Karma là một từ trong tiếng Phạn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Karma-Nghiệp có nghĩ là mọi hành động. Cụm từ Karma Yoga trong kinh Veda, từ Karma đơn giả có nghĩa là làm việc. Cũng là Karma nhưng khi phân tích ý nghĩa trong Luật Nhân Quả của Phật Giáo thì Karma còn có nghĩa là hậu quả từ các tác động của các hành động trong quá khứ tạo thành là nguyên nhân.

1 Karma Yoga

Môi trường bên ngoài tác động vào bên trong mỗi chúng ta sau đó những cảm xúc, hành động, suy nghĩ sẽ được bộc phát. Nếu nhìn kỹ vào vấn đề này, ta có thể thấy rằng mọi thứ đã có sẵn ở bên trong mỗi người và khi sự kiện nào đó tác động vào chúng ta, nó sẽ dần hiển lộ ra bên ngoài. Qua trình đó lặp đi lặp lại vào tạo nên thứ gọi là tính cách con người. Tất cả những thứ được kéo ra từ những tác động đó được gọi là Nghiệp. Do đó, ngay lúc này chúng ta đang tạo nghiệp, chúng ta tạo nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Tôi đang viết, đó là nghiệp, bạn đang đọc, đó là nghiệp. Chúng ta ăn, đó là nghiệp. Chúng ta thở, đó là nghiệp. Mọi việc xảy ra trên thân hay tâm trí đều là nghiệp.
Chúng ta nên nhớ rằng khi một hành động, một sự việc xảy ra là tập hợp của rất nhiều tác nhân vi tế hơn tạo thành. Hãy suy nghĩ, khi một trận cuồng phong nổi lên, nó là một sự kết hợp hoàn hảo của hàng ngàn cơn gió và những thành phần vi tế hơn. Một cơn gió nhỏ sẽ mang lại cho bạn một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Nhưng một khi tập hợp lại hàng ngàn, hàng triệu cơn gió thì đó chính là thiên tai. Nghiệp cũng vậy, một hành động này xảy ra sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến con người bạn, tuy nhiên khi những hành động liên tục xảy ra và luôn tác động vào chính bạn thì đó không còn là chuyện nhỏ nữa. Do vậy, hãy chú ý, tỉnh thức khi làm việc gì, dù chỉ là một ý niệm.
Khái niệm con người là trung tâm năng lượng khá là phổ biến với mọi người. Những câu như: '' Mình muốn lan tỏa những năng lượng tích cực đến với mọi người'' là những câu caption hay xuất hiện trên facebook của các bạn trẻ. Nhưng bạn nên biết, bạn tỏa ra được thì cũng hấp thụ được không chỉ có tích cực không đâu mà cả tiêu cực nữa đấy. Chúng ta có thể hấp thụ tất cả các loại năng lượng bên ngoài về phía mình, sau đó kết hợp với năng lượng có sẵn rồi lại phát ra bên ngoài. Do đó, bạn thường hay có cảm giác khó chịu, lo lắng hoặc bình yên, vui vẻ khi ở gần một số nơi, một số người hay đồ vật khác.
Không nói quá, khi nói chúng ta là tập hợp của những hành động trong quá khứ. Một khi bạn muốn thay đổi bản thân, đều đó hoàn toàn có thể, hãy bắt đầu từ bây giờ, hiện tại, ngay lúc này và bạn sẽ đạt được trong tương lai. Nhưng việc nan giải ở đây lại là động cơ và mục đích của bạn. Mỗi một người khi làm một việc gì đó họ luôn có động cơ và mong cầu một kết quả khả quan xảy ra với họ. Chúng ta làm việc vì cái gì? Vì tiền, vì danh tiếng, quyền lực,...cũng có những người chỉ làm việc vì chính công việc đó, họ giúp đỡ người khác vì mục đích cao cả hơn. Tình yêu, sự thật và sự vô vị kỷ là lý tưởng cao nhất của chúng ta. Hãy làm việc mà không mong cầu kết quả, kiên nhẫn , làm và chờ đợi là những điều cốt lõi nhất.
Chúng ta có quyền làm việc nhưng không có quyền với hoa trái từ đó
Một người đạt được cảnh giới cao nhất trong hành động là khi người đó chọn làm việc ở cường độ cao nhất, trong lúc làm việc tìm thấy được sự tĩnh lặng và bình yên. Khi đó, bạn đã có được bí mật của karma yoga. Nhưng đừng nhầm lẫn, với chứng nghiệp công việc của người hiện đại, họ vùi đầu vào công việc và cảm thấy sự thỏa mãn trong đó, nhưng sự thỏa mãn đó chỉ là nhất thời và khi tách ra khỏi công việc thì họ lại bồn chồn, lo lắng.
Hãy bắt đầu hành động, chấp nhận sự vị kỷ của chính bản thân mình, đón lấy những công việc là từng bước kiến bản thân tốt hơn mỗi ngày. Hãy nhớ đến lòng kiên định và sự không mong cầu kết quả. Một ngày nào đó, trên nẻo đường học và rèn luyện bản thân, trí tuệ sẽ hiện lộ nơi ta.

2 Nguyên lý Duyên Sinh

Karma-Nghiệp được hiểu là nhân quả trong đạo Phật. Tuy nhiên, nó gắn liền với nguyên lý duyên sinh. Để hiểu được Nghiệp trong phật giáo thì phải tìm hiểu về nguyên lý này.
Theo nguyên lý duyên sinh, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều không có khả năng tự sinh khởi. Mỗi một sự vật, hiện tượng sinh khởi đều là do kết hợp bởi những nhân duyên trong quá khứ, nhưng mỗi một nhân trong đấy cũng là một quả của sự kết hợp các nhân khác . Chúng được nối dài không giới hạn, do đó ta có thể nói rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều có liên quan với nhau, đều nương theo nhau mà sinh khởi và tồn tại. Trong Kinh Hoa Nghiêm còn mô tả nguyên lý này như là ''trùng trùng duyên khởi''.
Ta biết rằng hạt giống là nhân của bông hoa. Nhưng nếu không có những yếu tố như nước, không khí, ánh sáng, phân bón, người chăm sóc,.. thì hạt sẽ không trổ bông được. Do đó một nhân không thể tồn tại độc lập và nhân cũng chính là quả của những nhân khác. Trong vũ trụ , vạn vật đều trải quả quá trình: thành, trụ, hoại, không. Do đó, chúng ta có thể hiểu rằng sự sinh khởi của một sự vật hiện tượng nào cũng chỉ là sự kết hợp của những nhân duyên nhất định. Khi những nhân duyên này biến mất, thì sự vật hiện tượng đó cũng tan biến.
Vì vô minh nên chúng ta luôn bám chấp (nhân) vào những thứ mà chúng ta đang có, khi mất đi chúng ta sẽ khổ đau (quả). Khi nhân duyên tan rã thì những thứ chúng ta nắm giữ cũng sẽ ''mất đi''. Do không hiểu được đạo lý này nên chúng ta từ chối sự thật và dẫn đến đau khổ.
Hãy nhìn vào những người mà bạn không thích, họ chỉ là họ, mà họ còn là bố, mẹ, anh, chị, em họ, họ là những sự kiện trọng cuộc đời họ dù là khổ đau hay dục lạc. Những sự vật, hiện tượng lướt qua cuộc đời họ tạo nên chính là con người của họ hôm nay. Nếu bạn biết quá khứ đau khổ kia để lại cho họ những vết hằn và tạo nên tính cách hiện tại của họ. Liệu bạn còn ghét họ như vậy. Hãy nhìn mọi vật theo cách nhìn này, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều vấn đề trước đây giờ bỗng nhiên không còn nghiêm trọng nữa, nhiều sự căng thẳng cũng không còn nữa, và nhất là sẽ có rất nhiều người quanh ta bỗng trở nên hiền hòa, dễ mến, hoặc ít ra cũng không còn đáng ghét như trước đây.
Tham khảo:
1 Viên Minh - Nguyên Lý Duyên Sinh
2 Thích Nhất Hạnh - Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
3 Swami Vivekananda - Karma Yoga (Thân Trang dịch)
4 Nguyên Phong - Muôn Kiếp Nhân Sinh 1