba cọc ba đồng không đủ sống.
Thử nghĩ mà xem: Trở thành triệu phú đô la trong vòng một đêm là ước mơ của bao nhiêu con người trên quả đất này.
- Vì nó danh tiếng. Không chỉ nhận được một đống tiền, nhà văn còn được xuất hiện trên trang nhất của rất rất nhiều tờ báo khắp thế giới trên một thời gian dài. Là chủ đề bàn tán, tranh luận của rất nhiều diễn đàn, cộng đồng, có nhiều độc giả hơn, nhiều Fan hơn,...
- Chính vì danh tiếng nên nó cực kì ngầu. Và cả một dân tộc sẽ được thơm lây biết đến qua nhà văn và tác phẩm của nhà văn danh tiếng đó.
Nó sẽ ngầu đúng nghĩa bởi có một nhà văn xuất chúng thì tốt hơn là có nhiều những hoa khôi quốc tế, hay là những kỉ lục quái dị nào đó.
Và quan trọng nhất bởi vì: Văn là người!
Đúng vậy, một đất nước có những con người đáng kính thì chưa chắc đã có nền văn học phát triển, nhưng một đất nước có nền văn học phát triển thì chắc chắn tồn tại rất nhiều con người đáng kính.
Và để đánh giá một đất nước có nền văn học phát triển hay không thì phải dựa vào nhiều thứ. Trong đó đặc biệt cần những nhà văn xuất chúng.
Lại nói về nhà văn xuất chúng, một nhà văn xuất chúng chưa chắc đã có giải Nobel, nhưng một nhà văn đạt giải Nobel thì hẳn phải xuất chúng- hoặc phải có một cái gì đó làm người ta nghĩ rằng ông ta xuất chúng. Đúng chứ?
Tôi xin mạn phép trích một comment trào phúng như thế này:
Ở Việt Nam người ta tài nhất là nghĩ mình có tài.”
Câu này có vẻ bỗ bã chụp mũ nhưng nó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rất đắt: Nếu chúng ta thực sự có khiếu Văn chương vậy tại sao lại không có giải thưởng danh giá (nhìn thấy) nào?
2, Tại sao không có giải Nobel?
2.1 Khách quan
Có đọc qua bài này trên Spiderum thì thấy những người chấm Nobel Văn học cực kì áp lực nên họ phải chọn một tiêu chí an toàn hơn hết thảy: Ưu tiên những tác giả, tác phẩm ở điểm “nóng” trên thế giới.
Tham khảo:
Việt Nam chúng ta nhìn chung cũng chưa nóng lắm, chưa đủ nóng. Thật sự. Kinh tế dẫu đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ là một con Rồng con của Châu Á. Chưa làm người ta phải ngạc nhiên mỗi khi nghĩ đến.
Một lý do hiển nhiên nữa là chúng ta thường không ăn may. Trong nhiều lĩnh vực. Nobel thì cũng cần khá nhiều may mắn. Và văn học các nước khác thì cũng mạnh vcl ra nữa.
Dĩ nhiên rồi.
Đừng bảo do chúng ta chiến tranh tàn phá nhé, chiến tranh, nghèo đói, đau khổ và cô đơn mới là nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất cho các nhà văn thể hiện nỗi lòng họ.
2.2 Chủ quan
Những lý do như kiểu: Chúng ta không có nhiều nhân tài, nhiều nhà văn hay quá chung chung nên tôi sẽ không nêu vào. Tôi muốn đi sâu hơn chút nữa của vấn đề.
2.2.1 Nhà văn Việt Nam
* Không dám nói lên sự thật
Nhà văn, nhà báo Lê Thấu từng gật gù bảo:
Ở Việt Nam, muốn trở thành nhà văn giá trị nhất dễ ợt, chỉ cần viết sự thật, sự thật và sự thật, vì nay làm đéo gì có thằng nhà văn nào dám làm thế?”
Đúng vậy, lý do đầu tiên là vì chúng ta không dám nói lên sự thật. Trước khi ta đổ lỗi cho chế độ hay cho giáo dục, thì phải nhìn lại chính những nhà văn đã. Đất nước nào mà chả kiểm duyệt! Chả lẽ Nga thì không kiểm duyệt ở thời Sa hoàng? Tôi tin sự kiểm duyệt cũng rất gắt gao. Thế mà nước họ cũng có tác phẩm vĩ đại như: Chiến tranh và Hòa bình, Tội ác và trừng phạt…
Rồi Trung Quốc lại không kiểm duyệt các tác phẩm của Mạc Ngôn chăng?
Tác phẩm nào của Việt Nam viết hoặc tái hiện chân thực sinh động đến thế về nỗi đau nhân thế, sự mù lòa văn hóa và ấu trĩ về chính trị mà những gia đình và người dân Trung Quốc phải gánh chịu trong cuộc Đại cách mạng văn hóa như “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn? Tác phẩm đã vạch rõ sự thật về tình người bị giày xéo, văn hóa bị giẫm đạp dửng dưng, nhân tính bị phủ lấp (chôn vùi) trong những mục tiêu điên rồ… Tác phẩm nào đi được tới tận cùng tội ác man rợ của con người như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”? Mạc Ngôn đã cho thế giới thấy người Trung Quốc tàn bạo, man rợ, đau thương và nhẫn chịu vượt qua để sinh tồn ra sao, và cũng không ngần ngại cho thế giới thấy bản chất người Trung Quốc, và với bản chất ấy, họ sẽ tác động, xoay chuyển thế giới thế nào.
Vậy tại sao Mạc Ngôn viết được ra tất cả sự thật u tối ấy? Và tại sao Trung Quốc lại “bất cẩn” cho xuất bản những tác phẩm ấy của Mạc Ngôn?
Đọc thêm:
* Không có sự cầu tiến
Tôi nghĩ các nhà Văn Việt Nam thiếu sự máu chó, máu lửa trong tư duy. Họ viết văn để làm một cái khỉ gì đó rất mông lung. Và hễ nói đến danh vọng thì cứ bất cần để trông có vẻ thanh tao kiểu nghệ sĩ.
Viết không mục đích chính là cái đang làm cả một thế hệ nhà Văn Việt rối loạn.
Không ngạc nhiên lắm khi nhà văn xứng đáng với giải Nobel nhất của Việt Nam lại chính là Nam Cao. Qua "Đời Thừa" ông đã nói thẳng ước mơ của mình là chạm tới đỉnh cao của Văn Học:
Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”.
- Nhân vật Hộ -
Và phấn đấu Subdomain của Spiderum cũng vậy. Đừng quên upvote đó.
2.2.2 Môi trường Văn Học của Việt Nam
*Kiểm duyệt ở Việt Nam
Jack Ma từng nói một câu đại loại là : “Tuổi trẻ hãy cứ mắc sai lầm”
Vừa rồi TUỔI TRẺ ở Việt Nam cũng mắc sai lầm và kết quả là ... đắng à mà thôi.
Tham khảo:
Và sau vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” thì chắc chẳng còn ai dám ho he nửa lời nữa.
Các bạn có thể đọc cuốn “Chuyện kể năm 2000” để biết thêm chi tiết nhé =))Đọc hay và hài lắm. Hiếm ông nào đi tù mà hài như Bùi Ngọc Tấn. =)) Mỗi tội bị kiểm duyệt thôi.
Ở Việt Nam làm bất cứ nghề gì cũng có thể đi tù sau một đêm, nhưng nhà văn lại là thuộc loại cực kì nhậy cảm, dễ đi bóc lịch.
Kỹ năng sinh tồn được dạy từ bé của rất nhiều người Việt chính là “Ếch chết tại miệng” hay “Họa từ miệng vào”. Lời nói gió bay mà còn vậy, huống chi ở đây là được ghi lại trong giấy, bằng chứng rõ mồn một nên đi tù là điều quá là dễ hiểu.
Sắp tới sẽ là luật An Ninh Mạng nữa, rất đáng để chờ đợi.
Giờ đến phần nhiều người mong chờ nhất đây:
* Đổ lỗi cho giáo dục
Tôi cũng mong chờ phần này nhất.
Thật vậy, sự thực là những nhà văn hay thì thường... không phải là dân chuyên văn. Những người đạt điểm cao trong Văn Học phổ thông- những sản phẩm hoàn hảo của nền giáo dục Việt hóa ra lại viết văn theo một khuôn mẫu giống y như nhau. Họ tả cậu Vàng y như nhau. Phân tích cảnh Lão Hạc ăn bả chó dãy chết y như nhau. Phân tích Chí Phèo yolo cùng Bá Kiến y như nhau.
Và thực sự họ không hề cập nhật. Không hề nhanh nhậy trong tư duy về cách viết văn. Cách trình bày bài văn hay thậm chí cách vận hành các ngành khác ngoài văn học.
Như thế không thể nào viết văn về hiện thực được! Chỉ viết những cái thiếu sáng tạo thôi.
2.2.3 Hệ sinh thái đọc ở Việt Nam
Đoạn này sẽ cực kỳ cực đoạn và dizz hết tất cả trong tầm mắt của tôi. =))
Ở Việt Nam, Người ta miệt mài viết về người Lính. Năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác. Như thể người lính là đề tài muôn thuở của họ vậy. Nhưng năm nào cũng toàn những câu cũ, những mĩ từ cũ rích. Tôi gọi đó là “thế hệ nhà văn già”.
Cũng ở Việt Nam, dòng “văn học trẻ” xuất hiện như một sự xỉ nhục nền văn học nước nhà. Với các tác phẩm nông toẹt, thể hiện sự tư duy rất hời hợt của giới trẻ. Cái quái gì cũng buồn. Tác phẩm nào cũng buồn mà chả hiểu buồn vì cái quái gì.
Đó là “Huyển Trang Hấp Hối” với các thể loại ngôn tình 3 xu rẻ tiền copy y xì đúc Trung Quốc. Trải nghiệm thật thì thực sự thiếu. Sinh năm 1997 mà cô ta viết văn như thể yêu được 7 7 49 mối tình lâm ly by đát dạy người ta cái này dạy người ta cái nọ. Đàn ông phải thế này Đàn ông là thế nọ. Đàn bà thế này Đàn bà thế kia. Đùa nhau chăng?Đó là Gào với các thể loại triết lý mà ngồi trà đá vỉa hè hay đi chợ cũng có thể nghĩ ra. Tối ngày bàn chuyện đẻ đái chồng con rồi thì trầm cảm sau sinh . Thế mà cũng gọi là nhà văn như ai được.

Nhà văn Nam Cao có sống dậy đọc được văn của họ chắc cũng hộc máu mà chết tức tưởi. Giờ ra một đám đông hỏi ai là nhà văn, thì bất kì ai cũng có thể dơ tay được. Chỉ cần viết dăm ba câu status, viết thật nhiều chữ bi lụy trầm cảm các kiểu con đà điểu rồi đóng lại thành quyển và tìm nhà xuất bản là thành nhà văn.
Một số “nhà văn” trẻ khác khá hơn, có trải nghiệm thật nhưng lại đi viết... Self Help.
Tham khảo:

Nhà Xuất Bản ở Việt Nam thì mới là đỉnh cao thực sự. Nhã Nữ thì suốt ngày thấy Rừng Na Uy =)) . Tiki cũng chả khác, Nhà Giả Kim với cả Đắc Nhân Tâm thì in bạt ngàn chất đống. Toàn bí mật triệu phú tư duy triệu đô các kiểu thì sao mà văn hóa đọc khá hơn được.
Người đọc Việt Nam thì cũng chả kém cạnh. Một bộ phận “tâm thầm bái vật” mua sách đem về để... khoe chứ không hề đọc.
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn...
Tham khảo:
Một số bạn đọc theo phong trào cứ sách hot là đọc. Đi hội sách như đi cái chợ. Riết rồi toàn đọc mấy cuốn giống y như nhau. Chả có gì là mới mẻ và khác bọt cả. Chả có chính kiến gì cả.
2.2.3 Nền tảng triết học
Nền tảng triết học chưa có. Yeah. Chúng ta rất mông lung về nền tảng triết học của dân tộc mình.
Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học. Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình.... chưa được đặt ra và giải quyết. Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo. Và hầu hết là du nhập từ nước ngoài và được cải tạo để thực tế với đất nước ta. Chứ nội tại thì không có.
Và Triết học thì ảnh hưởng trực tiếp tới văn học. Chính vì vậy mà văn học Việt mới yếu thế như vậy.
2.2.4 "Sống chết mặc bay" của các nhà phê bình Văn Học
Lần gần đây nhất bạn đọc một bài viết của một nhà phê bình văn học là khi nào?
Thực sự buộc phải đặt câu hỏi là các nhà phê bình đang ở đâu khi các tác phẩm rác thì tràn lan còn văn học chính thống thì èo uột. Đó là việc của họ mà, chẳng phải sao?
Các nhà phê bình văn học Việt cũng... chẳng hơn là bao vì bản thân họ cũng sợ nói thật vào vấn đề chính như đoạn trên của tôi viết. Phản ứng của họ đơn giản là "kệ *** chúng mày"
Vậy cuối cùng ai phải đứng ra chịu trách nhiệm cho nền văn học nước nhà dậm chân tại chỗ đây. Chả lẽ là người đọc. Hay là người viết? Nhà Xuất Bản? Hay Bộ giáo dục? Hay tôi? Hay Bạn?
3, Kết bài
Văn Học Việt vẫn có những điểm sáng, gần đây nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với giải thưởng LITERATURPREIS 2018.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn cũng không ngần ngại bày tỏ ý kiến:
Gần đây, chị quan tâm điều gì đến văn chương trong nước?
Sự tẻ nhạt gần như không chuyển động. Một vài bạn viết trẻ đáng tôn trọng. Một người bạn viết từng là thần tượng của tôi quay trở lại. Một vài cuộc thi mà đọc truyện ngắn giải nhất tôi tự hỏi họ mua giải giá bao nhiêu.
Và Đừng quên Upvote ủng hộ nhé <3

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Giấy
Bài thú vị cậu à :3
Mình chỉ không thích việc cứ nhắc đến văn học trẻ VN là nhắc đến những Gào với Hấp Hối... Họ không thể đại diện cho văn học trẻ VN được. Vẫn còn một bộ phận to bự khác đứng ngoài cái trào lưu vỗ về sáo rỗng kia, nhưng không được hậu thuẫn truyền thông nên không chiếm được spotlight. Bản thân Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Việt, Nguyên Hương... cũng bước ra từ những cuộc thi như Văn học tuổi 20 (nghĩa là văn học trẻ). Dù rằng các cây viết trẻ chính thống (tạm gọi thế đi) cũng chả xuất sắc gì cho cam, nhưng ít nhất thì họ cũng đã hướng đến những thứ có chiều sâu, có giá trị hơn là cái mớ tình cảm ba xu. Nếu nhìn nhận rộng hơn, thì có thể đánh giá văn học trẻ VN là "yếu kém, chưa đủ lực, chưa tìm ra hướng đi", chứ không hoàn toàn rỗng tuếch.
Một nguyên nhân nữa (mình ko chắc nó có phải là nguyên nhân hay ko, vì chưa tìm hiểu ở các nước khác), đó là ở VN, viết văn chưa bao giờ là một "nghề", vì nó không nuôi sống được bản thân. Nếu không có một chút tên tuổi, bạn viết một cuốn sách mất khoảng 6 tháng đến 1 năm, và nhận được 6, 7 triệu tiền nhuận bút (trong trường hợp nó được xuất bản nhé). Thế nên hầu hết những người viết văn, ban ngày vẫn phải chạy quần quật ngoài đường kiếm cơm, khi nào ngơi tay mới ngồi vào bàn viết. Lại còn phải đấu tranh với suy nghĩ "hay là chuyển sang viết đẻ mướn với thất tình để bán được nhiều sách hơn", đúng cảm giác của ông Hộ :)) Sự đầu tư nghiêm túc không có thì khó mà cho ra một tác phẩm đoạt Nobel được :>
Hoàn toàn đồng ý với phần trách nhiệm của các nhà phê bình. Nghiêm trọng hơn là các NXB lại làm quá tốt việc đội lốt các nhà phê bình, biến phê bình văn học thành một hình thức PR hoàn hảo. Thế nên những người đọc phổ thông với túi tiền hạn hẹp như mình cứ như con nai vàng giữa rừng sách, thật đáng thương

- Báo cáo
Ắc quy Đẫm màu
Bắt lỗi chính tả trước rồi chém sau. "Dang dở" chứ không phải "giang dở", "Nhân Văn Giai Phẩm" chứ không phải "Nhân Văn Giải Phẩm"...
Cậu viết tốt, cơ mà tớ muốn bổ sung thêm một ý nữa về giáo dục: giáo dục của nước mình thực sự không... khai phóng, không khuyến khích sáng tạo, không 'mở' và nó là vấn đề lớn nhất. Cái lối dạy rập khuôn, không thích những ý kiến trái chiều và phản biện, không muốn cho học sinh nói ra ý mình muốn chính là cái giết sự hứng thú của học sinh với việc học nói chung và các môn khoa học xã hội nói riêng (văn, sử, địa, triết học, v.v.). Lên đại học thì bớt hơn vì các thầy đại học ở trình 'cao' hơn và trẻ hơn, nhưng sự chán vẫn còn đó. Kết quả là tạo ra các học sinh, sinh viên thụ động, không có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, sống vô vị, học vớ vẩn và đi làm thì vật vờ.
Phân tích rõ thêm, văn học thì có người cũng nói rồi. Nó là về việc phải rập khuôn theo một dàn ý có sẵn, phân tích một bài thơ tám câu thành một bài luận tám trang giấy, 'nhét chữ vào mồm tác giả'... Tớ sẽ phân tích về sử, địa và triết.
Về sử, tự tìm hiểu lịch sử theo các nguồn 'ngoài lề' sách giáo khoa mới thấy sử Việt Nam có khối cái hay chứ không chỉ có các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là đáng nói. Địa thì tớ chịu vì lâu quá, quên hết xừ ngày xưa địa học cái gì, nhưng tớ thấy là địa gắn vào sử và văn hóa rất thú vị. Khí hậu, thời tiết là một yếu tố lớn hình thành những cái hay ho trong sử, như kiểu ngày xưa tại sao ở châu Á trồng lúa, còn ở châu Âu trồng lúa mạch. Trồng lúa ảnh hưởng gì đến văn hóa châu Á, trồng lúa mạch ảnh hưởng gì đến văn hóa châu Âu...
Về triết, tớ thấy triết có một cái hay khác với sử. Nếu như học sử giống như học về một câu chuyện thú vị có thật, triết học lại nói cho người ta những quy luật chung nhất về cuộc sống, sự vật để người ta bình thường cứ có một chút ngờ ngợ nào đó và đến khi học thì ồ ra rằng nó là như vậy. Môn triết trên trường thực ra không khô khan và khó hiểu như mọi người thường kêu, chỉ là do Bộ Giáo dục bắt buộc sinh viên học triết học Mác - Lênin, và không phải ai cũng có hứng thú với các việc làm gì cũng gắn với cách mạng giai cấp như thế (tớ nói hơi quá; thực ra cách mạng giai cấp chỉ chiếm một phần nhỏ trong chủ nghĩa Mác - Lênin). Triêt học có rất nhiều nhà kinh điển khác như Plato, Socrates, Nietzsche với các tư tưởng thú vị, nhưng sinh viên thì nghĩ rằng triết học nói chung 'chán' như chủ nghĩa Mác - Lênin và họ không muốn đọc.
Dông dài là thế. Đến kết, tiếc rằng tớ chẳng đề ra được giải pháp gì ngoài việc... trông chờ vào Bộ Giáo dục (chả biết trông chờ có nổi không, khi mà ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dính nghi án đạo văn; việc chạy chức, chạy điểm thì đang bị khui ra, mở đầu ở Hà Giang). Đành thế. Cứ tự nhờ cậy vào bản thân trước vậy 😂!
- Báo cáo

An Phạm

Yeah cảm ơn bình luận có tâm này. Mình đã sửa lại các nỗi chính tả kia.
Về Sử thì tớ bổ sung nếu ai đọc được comment này là có thể lên Facebook Dũng Phan Và Phạm Vĩnh Lộc để đọc sử của họ hoặc mua sách của họ, rất hay và hợp cho giới trẻ.
Về Địa tớ không có ý kiến.
Về Triết tớ thích nhất cuốn : Plato và thú mỏ vịt rất dễ đọc vi nó hài và dễ đọc
còn trên spiderum có bài này cũng hài : https://spiderum.com/bai-dang/Triet-hoc-dam-4cq
Thực ra riêng Marx thì rất hay, nhiều cái rất đúng, nhưng Bonus thêm Lê nin thì quá nặng và khô cho sinh viên.
Dẫu sao vẫn cám ơn bạn nhiều .
- Báo cáo

Một ly nâu đá
Góp ý mảng Lịch sử:
- Ai thích nghe audio thì có thể qua Đạt Phi media cũng khá vui và dễ nghe (ông này lồng tiếng cho Việt sử kiêu hùng, thường đọc những bài do Phạm Vĩnh Lộc hoặc chính ổng viết.
- Đọc mấy bài của anh Dũng Phan với anh Phạm Vĩnh Lộc xong có hứng tìm hiểu có hệ thống tí, thì mình gợi ý cho 1 trang rất quen thuộc là https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Vi%E1%BB%87t_Nam nhé :v trình bày rất rõ ràng, kiến thức được hệ thống rất ổn, thông tin tương đối trung lập và xác thực, dẫn chứng từ các nguồn đáng tin cậy và khá đầy đủ.
- Báo cáo

nemesis
1. Ca thán cũng đúng, nhưng ai biết về chính trị - xã hội TQ đều biết rằng họ kiểm soát xã hội chặt gấp 100 lần Việt Nam. Và nhà văn bên đó vẫn viết, mà viết thì vẫn hay, chưa kể tới tầm Mạc Ngôn thì ngay cả mấy tiểu thuyết trinh thám của TQ đọc còn hay hơn phương Tây. Và nhà văn của TQ vẫn giàu có và nổi tiếng như thường.
2- Tác phẩm Việt Nam mà level thế giới, đạt mức phổ quát loài người ư? Ngay lập tức mình nghĩ tới Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Chưa thể có tác phẩm nào về chiến tranh lại tiệm cận mức PTSD đến thế. Cuốn này cũng được giới thiệu rất nhiều ở Nhật Bản (có bản dịch riêng, chau chuốt) và phương Tây, nhưng có lẽ Việt Nam ko phải cái tên khiến người ta phải để ý nên cuốn sách này chưa đạt tới mức tiềm năng của nó.
3- có một câu chuyện cười thế này. Hồi bao cấp, người ta xây nhà. Khi nghiệm thu phát hiện ko có wc, hỏi tại sao. Đốc công trả lời tầng 1 là nhà mẫu giáo, các em toàn thích xả thẳng gốc cây cho cây mau lớn. Tầng 2 toàn công chức, người ta đã xả hết tại cơ quan cho sạch sẽ rồi. Tầng 3 toàn sinh viên, bọn này đói rã họng lấy gì mà xả. Còn tầng 4 là văn nghệ sĩ, họ toàn xả ra rồi nhét vào mồm nhau, nào cần wc. Hơi bậy và quá, nhưng cái tầng 4 cũng mang mác hiện thực.
4- văn sĩ cần độc giả, ko thì anh ta chết đói, và chết đau khổ vì như tiếng kêu giữa hoang địa (mượn chữ trong Công giáo). Độc giả ở VN thì mình xin miễn bàn. Ai đó giới thiệu những cuốn gai góc như Nỗi buồn chiến tranh, Cánh đồng bất tận,... hoặc đơn cử như Những tấm lòng cao cả cho bạn bè (tốt nhất là bạn học, vì bạn bè thường có sở thích giống ta) xem bao nhiêu người đọc tới cùng, bao nhiêu người ko chê ngay câu "đau đầu" hoặc "chả vui gì cả" ngay 20 trang đầu tiên?
Ở phương Tây, đối với những môn nghệ thuật kén người thì người ta có truyền thống bảo trợ (Patronage), nghĩa là tôi giàu, tôi thừa tiền, tôi nghĩ rằng thứ nghệ thuật kén khách của anh đáng phát triển và giữ gìn thì tôi cho anh tiền, gần như miễn phí. Nước ta, 2000 năm đói há mồm, chưa có cái khái niệm này.
- Báo cáo

Một ly nâu đá
Bài hay quá nhưng mình góp ý chút chỗ NXB :v
Nhã Nam thật ra xuất bản rất nhiều đầu sách về Văn học kinh điển + Khoa học tự nhiên. Đặc biệt những cuốn về mảng lịch sử và văn hóa Việt Nam mà Nhã Nam phát hành có kiến thức rất sâu, gần như chỉ dành cho những ai cực kì đam mê hoặc có chuyên ngành bên lịch sử.
Vấn đề nằm ở người đọc. Những cuốn sách kể trên thì chả ma nào quan tâm, thì số lượng in ít là đúng rồi. Cứ Nhà giả kim với chả Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu mà mua, thì lại chả in bạt ngàn chất đống cho chúng nó đủ mua, có cầu thì có cung thôi =))
- Báo cáo

An Phạm

Ừ Nhã Nam hay mà. Toàn đọc sách Nhã Nam với Alpha Book
- Báo cáo

Nguyễn Quốc Khánh
Cái first news ý trash vcl ra
- Báo cáo

WiKiWi
Nhắc về các tác phẩm văn học Việt Nam thời hiện đại thì chắc mình ấn tượng nhất là "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, một phần là vì nó được cô dạy Văn nêu đích danh là "tác phẩm xuất sắc nhất của văn học VN sau 75" nên nó gây cho mình đôi chút tò mò, nhưng thực sự khi đọc và cảm thì thấy những lời khen ko hề quá lời, một cảm giác rất chênh vênh hỗn loạn và ám ảnh trong một miền không gian và thời gian bùng nhùng như tâm trạng thực sự của người lính thời hậu chiến vậy (vâng, "lại" là về người lính :v).
Có thể k quá nổi tiếng ở VN, nhưng không phải ngẫu nhiên mà Nỗi buồn chiến tranh là 1 trong số ít tác phẩm được dịch và xuất bản trên thị trường quốc tế. Suy cho cùng thì đó là điều tất yếu trong hệ sinh thái đọc ở Vnam như ý bạn có nhắc tới trong bài viết thôi 

- Báo cáo

An Phạm

Okee sẽ đọc cuốn đó trong tháng này
- Báo cáo

Lana Del Rey
bác ơi, em cũng thích nhất cuốn "nỗi buồn chiến tranh" nè, phải nói đọc xong thấy chiến tranh thì bên nào cũng là người thua cuộc, thương nhất nữ chính Phương
có cuốn "tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán cũng hay

- Báo cáo

WiKiWi
mình có đọc Tuổi thơ dữ dội, được 1/3 thì drop, vì buồn và thương cảm cho sự hi sinh lớn lao đó quá, một cảm giác rất khó tả, giống như là thế hệ ngày đó đã hi sinh "không đáng".
viết nữa sợ lại bị tuýt còi 

- Báo cáo

The Bard
mình đồng ý kiến của bạn đó. Mình cũng đã đọc hết rồi. Đọc mà thấy tức giận và cũng thương cảm cho các cậu bé trong chiến tranh. Các cậu bé chỉ là những giọt nước nhỏ bé đổ vào dòng sông cách mạng. Đúng là thật hào hùng nhưng cũng đầy xót xa.
- Báo cáo

Lana Del Rey
mấy bác có cuốn nào tương tự như trên không giới thiệu cho em với :p
- Báo cáo