Asia Argento
(Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Đây là bài viết đầu tiên của mình tại diễn đàn này. Rất vui được làm quen với các bạn)
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa nữ quyền ban đầu là một phong trào ý thức hệ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như mọi mặt khác trong đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khi nói về xã hội dân chủ kiểu mẫu phương Tây. Ở đó, quyền con người, đặc biệt là phụ nữ, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Những thành tựu chủ nghĩa nữ quyền đạt được đã mang lại cho người phụ nữ vị trí xã hội ngang bằng với người đàn ông, với những quyền lợi mà trước kia họ không hề có. 
Tuy vậy, sau hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, chủ nghĩa nữ quyền rõ ràng đã biến tướng. Mục đích của nó đã thay đổi rất nhiều so với ban đầu. Cái chúng ta nhìn thấy từ phong trào này tới thời điểm hiện tại, đó là sự hủy hoại cấu trúc xã hội truyền thống, cùng với đó sự băng hoại các giá trị đạo đức của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Về quá trình hình thành và phát triển phong trào Feminism tại Hoa Kỳ nói riêng, chia làm 3 giai đoạn. Làn sóng thứ nhất, từ 1848 - 1920, tập trung về vấn đề bình đẳng chính trị, khi phụ nữ đòi quyền bầu cử như đàn ông. Làn sóng thứ hai diễn ra trong giai đoạn từ 1963 tới những năm thập niên 80, tập trung về các vấn đề liên quan tới bình đẳng xã hội. Cụ thể, phụ nữ đòi quyền được đi làm và trả lương tương xứng, quyền được tiếp cận giáo dục, và quyền đứng tên sở hữu tài sản. Cuối cùng, làn sóng thứ 3 (được cho là) bắt đầu vào những năm 90 và kéo dài cho tới ngày hôm nay. Chủ đề chính của phong trào lần này liên quan tới các vấn đề xâm hại tình dục tại nơi làm việc, nhưng chủ yếu tập trung vào việc gia tăng sức mạnh của nữ giới trong hệ thống xã hội. 
Đến thời điểm này, chúng ta có thể thấy sự khác biệt về mục đích giữa 2 phong trào đầu tiên và phong trào thứ 3. Nếu như phong trào thứ nhất và thứ hai thể hiện hình ảnh người phụ nữ đấu tranh đòi quyền bình đẳng, thì tới phong trào hiện tại, những feminist 3rd đã và đang tìm cách thay đổi nhận thức xã hội về giới tính (Gender Identity), qua đó khẳng định vai trò của nữ giới trong hệ thống quyền lực. Cụ thể, những người ủng hộ phong trào này kêu gọi phụ nữ hãy chấm dứt việc "ăn mặc như một con đĩ", đồng thời các bà nội trợ hãy đi đến nơi làm việc và "trở nên ít động vật hơn". Đây rõ ràng là một sự sỉ nhục các giá trị truyền thống nhằm vào những người làm vợ, làm mẹ trong gia đình. 
Tồi tệ hơn, từ việc được nâng cao vị thế, lại chính là tiền đề cho sự băng hoại đạo đức của một bộ phận phụ nữ, những người đang hưởng mọi đặc quyền đặc lợi trong một xã hội quá đề cao giới tính của họ. Bằng tư cách phái yếu, họ bắt đầu dùng nó như một thứ vũ khí để tấn công người đàn ông. Điển hình trong đó là tư tưởng nạn nhân giả tạo đang làm mưa làm gió trong suốt mấy năm gần đây tại tại xã hội nước Mỹ. 
Trong một bài xã luận viết về đề tài này trên Republic Standard, tác giả Jules Gomes đã mở đầu một cách đầy cay đắng: "Ba từ. Đó là tất cả để một người đàn bà hủy diệt người đàn ông. Danh tiếng, sự nghiệp, gia đình và cả tương lai của anh ta sẽ bị sụp đổ trong nháy mắt. Duy nhất ba từ. He - Raped - Me. He - Groped Me. He - Asault - Me. 
Người khởi xướng trào lưu này, đầu tiên phải kể đến con mẹ Asia Argento, tiên phong của phong trào #Metoo thông qua việc tố cáo Harvey Weinstein hiếp dâm mình hơn 20 năm trước. Từ một diễn viên hạng xoàng, ả được ca tụng lên mây xanh và được bầu chọn làm Nhân Vật Của Năm 2017. Vậy mà mới đây, người ta khui ra chính ả cũng là kẻ hiếp dâm, và nạn nhân của ả là bạn diễn nam gọi ả bằng mẹ trong một bộ phim khi đó mới 17 tuổi! Agento sau đó đã phải trả 378 ngàn đô để bịt miệng vụ này, nhưng cuối cùng vẫn bị tờ New York Times khui ra. Kết cục, ả mới đây đã bị sa thải khỏi X Factor Italy vì hành vi gian dối của mình. Với một kẻ như vậy, liệu bây giờ người ta nghĩ sao khi nhớ lại lời tuyên bố của Weinstein khi bị buộc lúc đó: "Chính cô ta (Argento) mới là kẻ mồi chài để được lên giường với tôi!" Điều này có cơ sở hay không thì chưa biết, chỉ biết rằng sau khi bị “hiếp dâm”, Argento vẫn thân thiết qua lại với ông trùm Hollywood trong nhiều năm trời.
Thứ hai là vụ siêu sao Cristiano Ronaldo bị Kathryn Mayorga – một PG quán bar tố hiếp dâm tại Las Vegas 9 năm về trước. Sau khi dắt tay nhau từ club về khách sạn, vài tiếng sau cô nàng ôm đống “chiến lợi phẩm” của CR7 chạy một mạch đến đồn cảnh sát. Người ta đặt dấu hỏi, tại sao lại tố bị hiếp dâm trong khi đồng ý về phòng của người đàn ông? Cuối cùng vì không muốn làm to chuyện, Ronaldo chấp nhận bồi thường 400,000$ đổi lấy sự im lặng của cô ả. Mọi việc tưởng chừng trôi vào quên lãng, mới đây sau gần 1 thập kỷ, cô nàng một lần nữa lật lọng lên báo tố cáo Ronaldo, tìm luật sư và đòi kiện vụ việc này ra tòa. Liệu xã hội Mỹ có bị mù không, để mà không nhìn thấu tư cách hèn hạ của kẻ này?
Cuối cùng là một sự kiện quan đến chính trị hiện đang rất hot tại Mỹ. Thẩm phán Kavanaugh, trong cuộc chạy đua vào Tối Cao Pháp Viện, bỗng bị một con mẹ tên Ford – Giáo sư tâm lý tại California, tố có hành vi cưỡng hôn mình trong một buổi party diễn ra vào 35 năm trước!? Điều đặc biệt là, khi ra điều trần trước pháp viện, được hỏi cặn kẽ thì con mẹ này trả lời vòng vo, “không nhớ”, “không rõ”, thậm chí không chắc chắn Kavanaugh có phải là kẻ làm việc đó hay không?! Mục đích chính trong việc này, chính là để kéo dài thời gian giúp cho Đảng Dân Chủ có thời cơ dành lại đa số ghế Thượng Viện trong cuộc bầu cử giữa mùa sắp tới, qua đó đủ quyền phủ quyết Kavanaugh ngồi vào vị trí Thẩm Phán Tối Cao. Một sự việc mà động cơ của nó rõ hơn ban ngày, nhưng cũng chỉ vì “Tôn Trọng Nữ Quyền” mà lùm xùm tới bây giờ. Thế mới thấy cái gọi là Feminism có ảnh hưởng to lớn thế nào tại nước Mỹ.
Về bản chất, đặc điểm của một xã hội dân chủ gắn liền với việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Đó là một trong những mặt tiến bộ nhất của nền văn minh dân chủ phương Tây. Nhưng đến thời điểm này, người ta bắt đầu nhìn ra những mặt trái của nó. Nhìn lại ba vụ trên (đều xảy ra ở Mỹ), tôi tự hỏi: “Cái quái gì đang xảy ra với những người phụ nữ ở đó vậy?”. Dân chủ, nhân quyền tôi chưa nhìn thấy, cái tôi thấy đó là sự Dối Trá, Lật Lọng, Nham Hiểm, Hai Mặt, Tham Lam và Đạo Đức Giả của những kẻ nhân danh phái yếu. Điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ ly hôn tại Mỹ chiếm tới hơn 50%, và đàn ông Mỹ ngày càng tránh xa hôn nhân bởi vì thường họ sẽ mất tất cả sau khi ly dị (từ phẩm giá, danh dự, cho tới tài sản, con cái…). Trong một xã hội mà cả hệ thống tư pháp cho tới định kiến xã hội đều bảo vệ phụ nữ, vậy mà có những kẻ vẫn đang kêu gọi đòi được "Đối Xử Bình Đẳng"?!