Kẻ cầm quyền -Khi quyền lực là sức mạnh (P1)
Xin chào các bạn, mình Souledyer đây. Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn một ........
Xin chào các bạn, mình Souledyer đây. Hôm nay mình xin chia sẻ cho các bạn một chút kinh nghiệm sống của mình trong mười mấy năm sống trên đời và hơn 1 năm nghiên cứu tài liệu trên Spiderum về những tầng lớp được phân chia ngầm trong cuộc sống mà mình đã tìm được. Lưu ý, đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình khi phân tích những tài liệu trên Spiderum và cuộc sống thực của mình thôi nhé.
Lời nói đầu:
Có thể các bạn vẫn nghĩ rằng, trong cái xã hội rộng mênh mông này, thiếu gì chỗ để mình có thể chơi công bằng với tất cả những người ở đấy mà không có cách biệt về giai cấp nhỉ ? Nhưng mà ôi bạn ơi, mọi thứ nó không đơn giản thế đâu. Bạn mà nghĩ như thế, thì thôi xong, bạn chỉ có thiệt thôi. Nếu bạn còn muốn biết những giai cấp đặc biệt trong cuộc sống thì.......bắt đầu thôi !
Trong trường học:
Bạn có thể nghĩ, ôi dào, toàn bọn phét, mày nói gì mà trường học để học chứ có phải xã hội đâu mà con bày đặt giai với chả cấp. Từ từ đã bạn, vậy thì, bạn hãy nhìn lại lớp bạn mà xem, những giai cấp đó chính là:
Nhà trường và giáo viên:
Á à, giờ bạn thấy rõ rồi chứ, giáo viên và nhà trường như một cơ quan quyền lực bậc nhất của trường. Họ có quyền quyết định lịch học, học thêm, nâng điểm, trừ điểm, nâng hay hạ hạnh kiểm của bất cứ học sinh nào. Họ cũng là người ra luật cho trường. Như vậy, nếu trường học là một ván bài UNO, thì họ là người nắm trong tay những là bài quyền lực nhất trong cuộc chơi.
Sao đỏ:
Giờ thì giỏi cãi đê ! Chắc chắn một lần trong đời bạn từng bị bọn này ghi sổ rồi bị giào viên phạt cho không trượt phát nào đúng không ? Nếu có cuộc bình chọn học sinh bị ghét nhiều nhất trong trường thì tụi này số 2 không ai dám xưng số 1. Tụi này là cánh tay phải của nhà trường, để thực thi bộ luật của trường, bắt bất cứ ai để củng cố vị trí của mình bởi vì:
Nói thế thôi chứ thật ra sao đỏ cũng không hẳn là sướng. Theo cô thì bị chúng bạn nó ghét, theo bạn thì cô ghét, sướng cái nỗi gì. Sao đỏ cũng là người, họ cũng có cảm xúc, bị mọi người ghét mãi thì ai chịu được. Họ còn không được quyết định mình sẽ làm chức vụ gì cơ mà. Có lẽ bạn nên nghĩ lại cho họ nhỉ ?
Cán sự lớp:
Chà, tụi này chắc không ai nói thêm gì đúng không ? Nó là cánh tay trái của nhà trường, chuyên có việc tìm kiếm những thằng không chấp hành quy định của trường. Tụi này nhìn thế thôi chứ thực chất chúng nó cũng chẳng khá khẩm hơn tụi sao đỏ là mấy. Tụi nó phải sống trong cái mác những người giỏi giang, phải vừa học giỏi, chấp hành nội quy, vừa săn lùng những đứa vi phạm. Sống thế còn gì áp lực hơn không hử , tôi biết điều này vì chính tôi cũng là một lớp phó trước khi bị cắt chức vào khoảng năm sáu năm trước gì đó. Mỗi khi tóm cổ một đứa vi phạm là bạn mình, nó lại phải đấu tranh tư tưởng rằng:
Đó, giờ bạn nên biết rằng, cán sự lớp cực kì vất vả và bạn nên tôn trọng họ một chút nhé !
Học sinh :
Đối với giai cấp cuối cùng này, họ có thể là giai cấp nhẹ nhàng nhất nhưng cũng là giai cấp chịu nhiều áp bức nhất trong các giai cấp. Giai cấp này thực chất cũng phân chia thanh nhiều giai cấp khác nhau như:
Học sinh giỏi Toán, Lý, Hóa
Học sinh giỏi Văn, Sử, Địa,....
Học sinh bình thường
Học sinh giỏi Âm nhạc, Mỹ thuật,....
Đó là tất cả những gì mà tôi biết. Những học sinh giỏi nhưng môn tính toán như tôi thì được coi như thiên tài, thần đồng...trong mắt mọi học sinh. Học sinh giỏi những môn về ngôn ngữ thì được gọi là "tụi giỏi văn" đơn thuần. Tụi học bình bình thì chả có gì để nói rồi. Còn tụi giỏi Nhạc, Họa á, đừng nói làm gì, chỉ có những tiết Nhạc, Họa nó mới nổi, còn lại tụi nó chả khác gì những đứa vô danh. Để phấn đấu giành vị trí cao hơn trong mắt người khác, thì học sinh chúng tôi làm gì ? Đương nhiên là học, học nhiều, thật nhiều, dành tất cả thời gian để học, học thật giỏi các môn như Toán, Lý, Hóa để có được sự tôn trọng của người khác. Và đó chính là lúc mọi thứ trở nên phức tạp. Giáo viên sẽ tận dụng điều đó để mở các lớp học thêm cho học sinh học. Từ đây lại có tới hai tầng lớp bị ảnh hưởng từ việc học thêm. Đó là học sinh và phụ huynh. Phụ huynh thì lo về khoản phí học thêm cao ngất ngưởng, còn học sinh thì bị áp lực bởi những người xung quanh và việc học. Những tưởng thế là xong, nhưng mọi chuyện luôn phức tạp hơn bề ngoài của nó. Học sinh học thêm rồi, ít nhiều cũng có thêm kiến thức, điểm số cũng tăng lên, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt vì:
Họ đã mắc vào một cái guồng quay mà trong đó, họ phải làm việc cật lực- học và vĩnh viễn không thể thoát ra. Những kẻ đứng ngoài như những giáo viên hay một số phụ huynh, chỉ cần bỏ ra một chút công sức đầu tư vào cái guồng quay đó là sẽ nhận được những thứ có thể làm danh dự hay bảng thành tích của họ một cách khủng khiếp. Còn học sinh ở trong cái vòng quay đấy thì sao, họ phải liên tục học cho tới khi đứng nhất để làm hài lòng những người xung quanh mà không có thời gian để được vui chơi. Hơn nữa, trong mắt người lớn, trẻ con vẫn chỉ là trẻ con, tất cả vấn đề chúng kêu ca chỉ là cái cớ để dừng cái guồng quay đó, điều cấm kỵ trong mắt người lớn. Học sinh vị thành niên cảm thấy áp lực, bị cả người thân của mình cô lập, chúng sẽ bắt đầu tự tử. Theo thống kê, tỉ lệ người tự tử ở Việt Nam là 33,7%, cao thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông, một con số đáng báo động nhưng kỳ lạ là vẫn bị mọi người khá thờ ơ với nó, bằng chứng là việc chạy đua thành tích vẫn còn đó và còn là hoạt động khá phổ biến. Còn để nói tại sao không làm to chuyện tự tử này lên, thì bạn ơi, có ai muốn con cái của mình chết rồi mà còn bị gắn cái mác là: Học ngu thì chết chứ bệnh tật gì.
Nhân tiện đây, tôi xin có đôi điều nói về những nhà giáo chân chính, những con người tài giỏi, không ham thành tích nhưng lại bị đối xử bất công nếu so với những ngành nghề khác. Bạn thử nghĩ xem, một cái nghề quan trọng bậc nhất, có bao nhiêu yêu cầu để được làm trong ngành này, họ làm được cũng là tốt lắm rồi. Còn nếu dạy tốt.... nữa thì hết nước chấm luôn, quá tuyệt. Nhưng thế quái nào mà họ chỉ được nhận một mức lương mà theo tôi là cực thấp so với những gì họ đã
làm được, lương cô giáo cũ của tôi kịch cỡ cũng chỉ cỡ 15 triệu/ tháng, trong khi nhiều ngành nghề khác nhẹ nhàng hơn lại có mức lương cao gấp đôi gấp ba nghề giáo, thực sự quá bất công luôn. Và thứ gì cũng có hệ quả của nó. Giáo dục cũng vậy, nó cũng có một số hệ quả của nó với những thế hệ sau như:
+Nhiều phụ huynh học sinh( đặc biệt là phụ huynh làm giáo viên) không muốn con mình học Sư phạm
+Nhiều học sinh chỉ thi vào những trường khác chứ không phải Sư phạm
+Số giáo viên mới ít đi
+Số giáo viên giỏi ít đi
+Chất lượng giáo dục giảm sút
+Học sinh tiếp tục phải đấu đá nhau để dành giật thành tích khốc liệt hơn
Lời kết:
Tôi thật sự không hiểu nổi nền giáo dục Việt Nam đang tìm kiếm thứ gì mà lại để tình trạng phân chia giai cấp và lấy điểm thành tích mặc sức hoành hành, để rồi những người học sinh và phụ huynh học sinh luôn là người bị hại. Trường học gì mà chẳng ai thèm để ý đến học tập, tiếp thu kiến thức mà chỉ để ý những tấn trò đời, những màn bi hài kịch nhằm sống sót trong môi trường học đường ấy......
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn, mong bài viết sẽ hữu ích, đa số là bài viết trên Spiderum.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất