(*) Chú thích: Trích sách Truyền Đạo(Ecclesiastes) 1:9, khoảng tk.X TCN.
Trong "Luận thuyết về hội hoạ" do Leonardo da Vinci (1452-1519) viết vào khoảng năm 1482 - 1489, thời Phục Hưng- được xem là đỉnh cao của hội họa, có đoạn:
"Bằng cách ném một miếng bọt biển tẩm các màu khác nhau lên tường, sẽ để lại các vết trên tường có thể trông như một bức tranh phong cảnh. Cũng đúng là trong những vết màu đó có thể thấy nhiều hình thù bố cục khác nhau mà con người muốn tìm kiếm tùy thuộc vào tâm trí của mình, như các con vật khác nhau, cảnh trận mạc, núi đá, biển cả, mây trời, rừng rậm và những thứ đại loại như vậy, và chúng giống như tiếng những cái chuông, có thể nói lên bất cứ điều gì ta tưởng tượng ra. Cũng bằng cách này, các vết màu đó có thể gợi ý cho những ý tưởng sáng tác, mặc dù chúng không dạy ta cách hoàn thiện bất cứ thứ gì. Và những hoạ sỹ kiểu như vậy chỉ vẽ ra những phong cảnh thảm hại nhất."
Hiểu rõ hơn, “thời các cụ Phục hưng” đã tồn tại các Hàn lâm- Ấn tượng- Siêu thực- Trừu tượng( gồm Dada- Lập thể…). Tại sao không còn bằng chứng về sự tồn tại của chúng trong khi Mona Lisa vẫn mỉm cười, Adam vẫn giơ tay, Đức Mẹ vẫn bế Chúa? Chúng không vượt qua được đào thải của thời gian.